Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện trạng công nghiệp và tình hình

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 47 - 49)

hình thực hiện quy hoạch

Giai đoạn 2006-2010, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm phát triển và đạt kết quả tích cực, tuy nhiên hiện trạng công nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế, một số chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Bắc Giang là một tỉnh miền núi, có xuất phát điểm thấp, ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông, điện nước, hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp cho phát triển công nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn hạn chế.

- Các quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện về đất đai, xây dựng cơ bản, đầu tư còn nhiều bất cập, không đồng bộ gây khó khăn trong quá trình thực hiện cho cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp

- Thời gian qua, do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra từ cuối năm 2007 đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, một số doanh nghiệp sản xuất cầm chừng hoặc dừng sản xuất. Một số dự án lớn đăng ký đầu tư vào địa bàn song chưa triển khai đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng như: các dự án cơ khí tàu thủy của Tập đoàn Vinashin; dự án nhà máy xi măng Bố Hạ của... dự án đầu tư hạ tầng và các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Khu công nghiệp Vân Trung của Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan)...

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp từ tỉnh đến cơ sở vừa thiếu, vừa yếu lại thường xuyên biến động, đặc biệt là phòng chuyên môn quản lý nhà nước về công nghiệp ở cấp huyện liên tục thay đổi, biên chế ít, phần lớn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng quản lý chưa theo kịp sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; một bộ phận cán bộ, công chức năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, doanh nghiệp hạn chế.

- Công tác xây dựng, triển khai quản lý và thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp; quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch điện; quy hoạch phát triển các phân ngành công nghiệp mặc dù có nhiều chuyển biến song vẫn đang là khâu yếu.

- Việc thu hút đầu tư thời gian qua mới chỉ quan tâm về số lượng dự án đầu tư, chưa quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, dẫn đến một số dự án chậm triển khai đầu tư; một số dự án đầu tư có công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp; một số sử dụng đất sai mục đích, lãng phí đất đai, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

- Công tác đào tạo nghề theo phương châm xã hội hoá tuy có nhiều tiến bộ, song mới chỉ tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn chưa đủ điều kiện đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, chất lượng lao động phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cho phát triển công nghiệp.

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là ở cơ sở và nhận thức của một bộ phận nhân dân về chủ trương thu hút đầu tư phát triển công nghiệp còn hạn chế dẫn đến quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)