3.3.2.1. Nâng cao năng lực và cơ sở hạ tầng
Danh mục và khối lượng CTRNH ngành chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk không lớn, tuy nhiên do năng lực quản lý và cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu dẫn đến việc quản lý chưa hiệu quả. Nâng cao năng lực con người và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là giải pháp cần thiết:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn về CTRNH, đặc biệt là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến mủ cao su. Tăng cường cán bộ chuyên trách về CTRNH cho đơn vị quản lý CTNH.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTNH, quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH, bãi chôn lấp CTNH... để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Đối với bùn thải, cơ quan quản lý cần hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiến hành phân tích xác định tính chất nguy hại, tư vấn các dịch vụ lấy mẫu, phân tích và các quy trình phân định CTNH.
55
- Ban hành các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH.
- Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTNH khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ;
3.3.2.2. Xây dựng quy chế quản lý CTNH
Xây dựng quy chế phối hợp quản lý CTNH với sự tham gia liên ngành: * Sở Tài nguyên và Môi trường – Chi cục BVMT:
- Chịu trách nhiệm quản lý chung về chuyên môn,
- Thực hiện công tác cấp sổ đăng ký CTNH, các loại giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
- Kiểm tra, giám sát quá trình phân định bùn thải nguy hại.
- Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNH của các cơ sở thông qua các hoạt động kiểm tra, thanh tra.
* Sở Giao thông vận tải:
- Sở Giao thông vận tải là đơn vị có chức năng quy hoạch các tuyến đường để vận chuyển CTNH.
- Kiểm tra quá trình vận chuyển bùn thải và các CTRNH khác của các doanh nghiệp chế biến mủ cao su theo hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNH.
* Ngành Công an (Cảnh sát Môi trường):
Lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có chức năng theo dõi, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về quản lý CTNH. Phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra công tác thu gom, xử lý CTRNH, đặc biệt là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến mủ cao su.
3.3.2.3. Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
Để khắc phụ nhược điểm của mô hình xử lý CTNH độc lập giữa chủ nguồn thải và doanh nghiệp thu gom, xử lý CTNH. Một mô hình tách rời vận chuyển và
56
xử lý CTNH kết hợp với sự kiểm soát của cơ quan chức năng sẽ cho hiệu quả quản lý cao hơn, phù hợp hơn với hiện trạng kinh tế và cơ sở hạ tầng của tỉnh Đắk Lắk.
Hình 3.6. Mô hình kết hợp quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH Theo mô hình này hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH được tách rời khỏi công tác xử lý. Mô hình này khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cung cấp riêng biệt các dịch vụ. Các công ty môi trường đang hoạt động trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt có thể đầu tư các xe chuyên dụng và xin cấp phép thu gom, vận chuyển CTNH. Các doanh nghiệp có năng lực xử lý CTNH sẽ chỉ cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Với mô hình này, việc hình thành từng bước các dịch vụ riêng biệt trên địa bàn tỉnh sẽ giúp cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong việc kiểm tra, giám sát quá trình lưu chuyển của CTNH theo từng giai đoạn, từ nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển, và đến nơi xử lý, tiêu hủy cuối cùng.
Chủ nguồn thải CTNH
Cơ sở xử lý, tiêu hủy CTNH Đơn vị thu gom,
vận chuyển CTNH
Trả phí Trả phí
Dịch vụ Dịch vụ
Cơ quan chức năng Chất lượng Giá Cả Giá Cả Chất lượng
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Với mục tiêu chính của luận văn là điều tra, khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại cũng như công tác quản lý CTRNH từ ngành chế biến mủ cao su tại tỉnh Đắk Lắk, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về 3 cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bao gồm:
- Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk; - Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo; - Công ty TNHHMTV Cao su Krông Buk
Tác giả cũng đã điều tra, khảo sát thực tế; lấy mẫu và phân tích thành phần nguy hại của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal – Công ty TNHHMTV cao su Ea H’Leo. Các kết quả chính thu được có thể tóm tắt như sau:
1. Về hiện trạng phát sinh CTRNH:
- CTRNH từ 3 cơ sở chế biến mủ cao su gồm có: + Bóng đèn hư hỏng: 2,9kg/tháng
+ Can đựng dầu nhớt thải, bao bì đựng hóa chất thải: 310kg/tháng + Giẻ lau dính dầu mỡ: 4kg/tháng
+ Bùn thải: 6.730kg/tháng
- Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất chiếm khối lượng lớn nhất trong tổng lượng CTRNH. Bùn thải loại này thuộc danh mục “chất thải có khả năng là chất thải nguy hại” nhưng chưa được các cơ sở sản xuất thực hiện các yêu cầu về lấy mẫu, phân tích để xác định đây có phải là CTNH hay không. Do vậy bùn thải đang được xác định là CTNH.
58
- Với kết quả phân tích mẫu bùn thải lấy tại hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal – Công ty TNHHMTV cao su Ea H’Leo (bảng 3.4), có thể thấy mẫu bùn thải này không chứa các thành phần nguy hại vượt QCVN 50:2013 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước, tác giả dự đoán loại bùn này không phải là CTNH. Các cơ sở nên tiến hành phân định CTNH theo quy định.
2. Về sự tuân thủ các quy định về QLCTRNH của các cơ sở:
- Các cơ sở phát sinh CTNH đều đã đăng ký và được cấp sổ chủ nguồn CTNH theo quy định.
- Các đơn vị sản xuất đã ký hợp đồng vận chuyển, thu gom CTNH với đơn vị được cấp phép vận chuyển và xử lý CTNH.
- Các cơ sở đều chấp hành các quy định về phân loại, bảo quản và dán nhãn CTNH, tuy nhiên việc phân loại CTRNH tại nguồn chưa được thực hiện tốt, vẫn còn hiện trạng để lẫn lộn các chất thải với nhau.
3. Về hiện trạng quản lý CTRNH:
- Tình trạng quản lý CTRNH còn gặp rất nhiều khó khăn và chưa được thực hiện một cách triệt để, hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTNH chưa được đầu tư. Chưa có đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH cũng như chưa có bãi chôn lấp CTNH trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Chưa có sự thống nhất, phối hợp thực hiện giữa các cá nhân, cơ quan tổ chức tham gia quản lý CTNH. Việc thực hiện chỉ mang tính chất trách nhiệm, chưa thực hiện hiệu quả, nhiều lúc trốn tránh, đối phó lẫn nhau;
59 II. KIẾN NGHỊ
Với hiện trạng phát thải CTRNH và quản lý CTRNH như đã phân tích, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Đối với các cơ sở chế biến mủ cao su:
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu CTRNH tại nguồn; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu; tránh rò rỉ, thất thoát hóa chất...
+ Nâng cao năng lực quản lý chất thải cho cán bộ phụ trách môi trường của cơ sở; Thực hiện công tác thu gom, phân loại, bảo quản và cảnh báo CTNH tại cơ sở theo quy định.
- Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước, các cơ sở nên thực hiện phân định tính nguy hại của bùn thải theo yêu cầu nêu trong QCVN 50:2013 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Nếu các kết quả phân tích cho thấy đây không phải CTNH, loại bùn này có thể tận dụng làm phân bón cho vườn cây cao su, tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và giảm gánh nặng quản lý cho cơ quan quản lý. Nếu cơ sở không phân định hoặc kết quả phân tích xác định đây là CTNH, cơ sở cần tuân thủ các yêu cầu về quản lý CTNH.
2. Đối với cơ quan quản lý môi trường:
- Nâng cao năng lực chuyên môn cũng như trình độ quản lý CTNH cho các cán bộ phụ trách công tác quản lý chất thải các cấp.
- Quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH tại địa phương.
- Xây dựng quy chế liên ngành trong quản lý CTNH giữa Sở TN&MT, sở Giao thông vận tải và Cảnh sát môi trường để công tác quản lý CTNH đồng bộ và hiệu quả.
60
- Quản lý thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH một cách linh hoạt, phù hợp với hiện trạng phát triển kinh tế và hạ tầng của tỉnh Đắk Lắk; ban hành các quy định và tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp có thể đầu tư vào các lĩnh vực riêng lẻ như thu gom, vận chuyển hoặc xử lý CTNH giúp quy trình quản lý ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cao su Ea H’Leo (2009), Đề án bảo vệ môi trường dự án mở
rộng dây chuyền chế biến mủ nước nhà máy chế biến cao su Ea Khal công suất 3.500 tấn/năm,Đắk Lắk.
2. Công ty TNHHMTV cao su Ea H’Leo (2012), Báo cáo giám sát môi
trường định kỳ đợt I/2012 dự án mở rộng dây chuyền chế biến mủ nước nhà máy chế biến cao su Ea Khal công suất 3.500 tấn/năm,Đắk
Lắk.
3. Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường (2011), chuyên đề “Tổng
hợp, đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn (công nghiệp, nguy hại, sinh hoạt đô thị) của tỉnh Đắk Lắk những năm gần đây (2005 – 2010)”, Hà Nội.
4. Trần Trung Dũng, Trịnh Văn Tuyên, Tuyết Hoa Niêđam, Nguyễn Hoàng
Phương (2014), Một số kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải
rắn các tỉnh Tây Nguyên, Tuyển tập báo cáo hội nghị sơ kết giữa kỳ
chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội, trang 221-231.
5. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2011), thư ngỏ diễn đàn cao su,
http://www.rubbergroup.vn/diendan/index.php/introduction
6. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình
62 PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh khảo sát thực tế
2. Biên bản lấy mẫu bùn thải
3. Kết quả phân tích thành phần nguy hại mẫu bùn thải 4. Các phiếu điều tra
63
Hình 1. Xí nghiệp chế biến mủ cao su - công ty TTNHHMTV cao su Đắk Lắk
64
Hình 3. Nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal- Công ty cao su Ea H’leo
65
Hình 5. Hồ chứa bùn thải Nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal