Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)

a) Phiếu điều tra

Phương pháp điều tra được tiến hành thông qua các mẫu phiếu điều tra có các câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin cần thiết về hiện trạng hoạt động, phát sinh và quản lý chất thải rắn nguy hại của các cơ sở chế biến mủ cao su

trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.(Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phần phụ lục).

Trước khi tiến hành khảo sát thực tế, học viên đã gửi mẫu phiếu điều tra qua đường bưu điện tới 03 cơ sở chế biến mủ cao su phát sinh CTRNH, bao gồm:

- Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk; - Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo; - Công ty TNHHMTV Cao su Krông Buk

Tuy nhiên, các mẫu phiếu này không được phản hồi lại.

Quá trình khảo sát thực tế tại các cơ sở được học viên tiến hành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do thời điểm khảo sát trùng với thời điểm các cơ sở chế biến đang nghỉ sản xuất (Cây cao su vào mùa thay lá, các nông trường ngừng cạo mủ) dẫn đến việc tiếp cận các

29

cơ sở gặp không ít khó khăn. Chỉ có Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo trả lời phiếu điều tra. Các Công ty còn lại chỉ đồng ý trả lời qua điện thoại.

Các thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn được kiểm tra, đối chiếu và hiệu chỉnh với sự trợ giúpcủa cán bộ Chi cục quản lý môi trường – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.Các kết quả điều tra được thể hiện trong các phiếu đính kèm phụ lục.

b) Khảo sát thực địa

Học viên đã tiến hành khảo sát thực địa tạiNhà máy chế biến cao su Ea Khal - Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo để xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, xác định các loại chất thải phát sinh ở công đoạn nào, xem xét công tác phân loại tại nguồn và lưu trữ CTNH, lấy mẫu bùn thải nguy hại... Ngoài ra, học viên còn trao đổi với các cán bộ phụ trách môi trường của cơ sở để biết về những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý chất thải nguy hại và tìm hiểu nguyện vọng của các cơ sở sản xuất để xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRNH phù hợp và thiết thực với các doanh nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 34)