Xác định danh mục CTNH phát sinh

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 37)

Theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, CTNH được phân định căn cứ theo ngưỡng CTNH, bao gồm 2 loại sau:

- Là CTNH trong mọi trường hợp, kí hiệu là (**); - Có khả năng là chất thải nguy hại, kí hiệu là (*).

Đối với loại chất thải có khả năng là chất thải nguy hại, để phân định có phải là CTNH hay không, cần áp dụng ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. (Đối với bùn thải của hệ thống xử lý nước thải áp dụng QCVN50:2013/BTNMT –

có hiệu lực từ ngày 01/01/2014). Nếu không áp dụng ngưỡng CTNH thì phân định luôn là CTNH.

Qua quá trình khảo sát thực địa và tổng hợp thông tin từ các phiếu điều tra, nguồn phát sinh CTRNH của các cơ sở chế biến mủ cao su được xác định và phân chia thành 2 loại, được mô tả trong sơ đồ sau:

32

Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTRNH của cơ sở chế biến mủ cao su

Theo các tài liệu thu thập được từ các cơ sở sản xuất, từ Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Lắk và căn cứ theo hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại của các cơ sở chế biến mủ cao su, hiện chưa có cơ sở nào tiến hành phân tích mẫu bùn thải của hệ thống xử lý nước thải để xác định đây có phải là chất thải nguy hại không, do đó, theo quy định tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, loại chất thải này đang được phân định là CTNH và tuân thủ các quy định về quản lý CTNH.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)