Hoạt động sản xuất, chế biến mủ cao su phát sinh các loại chất thải như: - Nước thải: sản xuất, nước thải sinh hoạt...
- Chất thải rắn: rác thải sinh hoạt, bao bì, sản phẩm cao su vụn, cao su kém chất lượng, thân, vỏ cây, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải...
- Khí thải: Khí thải từ phương tiện giao thông, từ quá trình đốt nhiên liệu; hơi hóa chất, dung môi và mùi hôi của cao su tự nhiên và hơi độc phát sinh từ quá trình xông, sấy sản phẩm (axit hữu cơ, axit béo dễ bay hơi, khí H2S, NH3, CH4...).
- Tiếng ồn, độ rung: phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động.
26
Các cơ sở chế biến mủ cao su khi thiết kế và xây dựng thường lựa chọn địa điểm gần các nông trường trồng cao su và cách xa khu dân cư để tránh gây ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa mà các khu dân cư ngày càng có xu hướng mở rộng đến gần các khu vực sản xuất, dẫn đến hoạt động sản xuất và chất thải của các cơ sở chế biến mủ cao su không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nội bộ khuôn viên của doanh nghiệp mà còn tác động tới cả các khu vực dân cư xung quanh.
27
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Tỉnh Đắk Lắk – Việt Nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải rắn nguy hại của ngành chế biến mủ cao su. - Hệ thống quản lý chất thải rắn nguy hại của tỉnh Đắk Lắk. 2.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các thông tin liên quan đến sản xuất và chế biến mủ cao su của tỉnh Đắk Lắk.
- Xác định các loại CTRNH và hiện trạng phát thải, quản lý CTRNH của các cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRNH tại tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTRNH ngành chế biến mủ cao su phù hợp với đặc thù của tỉnh Đắk Lắk.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội... hiện trạng về trồng trọt và chế biển mủ cao su của tỉnh Đắk Lắk thông qua Niên giám thống kê; Báo cáo tổng kết..., các tài liệu đã công bố của Sở tài nguyên và môi trường; Sở Công Thương, Sở NN và PTNN ... tỉnh Đắk Lắk.
- Số liệu kế thừa từ các đề án, dự án, nhiệm vụ đã thực hiện trước đây trên địa bàn tỉnh và trên địa bàn từng huyện/thị/TP bao gồm: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk năm 2011...
28
- Tìm hiểu các thông tin liên quan đến cơ sở chế biến cao su thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo quan trắc môi trường...
- Số liệu hiện trạng hệ thống kỹ thuật và hệ thống quản lý hành chính Nhà nước về thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa tỉnh Đắk Lắk.
- Số liệu từ kết quả điều tra, khảo sát về các mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRNH hiện hữu, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch quản lý CTR,…
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu, quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn nguy hại để có thêm kiến thức sâu, rộng hơn, làm luận cứ cho nghiên cứu và tránh trùng lặp với các nghiên cứu đã có trước đó.
2.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
a) Phiếu điều tra
Phương pháp điều tra được tiến hành thông qua các mẫu phiếu điều tra có các câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin cần thiết về hiện trạng hoạt động, phát sinh và quản lý chất thải rắn nguy hại của các cơ sở chế biến mủ cao su
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.(Mẫu phiếu điều tra được đính kèm trong phần phụ lục).
Trước khi tiến hành khảo sát thực tế, học viên đã gửi mẫu phiếu điều tra qua đường bưu điện tới 03 cơ sở chế biến mủ cao su phát sinh CTRNH, bao gồm:
- Công ty TNHHMTV Cao su Đắk Lắk; - Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo; - Công ty TNHHMTV Cao su Krông Buk
Tuy nhiên, các mẫu phiếu này không được phản hồi lại.
Quá trình khảo sát thực tế tại các cơ sở được học viên tiến hành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do thời điểm khảo sát trùng với thời điểm các cơ sở chế biến đang nghỉ sản xuất (Cây cao su vào mùa thay lá, các nông trường ngừng cạo mủ) dẫn đến việc tiếp cận các
29
cơ sở gặp không ít khó khăn. Chỉ có Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo trả lời phiếu điều tra. Các Công ty còn lại chỉ đồng ý trả lời qua điện thoại.
Các thông tin thu thập được qua quá trình phỏng vấn được kiểm tra, đối chiếu và hiệu chỉnh với sự trợ giúpcủa cán bộ Chi cục quản lý môi trường – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk.Các kết quả điều tra được thể hiện trong các phiếu đính kèm phụ lục.
b) Khảo sát thực địa
Học viên đã tiến hành khảo sát thực địa tạiNhà máy chế biến cao su Ea Khal - Công ty TNHHMTV Cao su Ea H’Leo để xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, xác định các loại chất thải phát sinh ở công đoạn nào, xem xét công tác phân loại tại nguồn và lưu trữ CTNH, lấy mẫu bùn thải nguy hại... Ngoài ra, học viên còn trao đổi với các cán bộ phụ trách môi trường của cơ sở để biết về những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý chất thải nguy hại và tìm hiểu nguyện vọng của các cơ sở sản xuất để xây dựng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRNH phù hợp và thiết thực với các doanh nghiệp hơn.
2.4.3. Phương pháp phân tích định tính
Căn cứ vào các tài liệu thu được trong quá trình khảo sát, học viên tiến hành phân tích, dự đoán các thành phần nguy hại có thể phát sinh trong chất thải của các cơ sở chế biến mủ cao su dựa vào các nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến mủ cao su và hệ thống xử lý nước thải công nghiệp của các nhà máy chế biến mủ cao su.
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích định lượng
Trong quá trình khảo sát thực địa, học viên đã tiến hành lấy mẫu bùn thải của hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy chế biến mủ cao su Ea Khal – Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’Leo (loại chất thải thuộc danh mục chất thải có khả năng là CTNH theo quy định tại TT12/2011) và gửi mẫu phân tích tại Phòng phân tích độc
30
chất môi trường (VILAS 386) – Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Với mục đích tham khảo, học viên tiến hành lấy mẫu bùn đơn lẻ tại hồ chứa bùn thải theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6663-13:2000 – Chất lượng nước – lấy mẫu – Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước, bùn thải và bùn liên quan. Mẫu bùn được đựng trong túi nhựa khóa kín và bảo quản trong hộp nhựa, vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng đường hàng không.
Các chỉ tiêu phân tích mẫu bùn thải nguy hại gồm 16 chỉ tiêu theo yêu cầu tại QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng CTNH đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước, bao gồm: pH, tổng Xianua, Bạc, Asen, Bari, Cadimi, Coban, Chì, Thủy ngân, Niken, Selen, Kẽm, Crôm (6+), Phenol, Benzen, Tổng dầu.
Việc xác định nồng độ ngâm chiết của các thành phần nguy hại áp dụng các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế được công nhận tại Phòng Phân tích Độc chất môi trường – Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
31
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn nguy hại ngành chế biến mủ cao sutrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sutrên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3.1.1. Xác định danh mục CTNH phát sinh
Theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại, CTNH được phân định căn cứ theo ngưỡng CTNH, bao gồm 2 loại sau:
- Là CTNH trong mọi trường hợp, kí hiệu là (**); - Có khả năng là chất thải nguy hại, kí hiệu là (*).
Đối với loại chất thải có khả năng là chất thải nguy hại, để phân định có phải là CTNH hay không, cần áp dụng ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. (Đối với bùn thải của hệ thống xử lý nước thải áp dụng QCVN50:2013/BTNMT –
có hiệu lực từ ngày 01/01/2014). Nếu không áp dụng ngưỡng CTNH thì phân định luôn là CTNH.
Qua quá trình khảo sát thực địa và tổng hợp thông tin từ các phiếu điều tra, nguồn phát sinh CTRNH của các cơ sở chế biến mủ cao su được xác định và phân chia thành 2 loại, được mô tả trong sơ đồ sau:
32
Hình 3.1. Nguồn phát sinh CTRNH của cơ sở chế biến mủ cao su
Theo các tài liệu thu thập được từ các cơ sở sản xuất, từ Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đắk Lắk và căn cứ theo hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại của các cơ sở chế biến mủ cao su, hiện chưa có cơ sở nào tiến hành phân tích mẫu bùn thải của hệ thống xử lý nước thải để xác định đây có phải là chất thải nguy hại không, do đó, theo quy định tại thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, loại chất thải này đang được phân định là CTNH và tuân thủ các quy định về quản lý CTNH.
3.1.2. Khối lượng CTRNH
Kết quả tổng hợp khối lượng CTRNH của các cơ sở chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thể hiện trong bảng sau:
Khí thải Nước thải Chất thải rắn
CT có khả năng là CTNH (*): - Bùn thải CTRNH (**): - Bóng đèn hư hỏng - Thùng, can đựng dầu nhớt thải, bao bì đựng hóa chất thải
- Giẻ lau dính dầu nhớt thải
Hệ thống xử lý nước thải Cơ sở chế biến mủ cao su
Không vượt ngưỡng QCVN
05:2009 và QCVN 06:2009
33
Bảng 3.1. Khối lượng CTRNH phát sinh tại các cơ sở chế biến mủ cao su
STT Tên chất thải Mã CTNH Khối lượng (kg/tháng) Tổng (kg/tháng) Công ty cao su EA H’Leo Công ty cao su Đắk Lắk Công ty cao suKrông Buk 1 Bóng đèn hư hỏng 16 01 06 0,6 1,3 0,8 2,9 2 Can nhựa, thùng đựng dầu nhớt thải, bao bì đựng hóa chất thải 18 01 01 85 132 93 310
3 Giẻ lau dính dầu
mỡ thải 18 02 01 1,1 1,7 1,2 4
4 Bùn thải (*) 12 06 06 1.230 3.800 1.700 6.730
Tổng 7.046,9
(Nguồn: Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại và phiếu điều tra)
Kết quả thống kê trong bảng trên cho thấy, bùn thải đang chiếm khối lượng rất lớn trong khối lượng CTRNH của các cơ sở được khảo sát.
Với mục tiêu phân loại và xác định đây có phải là chất thải nguy hại hay không, học viên đã tìm hiểu, đánh giá công nghệ xử lý nước thải của nhà máy chế biến mủ cao su nhằm xác định thành phần của bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, đồng thời tiến hành lấy mẫu bùn thải của nhà máy chế biến mủ cao su Eakhal – Công ty TNHHMTV cao su Ea H’Leo để phân tích và so sánh với QCVN50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng nguy hại đối
34
với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Đây là QCVN mới ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Việc phân loại chính xác CTNH sẽ giúp các cơ sở giảm thiểu chi phí xử lý CTNH và giúp công tác quản lý CTNH hiệu quả hơn.
3.1.3. Đánh giá, phân tích và xác định ngưỡng nguy hại của bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải từ hệ thống xử lý nước thải
3.1.3.1. Nguồn phát sinh bùn thải
Công nghệ chế biến mủ cao su sử dụng một lượng nước rất lớn trong các công đoạn sản xuất. Nước thải phát sinh từ các cơ sở này chứa nhiều chất hữu cơ, các loại hóa chất, chất rắn lơ lửng... với nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với QCVN 01:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên và QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. Hệ thống xử lý nước được thiết kế, xây dựng và vận hành đảm bảo yêu cầu xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Bùn thải là CTRNH được phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải này.
Các nguyên, vật liệu đầu vào, dây chuyền công nghệ chế biến mủ cao su và nguồn phát sinh chất thải được mô tả trong sơ đồ sau:
35
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ chế biến mủ cao su kèm nguồn phát sinh chất thải Cán rửa Cao su cô đặc (latex) Đông tụ Mủ Skim Máy li tâm Mủ nước Mủ tạp Ngâm Sấy Băm, cắt Đóng bánh Cao su cốm NH3 Nước rửa phương tiện bồn chứa, sàn... Nước thải, mủ vụn CH3COOH Nước rửa Serum, mủ vụn Nước thải, mủ vụn Nước ngâm Nước rửa Nước thải, mủ vụn Khí thải HTXL nước thải Bùn thải
36
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản xuất sau :
* Dây chuyền chế biến mủ ly tâm:
Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm mủ, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
* Dây chuyền chế biến mủ nước :
Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng, rửa xe chở mủ và sinh hoạt.
Trong chế biến cao su khô, nước thải sinh ra ở các công đoạn khuấy trộn, làm đông và gia công cơ học. Thải ra từ bồn khuất trộn là nước rửa bồn và dụng cụ, nước này chứa một ít mủ cao su. Nước thải từ các mương đông tụ là quan trọng nhất vì nó chứa phần lớn là serum được tách ra khỏi mủ trong quá trình đông tụ. Nước thải từ công đoạn gia công cũng có bản chất tương tự nhưng loãng hơn, đây là nước rửa được phun vào các khối cao su trong quá trình gia công cơ để tiếp tục loại bỏ serum cũng như các chất bẩn.
Trong sản xuất mủ cao su ly tâm, mủ cao su sau khi khuấy trộn được đưa vào các nồi ly tâm quay với tốc độ khoảng 7.000 vòng/ phút. Với tốc độ này, lực ly tâm đủ lớn để tách các hạt cao su ra khỏi serum, dựa vào sự khác biệt về trọng lượng riêng của chúng. Sau khi mủ cao su được cô đặc đã được tách ra, chất lỏng còn lại là serum, vẫn còn chứa khoảng 5% cao su, sẽ được làm đông bằng sunfurric acid để chế biến thành cao su khối với một quá trình tương tự như cao su thông thường. Chế biến mủ ly tâm cũng tạo nên 3 nguồn nước thải: Nước rửa máy móc và các bồn chứa, serum từ mương đông tụ skim, và nước rửa từ các máy gia công cơ khí. Trong số này serum của mủ skim là có hàm lượng chất ô nhiễm cao nhất.
Sản xuất một tấn thành phẩm (quy theo trọng lượng khô) cao su khối (mủ cốm) và mủ ly tâm thải ra tương ứng khoảng 30 và 18 m3 nước thải.
37
3.1.3.2. Thành phần, tính chất nước thải chế biến mủ cao su