D. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất đến năm 2020
G. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác mỏ đến năm 2020
Dự án chuyển sang giai đoạn sau 2011- 2015 2016- 2020
xuất khẩu đôi/năm
3
NM SX sản phẩm dệt may XK
Lục Nam 4 triệu SP/năm x x
4 Nhà máy kéo sợi
Lạng
Giang Theo quy x
5 Nhà máy sx phụ kiện ngành may KCN Song Khê-Nội Hoàng mô dự án x x
G. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ ĐẾN NĂM 2020 KHAI THÁC MỎ ĐẾN NĂM 2020
1. Phương hướng phát triển
- Tập trung tối đa các nguồn lực thực hiện tốt các dự án khai thác chế biến khoáng sản đối với các mỏ lớn nhằm tạo sự đột phá trong phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Coi trọng các điều kiện phát triển bền vững. Cụ thể là: bảo vệ tốt môi trường; quản lý chặt tài nguyên; chăm lo chu đáo đời sống của công nhân; phát triển kịp thời nguồn nhân lực (kiến thức về thị trường, trình độ kinh doanh cho cán bộ quản lý, tay nghề cho công nhân...).
- Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, chưa qua chế biến sâu. Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh không nhiều, nên cần phải được khảo sát thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Đối với các mỏ nhỏ, điểm quặng chưa rõ trữ lượng: Chủ động và phối hợp với Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức đánh giá trữ lượng các mỏ có triển vọng, làm cơ sở tin cậy để phát triển các cơ sở khai thác chế biến tại địa phương, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) ngành khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2015 đạt 187 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; tăng trưởng bình quân
26,17%/năm. Đến năm 2020 đạt 334 tỷ đồng, tăng bình quân 12,3%/năm, chiếm tỷ trọng 0,94% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Biểu 46: So sánh mục tiêu điều chỉnh và quy hoạch đã xây dựng năm 2006
Quy hoạch 2006 Quy hoạch điều chỉnh Mục tiêu 2015 2020 2015 2020 Lý do điều chỉnh 1. Giá trị SXCN (tỷ đồng, giá CĐ 94) 450,5 803,4 187.000 334.000 2. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (%) 14,8 12,3 26,17 12,30 3.Tỷ trọng trong CN toàn tỉnh (%) 3,2 2,3 1,55 0,94 Năm 2010 GTSX chỉ đạt 58,5 tỷ đồng, bằng 25,9% so với mục tiêu (225,9 tỷ đồng). GĐ 2011-2015 và 2016- 2020 theo tính toán từ các dự án dự kiến khai thác tăng trưởng bình quân là 26,2 và 12,3% 2.2. Mục tiêu về sản phẩm
Biểu 47: Mục tiêu về sản phẩm ngành công nghiệp khai thác mỏ
TT Sản phẩm Đơn vị TH 2010 KH 2015 KH 2020 1. Than 1000tấn 615 1.125 1.125 2. Quặng đồng 1000tấn 480 600 750 3. Quặng sắt 1000tấn 51 162 162 4. Sét gạch ngói 1000tấn 3.280 10.450 11.050 5. Đá xây dựng 1000m3 2.420 7.300 7.780 6. Cát, sỏi các loại 1000m3 3.888 6.950 7.390 7. Quặng barit Tấn 1.258 9000 9000
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Quy hoạch khai thác than
* Giai đoạn 2011-2015
- Đầu tư công nghệ khai thác hầm lò tại mỏ than Đồng Rì, nâng công suất lên 800.000 tấn/năm, đảm bảo nhiên liệu cung ứng cho Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, vốn đầu tư dự kiến 325 tỷ đồng. Đầu tư dự án thai thác mỏ than nước vàng công suất 150-200 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 10 tỷ đồng.
- Nâng công suất mỏ than Bố Hạ lên 100 ngàn tấn/năm, giữ ổn định công suất thiết kế các mỏ còn lại của giai đoạn 2007-2010; Đầu tư thiết kế mỏ Đèo
Vàng-Bến Trăm vào khai thác với công suất khoảng 30 ngàn tấn/năm. Nâng công suất mỏ Nước Vàng lên 250 ngàn tấn/năm. Tổng khối lượng than khai thác đạt 1.125 ngàn tấn, trung bình đạt khoảng 225 ngàn tấn/năm. Tổng vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 18 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
- Đầu tư nâng công suất khai thác than tại mỏ Đồng Rì lên 1.000 tấn/năm, đảm bảo nhiên liệu cung cấp cho cả Nhà máy nhiệt điện Sơn Động I và Nhà máy nhiệt điện Sơn Động II, vốn đầu tư dự kiến 325 tỷ đồng.
- Mỏ An Châu hết trữ lượng đưa vào kết thúc khai thác; Duy trì khai thác ổn định mỏ Bố Hạ, Đông Nam Chũ, Đèo Vàng-Bến Trăm; Nâng công suất mỏ Nước Vàng lên 70 ngàn tấn/năm. Tổng khối lượng than khai thác đạt 1.125 ngàn tấn, trung bình đạt khoảng 225 ngàn tấn/năm. Tổng vốn đầu tư mở rộng giai đoạn này là 5 tỷ đồng.
- Ngoài ra trong giai đoạn đến năm 2020 cần đầu tư thăm dò mỏ Đồng Thông và Hạ My nhằm xác định trữ lượng, điều kiện khai thác các mỏ, để có cơ sở phát triển mỏ cho những năm tiếp theo.
3.2. Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng
3.2.1. Khai thác khoáng sản sét (cho sản xuất gạch ngói và xi măng)
* Giai đoạn 2011-2015
Tổng lượng đất sét cho giai đoạn này là 10.450 ngàn m3, khoảng 2.090 ngàn m3/năm (trong đó sét sản xuất gạch ngói là 6.225 ngàn m3, sản xuất xi măng là 4.225 ngàn m3). Tiếp tục khai thác (cả mở rộng nâng công suất) các mỏ: Xương Lâm, Cầu Sen, Buộm, Thượng Lan, Bích Sơn, Đồi Mồ, Mai Trung, Xóm Bối, Ngọc Lãm. Đồng thời đầu tư thăm dò nâng cấp trữ lượng huy động các mỏ Phúc Mãn, Mỏ Thổ, Xóm Si vào thiết kế khai thác. Tổng vốn đầu tư khoảng 16 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư mở rộng nâng công suất khoảng 7 tỷ đồng, đầu tư khai thác mỏ mới khoảng 9 tỷ đồng).
* Giai đoạn 2016-2020
Tổng lượng đất sét cho giai đoạn này là 10.995 ngàn m3, khoảng 2.199 ngàn m3/năm (trong đó sét sản xuất gạch ngói là 6.770 ngàn m3, sản xuất xi măng là 4.225 ngàn m3). Tiếp tục khai thác tại các mỏ: Xương Lâm, Cầu Sen, Buộm, Thượng Lan, Bích Sơn, Đồi Mồ, Mai Trung, Xóm Bối, Ngọc Lãm, Phúc Mãn, Mỏ Thổ, Xóm Si. Vốn đầu tư mở rộng nâng công suất khoảng 1 tỷ đồng.
3.2.2. Khai thác cát sỏi
* Giai đoạn 2011-2015
Tổng nhu cầu cát sỏi toàn tỉnh là 6.950 ngàn m3, trung bình khoảng 1.390 ngàn m3/năm. Đầu tư khai thác cát mỏ Chợ Thôn-Việt Yên, cuội sỏi vùng Hiệp Hoà. Vốn đầu tư mới khoảng 5 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu cát sỏi 7.390 ngàn m3, khoảng 1.478 ngàn m3/năm. Duy trì ổn định khai thác cát sỏi lòng sông, nâng công suất khai thác cuội sỏi vùng Hiệp Hoà. Vốn đầu tư mở rộng khoảng 3,5 tỷ đồng.
3.2.3. Khai thác đá xây dựng
* Giai đoạn 2011-2015
Sản lượng đá khai thác đạt 480 ngàn m3/năm, vốn đầu tư bổ sung khoảng 2,5 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Dự kiến sản lượng đá khai thác đạt 550 ngàn m3/năm, vốn đầu tư bổ sung khoảng 1,5 tỷ đồng.
Để khai thác với công suất trên, cần đầu tư thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ Xóm Dõng, mỏ Lục nam và khu vực lân cận, công việc này thực hiện cùng quá trình khai thác mỏ, nguồn vốn do doanh nghiệp tự đầu tư.
3.3. Quy hoạch khai thác khoáng sản khoáng chất công nghiệp
3.3.1. Quặng barit
* Giai đoạn 2011-2015
Nhu cầu quặng barit khoảng 27.760 tấn/năm. Mở rộng nâng công suất khai thác tại các mỏ Lang Cao. Đầu tư thiết kế mỏ Núi Chùa, Núi Ranh-Núi Ri, Ngọc Sơn vào khai thác. Tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016-2020
Nhu cầu quặng barit là 27.760 tấn/năm. Tiếp tục duy trì ổn định khai thác tại các mỏ Lang Cao, Núi Chùa, Núi Ranh-Núi Ri, Ngọc Sơn. Thăm dò mỏ Barit gắn chì-kẽm Mỏ Trạng, Yên Thế, vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.
3.3.2. Than bùn
Than bùn tỉnh Bắc Giang cơ bản thuộc đất canh tác 2 lúa, nên dự kiến không khai thác.
3.4. Quy hoạch khai thác khoảng sản kim loại
3.4.1. Quặng sắt
Đầu tư nâng cấp công nghệ khai thác, chế biến quặng sắt nhằm tuyển chọn những quặng có chất lượng tốt đảm bảo nâng cao giá trị khoáng sản, không xuất khẩu thô. Giai đoạn 2011-2020 mở rộng nâng công suất khai thác đạt theo thiết kế là 35.000 tấn/năm. Vốn đầu tư khoảng 3 tỷ đồng.
3.4.2. Quặng đồng
* Giai đoạn 2011-2015
Nhu cầu quặng đồng 120 ngàn tấn/năm; vì vậy cần duy trì công suất khai thác các mỏ của giai đoạn trên.
* Giai đoạn 2016-2020
Nhu cầu quặng đồng 150 ngàn tấn/năm. Duy trì khai thác ổn định các mỏ giai đoạn trên. Cần huy động một số điểm mỏ nhỏ như Tân Sơn, Làng Chả, Xóm Rèm vào khai thác. Tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.
3.4.3. Các khoáng sản kim loại khác (chì-kẽm, vàng)
Trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ huy động các doanh nghiệp điều tra xác định tiềm năng trữ lượng, đưa vào thiết kế khai thác với quy mô nhỏ.
4. Tổng hợp vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp khai thác mỏ
- Giai đoạn 2011-2015: 383 tỷ đồng - Giai đoạn 2016-2020: 367 tỷ đồng
Biểu 48: DANH MỤC DỰ ÁN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ ĐẾN NĂM 2020
Dự án theo quy hoạch cũ
Đề xuất thực hiện mới
TT Tên dự án Địa điểm Công suất dự
kiến Đã thực hiện Chuyển giai đoạn sau 2011- 2015 2016- 2020 Ghi chú
1 Đầu tư mới và duy trì khai thác than ở mỏ than Đồng Rì Công ty Than Đông Bắc 1000 x
2 Khai thác đá xây dựng 1000m3/năm
Công ty CP KS Bắc
Giang-Yên Thế 550 x
3 Cát, sỏi xây dựng 1000m3/năm
Cty VLXD Sông Thương, Hiền Hòa, Minh Tâm, Cty KT cát, HTX và các thành phần
KT khác 1478 x
4 Mở rộng khai thác mỏ than Đồng Rì Sơn Động 1.000 x x
5 Mở rộng khai thác đá xây dựng Yên Thế 550.000m3/năm x x
Đầu tư khai thác cát mỏ Chợ Thôn Việt Yên x
6 Mở rộng khai thác cát, sỏi xây dựng Hiệp Hòa 1500000m3 x x
7 Thăm dò mỏ than Đồng Thông và Hạ My x
8 Khai thác mỏ than Nước Vàng Lục Nam 250 ngàn t/n x x
9 Tuyển Than tại chỗ mỏ than Bố Hạ Yên Thế 50.000-100.000t/n x
10 Tuyển Than tại chỗ mỏ than Đèo Vàng Bến Trăm 30.000t/n x
11 Mở rộng khai thác Mỏ Sắt Na Lương Yên Thế 10.400-35.000t/n x x
12
Khai thác mỏ Đồng Phú Nhuận, Biển Động, Đèo Chũ, Hộ Đáp, Cầu Nhạc, Làng Chả, làng Vua, Biên Sơn, Làng Lân,
Tân Sơn,… Địa phận các huyện 120000-150000t/n x
13 Thăm dò mỏ Sét Phúc Mãn, Mỏ Thổ, Xóm Si Các huyện x Dự án đề xuất mới
hoạch cũ hiện mới
TT Tên dự án Địa điểm Công suất dự
kiến Đã thực hiện Chuyển giai đoạn sau 2011- 2015 2016- 2020 Ghi chú 14
Khai thác, mở rộng nâng công suất các mỏ: Xương Lâm, Cầu Sen, Buộm, Thượng Lan, Bích Sơn, Đồi Mồ, Mai
Trung, Xóm Bối, Ngọc Lãm x
15
Mở rộng khai thác tại các mỏ: Xương Lâm, Cầu Sen, Buộm, Thượng Lan, Bích Sơn, Đồi Mồ, Mai Trung, Xóm
Bối, Ngọc Lãm, Phúc Mãn, Mỏ Thổ, Xóm Si. x
16 Thăm dò mỏ Barit gắn chì-kẽm Mỏ trạng Yên Thế x
17 Thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ đá Xóm Dõng
1
18
Mở rộng nâng công suất khai thác tại các mỏ Lang Cao. Đầu tư thiết kế mỏ Núi Chùa, Núi Ranh- Núi Ri, Ngọc Sơn
vào khai thác
6,5
19 Khai thác mỏ than bùn Minh Đức và Khám Lạng
1
0,5