Đánh giá hiện trạng phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 42)

10.1. Kết quả đạt được

- Công nghiệp Bắc Giang đã có bước phát triển đáng kể, năng lực sản xuất được nâng lên và dần khẳng định vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 28.127,6 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 4,1 lần so với giai đoạn 2001-2005 (6.853,2 tỷ đồng), riêng năm 2010 đạt 8.674,1 tỷ đồng tăng 3,7 lần so với năm 2005.

- Nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu. Một số dự án lớn được đầu tư hoàn thành và đi vào hoạt động giai đoạn 2006-2010 đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành công nghiệp.

- Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch và đầu tư đã góp phần quan trọng trong thu hút các dự án đầu tư, thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp.

- Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển với tốc độ khá cao góp phần lớn trong tốc độ phát triển công nghiệp chung của tỉnh.

- Sự phát triển của công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hoá nông thôn, dần hình thành các thị trấn, thị tứ trên cơ sở hình thành những ngành nghề mới tại các xã, cụm dân cư.

10.2. Những tồn tại, hạn chế

- Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá song chưa bền vững. Giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng.

- Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là loại hình hộ sản xuất kinh doanh (chiếm 97,5%). Loại hình doanh nghiệp mới chiếm 2%, nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản lý hạn chế, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; số doanh nghiệp đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh chưa nhiều.

- Chất lượng lao động phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ. Mặc dù có thu nhập cao hơn khu vực sản xuất nông nghiệp, song phần lớn lao động trong các khu, cụm công nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện để vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm.

- Chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu, ít sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao. Sản phẩm công nghiệp địa phương phần lớn được tiêu thụ trên thị trường tỉnh và các địa phương lân cận, một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, song phần lớn là gia công, giá trị gia tăng thấp.

- Kết quả đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất công nghiệp còn thấp. Ngoài một số doanh nghiệp đầu tư mới có trình độ công nghệ được đánh giá ở mức khá, còn phần lớn các cơ sở công nghiệp trên địa bàn có trình độ công nghệ được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình.

- Chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao; việc khai thác, huy động, sử dụng một số nguồn lực còn hạn chế; tỷ lệ vốn thực hiện đầu tư so với vốn đăng ký đạt thấp, hiệu quả đầu tư không cao; một số dự án được giao đất nhưng đầu tư không hiệu quả, đầu tư sai mục đích, sử dụng đất lãng phí.

- Tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chậm, kéo dài dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp; công tác kiểm tra, theo dõi tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư chưa sâu sát dẫn tới tiến độ đầu tư chậm, cầm chừng ở khá nhiều dự án.

- Ngành nghề nông thôn ở nhiều địa phương chậm phát triển. Một số ngành nghề du nhập mới, thị trường khó khăn, chất lượng, kiểu dáng chưa đáp ứng yêu cầu thị trường... Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động của một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức: Một số doanh nghiệp không tuân thủ quy định về ký kết hợp đồng lao động; chưa thực hiện đúng chế độ về tiền lương, bảo hiểm, thời gian lao động...đối với người lao động.

- Về môi trường: việc thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề còn nhiều bất cập. Việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các dự án sản xuất công nghiệp khi đi vào hoạt động còn hạn chế.

- Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao; quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chưa tốt. Năng lực quản lý, điều hành lĩnh vực công nghiệp của chính quyền các cấp còn hạn chế. Thủ tục hành chính còn rườm rà; kỷ cương kỷ luật hành chính ở một số nơi chưa nghiêm.

Chương 4: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch đến năm 2010 1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế

Đánh giá tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 so với mục tiêu quy hoạch:

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (theo giá cố định 1994) ước 3.952 tỷ đồng, chỉ đạt 90,4% so với mục tiêu quy hoạch (4.371,9 tỷ đồng). Trong đó một số ngành công nghiệp thực hiện đạt rất thấp so với mục tiêu như: ngành công nghiệp khai thác ước đạt 58,5 tỷ đồng, bằng 25,9% so với mục tiêu (225,9 tỷ đồng); ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước ước đạt 213,6 tỷ đồng, bằng 28,7%. Trong khi một số ngành thực hiện vượt mục tiêu khá cao như: ngành công nghiệp khác ước đạt 33,5 tỷ đồng, tăng gấp trên 3,5 lần so với mục tiêu (9,5 tỷ đồng); ngành công nghiệp dệt, may-da giầy ước đạt 372,2 tỷ đồng, bằng 104,3%; ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản-thực phẩm ước đạt 846,2 tỷ đồng, bằng 103,2% so với mục tiêu (820 tỷ đồng).

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 ước 24,1%/năm, chỉ đạt 86,8% so với mục tiêu quy hoạch (27,55%).

- Năm 2010 cơ cấu ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP là 33,5% không đạt mục tiêu quy hoạch (36%).

- Một số sản phẩm công nghiệp vượt mục tiêu quy hoạch như: Xi măng đạt 142 nghìn tấn, bằng 135,2% so với mục tiêu quy hoạch; Quần áo may sẵn đạt 19,4 triệu sản phẩm, bằng 129,4%; giấy bìa các loại 22.782 tấn, bằng 126,7%; gạch nung các loại đạt 1,14 tỷ viên, bằng 308,1% so với mục tiêu quy hoạch.

- Một số sản phẩm công nghiệp không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra như: Ô tô chưa có sản phẩm; phân bón các loại 202.184 tấn, bằng 48,1%; rau quả chế biến trên 6.000 tấn, bằng 86,8%…

- Một số sản phẩm khác như nước hoa quả đóng lon, thịt chế biến, sữa đậu nành, dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn mạ kẽm, chất tẩy rửa công nghiệp, composit, sản phẩm dệt kim … chưa triển khai thực hiện do không thu hút được các nhà đầu tư.

(Chi tiết tại Biểu 24 - Phần phụ lục)

2. Đánh giá thực hiện quy hoạch theo một số ngành công nghiệp 2.1. Công nghiệp cơ khí 2.1. Công nghiệp cơ khí

Mục tiêu đã đạt được:

- Các doanh nghiệp cơ khí hiện có trên địa bàn như: Công ty cổ phần cơ khí hóa chất Hà Bắc; Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 2; Công ty cổ phẩn cơ điện TAMAHA… đã triển khai việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm cơ khí góp phần đáp ứng các nhu cầu về sửa chữa và trang thiết bị thay thế cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nhiều cơ sở cơ khí nhỏ tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đầu tư vào sản xuất các loại máy nông cụ cầm tay như máy gieo xạ lúa, máy nhổ lạc, máy thái rau.. phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Mục tiêu chưa đạt được:

- Một số dự án cơ khí dự kiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn giai đoạn này chưa thực hiện được như: Trung tâm dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe ô tô các loại; Dự án sản xuất máy vỏ lon, máy đóng bao sản phẩm; Các dự án sản xuất xích leo tàu thủy, sản xuất, lắp ráp thiết bị nghi khí hàng hải, thiết bị trên boong tàu thủy… dự kiến đầu tư vào khu công nghiệp Song Khê-Nội Hoàng của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (ViNaShin).

- Về sản xuất kim khí, chưa kêu gọi được các dự án: Nhà máy sản xuất sản phẩm kim khí với các sản phẩm là kệ, giá đỡ dùng trong kho tàng, siêu thị, các sản phẩm kim khí gia dụng bằng inox, hoặc sản phẩm kim loại mạ; Nhà máy sản xuất dụng cụ làm bếp, bộ đồ ăn mạ kẽm.

2.2. Ngành công nghiệp điện tử

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt chưa đặt mục tiêu cho phát triển ngành công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, thời gian qua môt số dự án thuộc lĩnh vực sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính và phụ kiện được đầu tư và đi vào sản xuất đã hình thành một ngành công nghiệp mới, có công nghệ cao trên địa bàn; góp phần quan trọng nâng cao giá trị và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.

2.3. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm

Mục tiêu đã đạt được:

- Một số doanh nghiệp chế biến rau, quả chủ chốt trên địa bàn đã đầu tư được vùng nguyên liệu ổn định, nhằm nâng cao công suất hoạt động của nhà máy, như: Công ty cổ phần GOC; Công ty Phương Đông; Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang; Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nga…

- Đã hình thành 01 nhà máy giết mổ gia cầm tập trung tại Yên Thế vùng quy hoạch chăn nuôi gia cầm của tỉnh.

- Một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất giấy bao bì (Karap, Đuplex) chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh như: Công ty cổ phần Giấy Mạnh Đạt đầu tư 2 dây chuyền tại Lục Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấy Bình Dương đầu tư 2 dây chuyền tại Yên Dũng…

- Trong chế biến lương thực, chưa áp dụng được công nghệ sấy lúa, hoa mầu cho các hộ, liên hộ sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

- Tại các vùng nguyên liệu rau, quả phân tán chưa phát triển được các loại hình chế biến nhỏ linh hoạt thực hiện việc chiên, sấy chân không, sấy hồng ngoại dải tần hẹp, sấy bơm nhiệt sau đó đóng hộp hay bao để tiêu thụ qua hệ thống siêu thị, áp dụng đối với những sản phẩm như: khoai tây, mít, lạc, ngô…

- Chưa đầu tư được cơ sở giết mổ tập trung và kho lạnh bảo quản thịt tại thành phố Bắc Giang và một số huyện quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh.

- Một số dự án dự kiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn giai đoạn 2006-2010 chưa thực hiện được, như: Nhà máy sản xuất sữa đậu nành đóng hộp giấy tiệt trùng UVH; Cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; nước hoa quả đóng lon.

2.4. Ngành công nghiệp hóa chất

Mục tiêu đã đạt được:

- Công nghiệp hóa chất của tỉnh với chủ lực là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc đã phục vụ tốt các nhu cầu cho sản xuất nông, lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh và nhu cầu hóa chất cho sản xuất.

Mục tiêu chưa đạt được:

- Một số dự án dự kiến triển khai đầu tư trong giai đoạn này chưa thực hiện được, như: Dự án đầu tư và mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc; Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc nổ công nghiệp; Dự án đầu tư Nhà máy nhựa dân dụng, công nghiệp.

2.5. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Mục tiêu đã đạt được:

- Một số cơ sở sản xuất gạch nung tuynel đã được các doanh nghiệp đầu tư tại các huyện từng bước thay thế dần lò gạch thủ công sản xuất theo mùa vụ và ảnh hưởng đến môi trường. Phát triển sản xuất gạch không nung thay thế một phần gạch nung.

- Đã triển khai dự án đầu tư chuyển từ công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ sản xuất lò quay tại Nhà máy xi măng Hương Sơn.

Mục tiêu chưa đạt được:

Chưa phát triển được các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng mới, công nghệ cao như: Vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu chống nóng, chống thấm, gạch lát có màu, gạch gốm ốp lát cotto… mà Bắc Giang có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

2.6. Ngành công nghiệp dệt may, da giầy

Mục tiêu đã đạt được:

- Giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu so với quy hoạch.

- Triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động một số cơ sở may xuất khẩu lớn trên địa bàn như: Công ty may Hà Phong tại Hiệp Hòa; Nhà máy may Lục Nam thuộc Công ty cổ phần may Bắc Giang…

Mục tiêu chưa đạt được:

- Công nghiệp da giầy chưa phát triển; dự kiến xây dựng xí nghiệp giầy vải xuất khẩu công suất 1,2 triệu đôi/năm, nhưng chưa kêu gọi được đầu tư.

2.7. Ngành công nghiệp khai thác mỏ

Mục tiêu đã đạt được:

- Triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động một số cơ sở khai thác và chế biến lớn trên địa bàn như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Tường Long, Công ty cổ phần Hoàn Hảo chế biến quặng sắt; Công ty Đông Bắc (chế biến than), Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Giang (tuyển, chế biến than, sơ tuyển quặng sắt) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tam Cường (tuyển quặng đồng), Công ty cổ phần Cầu Sen (chế biến khoáng sản sét gạch ngói)… Ngoài ra còn có các Xí nghiệp, Nhà máy tham gia chế biến từ khoáng sản vật liệu xây dựng như: Xí nghiệp gạch Hồng Thái, Xí nghiệp gạch Bích Sơn, Xí nghiệp gạch Ngọc Lý, Xí nghiệp gạch thượng Lan, Công ty vật liệu xây dựng Sông Thương, Nhà máy Xi Măng Bắc Giang…

Mục tiêu chưa đạt được:

- Giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của ngành chưa đạt mục tiêu so quy hoạch.

- Số lượng các loại khoáng sản huy động vào khai thác chưa nhiều, chủ yếu là sét gạch ngói, cát, sỏi lòng sông, đất đá san lấp mặt bằng, than, quặng barit, quặng sắt, quặng đồng. Sản lượng khai thác hàng năm cũng không lớn; thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản chưa đa dạng, vẫn còn diễn ra những hoạt động khai thác trái pháp luật gây thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng cảnh quan, môi trường, môi sinh.

3. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiện trạng công nghiệp và tình hình thực hiện quy hoạch hình thực hiện quy hoạch

Giai đoạn 2006-2010, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm phát triển và đạt kết quả tích cực, tuy nhiên hiện trạng công nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế, một số chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Bắc Giang là một tỉnh miền núi, có xuất phát điểm thấp, ngân sách tỉnh còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được kinh phí đầu tư hạ tầng giao thông, điện nước, hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp cho phát triển công nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn hạn chế.

- Các quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện về đất đai, xây dựng cơ bản, đầu tư còn nhiều bất cập, không đồng bộ gây khó khăn trong quá trình thực hiện cho cơ quan quản lý, người dân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)