Hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 50)

Ngoài các văn bản pháp luật về quản lý chất thải nguy hại cấp Trung ương đang có hiệu lực và áp dụng trên toàn quốc (đã được nêu tại mục 1.3.3), UBND tỉnh Đắk Lắk chưa ban hành văn bản riêng về quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh.

46

Các hoạt động quản lý chất thải nguy hại bằng pháp luật trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk được triển khai thông qua hình thức Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 50 đơn vị thực hiện thủ

tục và được cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 3.2.4. Cơ sở hạ tầng

Đắk Lắk hiện chưa có cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH được cấp phép theo quy định, trên địa bàn tỉnh cũng chưa có bãi chôn lấp nào được phép chôn lấp CTNH. Hệ thống cơ sở hạ tầng và phương tiện phục vụ công tác quản lý CTNH còn rất yếu kém (trừ CTNH ngành y tế có cơ chế quản lý riêng).

Trung tâm quan trắc môi trường và các cơ sở cung cấp dịch vụ phân tích chưa được trang bị các thiết bị phân tích hiện đại, phòng thí nghiệm được cấp chứng chỉ VILAS, chưa đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu nguy hại theo quy định.

Theo Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 16/62013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của Chính Phủ, quy hoạch khu xử lý CTNH được lồng ghép trong các quy hoạch quản lý chất thải khác.UBND tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định số 2681/QĐ-UBND ngày 16/10/2007 “V/v phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp và các điểm dân cư nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”. Tuy nhiên trong bản quy hoạch này chưa xây dựng quy hoạch khu xử lý CTNH.

Hiện tại, 3 cơ sở chế biến mủ cao su phải tự bố trí diện tích lưu giữ CTNH

trong khuôn viên công ty và ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với Công ty TNHH Công nghệ môi trường Bình Phước Xanh có trụ sở và nhà máy xử lý tại

Thị trấn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước dẫn đến chi phí cao và cơ quan quản lý khó kiểm soát được quá trình vận chuyển, xử lý CTNH này.

3.2.5. Chi phí phục vụ công tác quản lý CTNH

Hiện nay chi phí cho công tác quản lý CTNH như việc cấp sổ chủ nguồn thải, các khoản chi phí cho công tác tập huấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi hội

47

thảo về quản lý CTNH, giới thiệu các công nghệ xử lý CTNH cho các doanh nghiệp... đều được bao cấp bởi ngân sách nhà nước. Cơ quan quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu các phương tiện kiểm tra, kiểm soát CTNH, thiếu kinh phí cho những dự án hay công trình nghiên cứu về CTNH... dẫn đến quản lý CTNH chưa thực sự hiệu quả.

3.2.6. Hiện trạng quản lý CTNH ngành chế biến mủ cao su

Với những mặt hạn chế đã nêu, công tác quản lý CTNH ở Đắk Lắk đang còn nhiều bất cập. Ngành chế biến mủ cao su hiện là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Đắk Lắk. Với 3 doanh nghiệp cao su lớn, công tác quản lý CTNH đã được chú trọng, tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả:

- Cả 3 doanh nghiệp có cơ sở chế biến mủ cao su đều đã được Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk cấp sổ chủ nguồn chất thải nguy hại với đầy đủ các mã CTNH theo quy định. Tuy nhiên, cơ quan quản lý chỉ mới dựa trên các giấy tờ do doanh nghiệp cung cấp như: Hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH; Báo cáo quản lý chất thải nguy hại... để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về QLCTNH mà chưa kiểm tra, giám sát, quản lý được quy trình vận chuyển, xử lý CTNH. Thực trạng này một phần do năng lực, phương tiện kỹ thuật... của cơ quan quản lý chưa đủ; một phần do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH, các bãi chôn lấp CTNH thuộc địa bàn tỉnh khác gây khó khăn trong công tác giám sát.

- Cơ quan quản lý thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu các trang thiết bị đo đạc; trên địa bàn tỉnh cũng chưa có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn phân tích các chỉ tiêu nguy hại nên việc xác định các chất thải thuộc đối tượng “có thể là CTNH” – cụ thể là bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất của các cơ sở chế biến mủ cao su – chưa được các cơ sở phát thải thực hiện và cơ quan quản lý cũng không kiểm tra, đánh giá được khối lượng, thành phần và xác định được loại chất thải này có phải là CTNH hay không, dẫn đến việc “chất thải có khả năng là CTNH” vẫn phải quản lý theo quy định QLCTNH, gây tốn kém cho doanh nghiệp có chất thải và tăng gánh nặng cho cơ quan quản lý.

48

- Ngoài việc thiếu cơ sở hạ tầng thì mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH được các đơn vị phát sinh CTNH sử dụng cũng cho thấy nhiều nhược điểm:

Hình 3.5. Mô hình đơn lẻ thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Mô hình phổ biến hiện nay là các đơn vị thu gom, vận chuyển đảm nhận luôn việc xử lý CTNH. Mô hình này có ưu điểm là khuyến khích các đơn vị tư nhân tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Tuy nhiên mô hình này lại có một nhược điểm lớn đó là giá cả và chất lượng của dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đều do hai bên thỏa thuận với nhau mà không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, dẫn đến các chủ nguồn thải sẽ lựa chọn những nhà cung cấp dịch vụ nào có giá rẻ để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý CTNH của họ mà không cần quan tâm CTNH sẽ được xử lý ở đâu và xử lý như thế nào. Hậu quả là các nhà cung cấp dịch vụ muốn cạnh tranh được thì phải lựa chọn công nghệ xử lý đơn giản và rẻ tiền nhằm làm giảm giá thành, hoặc họ chỉ thu gom CTNH rồi đem thải bỏ nó ra khỏi thành phố vì chi phí thải bỏ thấp hơn nhiều so với chi phí xử lý.

Bên cạnh đó, nếu không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng mô hình này sẽ mang đến nhiều hậu quả khó lường bởi vì không ai kiểm soát được lượng CTNH tạo ra sẽ đi đâu, về đâu, được xử lý như thế nào.

3.3. Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả CTRNH ngành chế biến mủ cao su 3.3.1. Quản lý CTRNH tại các cơ sở sản xuất 3.3.1. Quản lý CTRNH tại các cơ sở sản xuất

3.3.1.1. Giảm thiểu CTRNH

CTRNH của các cơ sở chế biến mủ cao su bao gồm các bao bì đựng nguyên liệu, hóa chất có chứa thành phần nguy hại; giẻ lau nhiễm dầu mỡ; bóng đèn hỏng; bùn thải tử hệ thống xử lý nước...

Trả phí dịch vụ

Chủ nguồn thải CTNH

Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH

49 * Giảm thiểu bùn thải:

Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải. Giảm thiểu nước thải và các chất ô nhiễm trong nước thải sẽ góp phần giảm lượng bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý nước. Các biện pháp bao gồm:

- Tách riêng dòng thải:

+ Thu hồi triệt để nước rửa đầu tiên và mủ còn sót trong hồ tiếp nhận;

+ Lắp thêm chổi gạt, thanh gạt cao su ở bể chứa nước nhằm thu gom triệt để CTR trước khi đi vào dòng thải.

+ Chia bể lắng thành nhiều đơn nguyên giúp cho việc lắng nhanh và có thể dễ dàng thu gom bùn lắng.

+ Tách bùn cặn trước khi đánh đông cùng với mủ skim;

- Hạn chế rò rỉ, thất thoát nguyên liệu, hóa chất:

+ Lắp đặt ống dẫn mủ kín thay cho ống hở.

+ Đậy kỹ các thùng phuy dựng hóa chất, đặt bảng nghiêm cấm phận sự, vì đây là những hóa chất độc hại (acid, ammoniac và phèn).

+ Xây dựng các mương bao quanh khu để hóa chất và nhiên liệu, đồng thời dẫn về bể xử lý để phòng trường hợp vỡ bồn đựng hóa chất.

- Thay đổi công nghệ: + Thay đổi nguyên liệu:

Việc sử dụng NH3 để chống đông mủ cao sao su làm cho nồng độ Nito và photpho trong nước thải cao su rất cao so với tiêu chuẩn, dẫn đến quá trình xử lý nước thải phức tạp và phát sinh nhiều bùn thải hơn. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất cao su còn bị ảnh hưởng bởi mùi hôi từ NH3, CH3COOH và mùi cao su tự nhiên.

Hiện tại, chưa có giải pháp thay thế NH3 bằng hóa chất khác. Do vậy, các cơ sở vẫn phải sử dụng NH3 nhưng có thể tiết kiệm tối đa bằng cách lắp đặt các hệ thống phân phối và định lượng hóa chất tự động, tránh rò rỉ, thất thoát ra môi trường.

50

Về phần nguyên liệu chính là mủ cao su, tăng cường các biện pháp kỹ thuậttừ khâu khai thác, bảo quảnmủ để đảm bảo nguyên liệu tinh khiết hơn, ít tạp chất và bảo toàn độ dẻo vốn có của mủ cao su, giảm lượng chất thải phát sinh.

+ Thay đổi, nâng cấp máy móc, thiết bị

Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất phụ thuộc vào công nghệ chế biến và khả năng đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Trong các công nghệ chế biến mủ cao su thì chế biến mủ li tâm có tính ưu việt hơn cả: Sử dụng ít nước hơn, chất thải phát sinh ít hơn, sản phẩm có chất lượng hơn, giá bán cao hơn... Tuy nhiên, chế biến mủ cao su li tâm yêu cầu đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đắt tiền hơn các dây chuyền chế biến mủ khác. Do vậy, việc thay đổi công nghệ và đầu tư dây chuyền chế biến mới là không khả thi đối với một số doanh nghiệp. Hiện tại chỉ có 1 nhà máy tại Đắk Lắk đầu tư và sản xuất với dây chuyền này.

Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới, thay thế kịp thời các máy móc, thiết bị đã quá cũ, hỏng hóc... là giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Máy móc hoạt động ổn định, hiệu quả sẽ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và ít phát sinh chất thải hơn.

* Giảm thiểu các CTRNH khác

Đối với các CTRNH như thùng chứa, bao bì đựng nguyên liệu, hóa chất có chứa thành phần nguy hại: Các cơ sở sản xuất thỏa thuận với các đơn vị cung cấp nguyên liệu, hóa chất về việc thu gom lại các thùng chứa, can nhựa... sau khi sử dụng.

Giẻ lau, bóng đèn... là những vật tư tiêu hao, giảm thiểu bằng cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

+ Tắt mọi thiết bị điện khi không sử dụng;

+ Lắp đặt hệ thống điện tự động ngắt khi hết giờ làm việc; + Lựa chọn và sử dụng các loại bóng đèn có tuổi thọ cao;

51

3.3.1.2. Phân định tính nguy hại của bùn thải

Bùn thải của các cơ sở chế biến mủ cao su thuộc danh mục “chất thải có khả năng là CTNH” nhưng do các chủ nguồn thải chưa chứng minh đây không phải là CTNH nên hiện tại, loại bùn này vẫn được quản lý như CTNH, gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất và tăng gánh nặng quản lý cho cơ quan quản lý.

Thông qua việc đánh giá định tính và phân tích định lượng mẫu bùn thải tại nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal – Công ty TNHHMTV cao su Ea H’Leo, học viên nhận định loại bùn này không phải là CTNH và đề nghị các cơ sở chế biến mủ cao su tiến hành lấy mẫu, phân tích để chứng minh đây không phải là CTNH theo đúng quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước:

“Việc xác định một dòng bùn thải là chất thải nguy hại hay không phải căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải. Nếu kết quả phân tích mẫu của dòng bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là chất thải nguy hại.

Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

a) pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0;

b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc.

Quy trình lấy mẫu, phân tích phải tuân thủ các quy định sau: - Quy định đối với đơn vị lấy mẫu, phân tích

+ Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền chỉ định.

52

+ Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có trách nhiệm như sau:

a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.

b) Phải cử cán bộ có đủ năng lực tiến hành lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu kèm theo.

c) Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp xác định quy định tại Quy chuẩn này.

+ Trường hợp có tranh chấp do sự khác biệt giữa kết quả phân tích của hai đơn vị lấy mẫu, phân tích thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định một đơn vị lấy mẫu, phân tích thứ ba (có đủ điều kiện như quy định) làm trọng tài, đồng thời yêu cầu hai đơn vị lấy mẫu, phân tích nêu trên tiến hành lặp lại để kiểm tra đối chiếu.

- Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích và phân định bùn thải:

- Phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động).

- Phải khuấy, trộn đều trước khi lấy mẫu bùn thải; lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.

- Giá trị trung bình kết quả phân tích của mẫu được lấy để so sánh với giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc hoặc ngưỡng nguy hại theo nồng độ ngâm chiết Ctc để phân định bùn thải”.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện chưa có đơn vị nào đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu nguy hại theo quy định. Do vậy, các cơ sở có thể liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ phân tích CTNH tại các tỉnh khác hoặc liên hệ với Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để tiến hành việc xác định tính nguy hại của bùn thải theo đúng quy định.

53

Như vậy, đối với lượng bùn thải này, có 2 trường hợp có khả năng xảy ra: 1. Bùn thải là CTNH: Nếu chủ nguồn thải không tiến hành xác định tính nguy hại hoặc kết quả phân tích vượt ngưỡng nguy hại theo quy định.

2. Bùn thải không phải là CTNH: Kết quả lấy mẫu, phân tích (đảm bảo tính pháp lý) không vượt ngưỡng nguy hại.

Đối với trường hợp 1, bùn thải phải được quản lý theo quy định về quản lý CTNH. Bùn thải phải được thu gom, bảo quản tại các bãi chứa, hồ chứa có mái che, có tường bao, giảm thể tích, khối lượng bùn thải bằng các biện pháp phơi khô tự nhiên, sấy, ép bánh.... Cơ sở phải hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển, xử lý CTNH để thu gom, xử lý loại CTNH này theo đúng quy định.

Đối với trường hợp 2, bùn thải là chất thải thông thường. Lượng bùn này có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng vi sinh lớn nên cơ sở có thể sử dụng làm phân bón trực tiếp cho vườn cây cao su.

3.3.1.3. Thu gom, lưu giữ, dán nhãn và vận chuyển CTNH

Công tác thu gom, lưu giữ và dán nhãn chất thải nguy hại rất quan trọng. Việc thu gom đóng gói sẽ làm giảm các nguy cơ cháy nổ, gây độc cho các quá trình

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)