A. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2020 CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển
Ngành cơ khí Bắc Giang tiếp tục phát triển theo hướng tập trung phục vụ các cơ sở công nghiệp đã có trên địa bàn như: Hóa chất phân bón, chế
biến nông lâm sản, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, mặt khác cần tạo dựng những yếu tố mới như: Công nghiệp chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô, các sản phẩm kết cấu thép, các thiết bị phi tiêu chuẩn, các máy móc phục vụ nông nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm dân dụng.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp cơ khí đến năm 2015 đạt 2.300 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), chiếm 19,10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân 23,75%/năm. Đến năm 2020 đạt 7.900 tỷ đồng, chiếm 22,25% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tăng trưởng bình quân 27,99%/năm.
Biểu 29: So sánh mục tiêu điều chỉnh và quy hoạch đã XD 2006
Quy hoạch 2006 Quy hoạch điều chỉnh Mục tiêu 2015 2020 2015 2020 Lý do điều chỉnh 1. Giá trị SXCN (tỷ đồng, giá CĐ 94) 4.217 15.595 2.300 7.900 2. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (%) 34,8 29,9 23,75 27,99 3. Tỷ trọng trong CN toàn tỉnh (%) 30,2 43,9 19,10 22,25
Giai đoạn 2011-2015, dự kiến các dự án cơ khí của Vinashin không triển khai được trên địa
bàn tỉnh; Giai đoạn 2011- 2020 dự kiến có một số DA cơ khí mới đi vào hoạt động
2.2. Mục tiêu sản phẩm chủ yếu
Biểu 30: Mục tiêu sản phẩm chủ yếu
Tên sản phẩm TH 2010 KH 2015 KH 2020 Khung kết cấu bằng thép Tấn 13.283 40.000 120.000 Dây điện Tấn 1.724 6.000 18.000 Máy móc - Thiết bị CN SP - 20.000 47.000 Sản phẩm kim khí Tấn - 420 800 Ô tô, xe máy lắp ráp SP - 15.000 40.000
3. Nội dung qui hoạch
3.1. Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ
Khuyến khích dự án đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô các loại, công suất 1.000 xe/năm tại thành phố Bắc Giang và một số huyện trên địa bàn tỉnh. Vốn đầu tư 15-17 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy tại khu công nghiệp, công suất 20.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư ban đầu dự kiến 750 tỷ đồng.
- Sản xuất thiết bị phụ trợ cho lắp ráp ô tô, công suất dự kiến 200.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư ban đầu 1.600 tỷ đồng; địa điểm đầu tư tại khu công nghiệp.
* Giai đoạn 2016-2020
- Đầu tư đổi mới trang thiết bị tại các nhà máy đang hoạt động.
- Mở rộng dự án sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy, nâng công suất lên 50.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 750 tỷ đồng.
- Mở rộng dự án sản xuất thiết bị phụ trợ cho lắp ráp ô tô, nâng công suất lên 400.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư ban đầu 1.000 tỷ đồng;
3.2. Chế tạo máy móc thiết bị
* Giai đoạn 2011-2015
Khuyến khích các dự án đầu tư vào sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến, địa điểm đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh:
- Dự án sản xuất máy đóng bao sản phẩm, công suất ban đầu 3.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 60 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất máy vỏ lon, công suất ban đầu 3.000 sản phẩm. Vốn đầu tư 90 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất lắp ráp máy phân loại rau quả, công suất ban đầu 3.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 60 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất lắp ráp dây chuyền xúc rửa chai, công suất 1.000 dây chuyền/năm. Vốn đầu tư 180 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất khuôn mẫu, công suất 2.000 chiếc/năm. Vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.
- Dự án sản xuất, lắp ráp máy nông nghiệp, công suất 2.500 chiếc/năm. Vốn đầu tư ban đầu 50 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Tiếp tục kêu gọi các dự án lớn về cơ khí chế tạo máy móc thiết bị (chủ yếu là máy móc, thiết bị chế biến nông sản và thực phẩm, máy nông nghiệp) đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh. Đối với các dự án của giai đoạn trên nếu chưa thực hiện được cần tiếp tục đánh giá nguyên nhân và kêu gọi thực hiện trong giai đoạn này. Nếu các dự án đã đầu tư, hoạt động phát triển ở giai đoạn này cần nâng công suất. Tổng vốn đầu tư khoảng 320-350 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2011-2015
Khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị điện như công tơ điện, ổ và phích cắm điện, ổn áp, rơ le đóng ngắt tự động... tại khu công nghiệp; công suất 01 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 20-25 tỷ đồng.
Dự án sản xuất các thiết bị điện gia dụng như nồi cơm điện, chảo điện, máy xay sinh tố… Công suất ban đầu 15.000-17.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 160 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Khuyến khích đầu tư các dự án trên đổi mới sản phẩm, mở rộng công suất nếu còn thị phần. Vốn đầu tư 140-150 tỷ đồng
3.4. Sản xuất kim khí
* Giai đoạn 2011-2015
Khuyến khích phát triển đa dạng các doanh nghiệp cơ khí vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu thị trường đối các sản phẩm cơ khí nông nghiệp và cơ khí tiêu dùng; địa điểm đầu tư tại các huyện trong tỉnh.
Kêu gọi đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm kim khí (với các sản phẩm là các kệ, giá đỡ dùng trong kho tàng, siêu thị, các sản phẩm kim khí gia dụng bằng inox, hoặc sản phẩm kim loại mạ) đạt sản lượng 600 tấn vào năm 2015; địa điểm đầu tư tại khu công nghiệp tỉnh. Vốn đầu tư ban đầu dự kiến 30 tỷ đồng.
Kêu gọi đầu tư Nhà máy sản xuất dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn mạ kẽm cao cấp tại khu công nghiệp công suất 1 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 100 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Trong giai đoạn này chủ yếu là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị và đổi mới sản phẩm. Nâng công suất Nhà máy dụng làm bếp, bộ đồ ăn kim loại mạ lên 2 triệu sản phẩm/năm; vốn đầu tư 60 tỷ đồng. Nâng công suất cơ sở sản xuất kim khí đã kêu gọi được trong giai đoạn trên lên 1.000 tấn năm. Vốn đầu tư 25 tỷ đồng.
4. Tổng hợp vốn đầu tư toàn ngành cơ khí
- Giai đoạn 2011-2015: 3.242 tỷ đồng. - Giai đoạn 2016-2020: 2.300 tỷ đồng.
Trang 77
Biểu 31 : DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NGÀNH CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2020 Dự án theo quy
hoạch cũ
Đề xuất thực hiện mới
TT Tên dự án Địa điểm Công suất
dự kiến Đã thực hiện Chuyển giai đoạn sau 2011-2015 2016-2020 Ghi chú
1 Đầu tư đổi mới trang thiết bị các doanh nghiệp cơ khí Khu CN
2 Cụm CN phụ trợ tàu thủy Khu CN
3 Dự án sản xuất máy đóng bao sản phẩm Khu CN 3.500 x x x
4 Dự án sản xuất máy vỏ lon Khu CN 3.500 x x x
5 Dự án sản xuất lắp ráp máy phân loại rau quả Khu CN 3.500 x x x
6 Dự án sản xuất lắp ráp dây chuyền xúc rửa chai Khu CN 1.500 x x x
7 Dự án Nhà máy sản xuất các thiết bị điện Khu CN 2.000.000 x x x
8 Nhà máy sản xuất sản phẩm kim khí Khu CN 1.000 x x x
9 Nhà máy thiết bị điện gia dụng Khu CN 20.000 x x x
10 Sản xuất dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn 2.000.000 x x
11 Trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô các loại TP. BG 1.000 x
12 Cơ khí, chế tạo, sxuất & lắp ráp ô tô, xmáy Khu CN 50.000 x x
13 Sxuất thiết bị phụ trợ cho lắp ráp ô tô Khu CN 400.000 x x
14 Sản xuất khuôn mẫu Khu CN 8.000 x x
15 Sản xuất, lắp ráp máy móc nông nghiệp Khu CN 5.000 x x
Dự án đề
xuất mới
B. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020 ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển
Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử khác như máy tính, máy in, đồ điện tử dân dụng… nhằm tranh thủ tiềm năng về tài chính và công nghệ của các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp điện tử đến năm 2015 đạt 1.640 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), chiếm 13,62% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân 34,71%/năm. Đến năm 2020 đạt 8.595 tỷ đồng, chiếm 24,21%, tăng trưởng bình quân 39,28%/năm.
Biểu 32: So sánh mục tiêu điều chỉnh và quy hoạch đã XD 2006
Quy hoạch 2006 Quy hoạch điều chỉnh Mục tiêu TH 2010 2015 2020 Lý do điều chỉnh 1. Giá trị SXCN (tỷ đồng, giá CĐ 94) 369,78 1.640 8.595 2. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (%) 199,44 34,71 39,28 3.Tỷ trọng trong CN toàn tỉnh (%) Quy hoạch 2006 chưa quy xác định mục tiêu ngành CN điện tử 9,36 13,62 24,21 Giai đoạn 2011-2020, các dự án hiện có tăng năng lực sản xuất và dự kiến một số dự án lớn hoàn thành đầu tư và đi
vào hoạt động
2.2. Mục tiêu sản phẩm chủ yếu
Biểu 33: Mục tiêu sản phẩm chủ yếu
Tên sản phẩm TH 2010 KH 2015 KH 2020
Mắt thần quang học và SP liên quan Triệu SP 4,7 6
3. Nội dung qui hoạch
* Giai đoạn 2011-2015
Kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp của tỉnh các dự án thuộc ngành điện tử: - Sản xuất điện tử, điện lạnh dân dụng công suất 200.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng.
- Sản xuất thiết bị thông tin truyền thông; công suất 400.000 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư dự kiến 1.600 tỷ đồng.
- Sản xuất linh kiện phụ trợ cho lắp ráp các sản phẩm điện tử-tin học, công suất 400.000 chiếc/năm. Vốn đầu tư dự kiến ban đầu 1.600 tỷ đồng.
- Sản xuất và gia công Tấm cảm ứng (TP) công suất 10.332 ngàn sản phẩm/năm, thiết bị hiển thị tinh thể lỏng (LCD) công suất 12 triệu sản phẩm/năm, mô đun hiển thị tinh thể lòng (LCM) công suất 334 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư dự kiến 5.250 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Đầu tư mở rộng, tăng công suất các nhà máy đã đầu tư giai đoạn trước; tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng.
4. Tổng hợp vốn đầu tư toàn ngành điện tử
- Giai đoạn 2011-2015: 9.250 tỷ đồng. - Giai đoạn 2016-2020: 2.500 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn cả 2 giai đoạn: 11.750 tỷ đồng.
Biểu 34: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐẾN NĂM 2020 Dự án theo quy hoạch cũ Đề xuất thực hiện mới TT Tên dự án Địa điểm Công suất dự kiến Đã thực hiện Chuyển giai đoạn sau 2011- 2015 2016- 2020 1
Sxuất linh kiện phụ trợ cho
điện tử-tin học 800.000 x x
2
Sản xuất điện tử, điện lạnh dân
dụng 300.000 x x
3
Sản xuất thiết bị thông tin
truyền thông 800.000 x x
4 Sản xuất và gia công:
Tấm cảm ứng (TP), 10.332.000 x
Thiết bị hiển thị tinh thể lỏng
(LCD) 12.000.000 x
Mô đun hiển thị tinh thể lỏng (LCM)
Khu CN
C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN, THỰC PHẨM ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển
- Phát triển theo hướng từng bước giảm dần tỷ lệ chế biến thô của một số sản phẩm nông, lâm sản, bằng đầu tư các công nghệ chế biến sâu tiên tiến, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định, có chất lượng cao để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến qui mô vừa và lớn, có công nghệ hiện đại.
Giai đoạn 2011-2020 ngành chế biến nông, lâm sản-thực phẩm Bắc Giang tập trung vào các lĩnh vực chế biến sau:
- Chế biến rau, quả.
- Chế biến thực phẩm: Thịt lợn, gà. - Nghiên cứu chế biến Dược phẩm.
- Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng
Thực hiện phương hướng nêu trên, ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản và thực phẩm phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt 2.700 tỷ đồng, chiếm 22,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân 26,12%/năm. Đến năm 2020 đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 26,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân 28,06%/năm.
Biểu 35: So sánh mục tiêu điều chỉnh và quy hạch đã XD 2006 Quy hoạch
2006
Quy hoạch điều chỉnh Mục tiêu 2015 2020 2015 2020 Lý do điều chỉnh 1. Giá trị SXCN (tỷ đồng, giá CĐ 94) 3.374 10.298 2.500 8.400 2. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (%) 32,7 25 24,19 27,43 3.Tỷ trọng trong CN toàn tỉnh (%) 24,1 29 20,76 23,66 Giai đoạn 2011- 2015 các DA phần lớn có quy mô nhỏ,
tạo ra giá trị không lớn, trong khi CN
điện, SX VLXD tăng mạnh.
2.2. Mục tiêu về sản phẩm
Biểu 36: Mục tiêu về sản phẩm chủ yếu
Chỉ tiêu Đơn vị TH 2010 KH 2015 KH 2020
Bia 1.000 lít 7.292 18.000 20.000
Rau quả chế biến Tấn 6.074 12.000 17.000
Thịt chế biến Tấn - - 9.000
Nước hoa quả đóng lon 1000 lon 25.000 45.000
Sữa đậu nành 1.000 lít - 7.000 13.000
Gỗ dán, gỗ ghép thanh, ván MDF M3 - 25.000 55.000
Thức ăn chăn nuôi Tấn 70.000 100.000
Giấy các loại Tấn 23.000 25.000 28.000
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Công nghiệp chế biến lương thực
* Giai đoạn 2011-2015
Đề giảm tổn thất sau thu hoạch, cần phát triển công nghệ sấy lương thực. Kết hợp nhiều hình thức để làm khô lúa và hoa mầu. Từng bước trang bị các thiết bị sấy với qui mô và trình độ công nghệ phù hợp. Đối với các hộ và liên hộ sản xuất, doanh nghiệp có thể trang bị các máy sấy có công suất từ 0,5-2 tấn/mẻ (lúa hoặc ngô).
Tập trung phát triển các loại máy xay xát cỡ 0,8-1 tấn/giờ, hoặc dây chuyền xay xát, sàng phân loại 1-2 tấn/giờ cho nhu cầu cung cấp gạo và đưa tỷ lệ thu hồi gạo từ 64-65% lên 64-68%.
* Giai đoạn 2016-2020
Chủ yếu đầu tư nâng cao về chất lượng sản phẩm. Phát triển các doanh nghiệp và quy mô theo sự điều tiết của thị trường.
3.2. Công nghiệp chế biến rau quả
* Giai đoạn 2011-2015
Đối với một số doanh nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm chủ chốt trên địa bàn vấn đề quan trọng hàng đầu là đầu tư tạo dựng vùng nguyên liệu ổn định, để có thể nâng được công suất hoạt động của nhà máy. Đồng thời nên đầu tư thêm các dây chuyền chế biến mới, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến như: bột quả, nước quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy khô, sấy thăng hoa, mứt quả... để đảm bảo hoạt động trong cả năm.
Các doanh nghiệp này cũng cần nhanh chóng đầu tư phát triển thương hiệu, ứng dụng phương pháp kiểm soát, phân tích nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật và độc tố trong nông sản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các vùng chuyên canh cây nguyên liệu. Từ đó có các khuyến cáo và các biện pháp