3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ SOẠN THẢO E-BOOK
3.3.5. Chuyển đổi từ file Word sang file PDF
Định dạng file của Word 2007 là docx. Để thực hiện được e-book ta phải chuyển sang định dạng PDF (Portable Document Format). PDF là một định dạng tập tin với bố cục cố định, phù hợp cho việc chia sẻ. Định dạng PDF đảm bảo khi tập tin được xem trực tuyến hay in ra, nó vẫn giữ nguyên định dạng ban đầu và dữ liệu trong tập tin không dễ bị sửa đổi. Để xem một tập tin PDF ta phải cài đặt một chương trình đọc PDF trên máy tính. Chương trình đọc PDF phổ biến nhất là Acrobat Reader (http://adobe.com). Ngoài ra, có thể chuyển bất kỳ tài liệu có thể in được nào sang định dạng PDF với một máy in PDF. Với Word 2007, ta có thêm nhiều lựa chọn để chuyển một tài liệu Office sang định dạng PDF:
− Lưu file bằng định dạng PDF: Cần cài đặt thêm add–ins Microsoft Save as PDF or XPS dành cho Word trên trang web www.micosoft.com. Sử dụng chức năng Save As để lưu file Word dưới định dạng PDF.
Chọn Save As > PDF or XPS . Trong hộp thoại hiện ra chọn Options
Có sẵn khi cài Adobe Acrobat Lưu với định dạng PDF
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 77
– Sử dụng máy in PDF: Có thể hiểu đây chỉ là một máy in ảo dùng để chuyển sang định dạng PDF. Click vào Office Button > Print > Print. Trong
hộp thoại hiện ra, chọn Adobe PDF > OK. Đây là cách đơn giản nhất.
– Dùng phần mềm Acrobat: Trên thanh menu của Word 2007 đã tích hợp sẵn ứng dụng Acrobat > Create PDF. Lưu ý chương trình đòi hỏi phải save file Word trước khi chuyển.
Ngoài ra có thể dùng các phần mềm chuyên dụng chuyển file Word thành PDF như: Solid Converter, Convert2PDF…
3.4. Thao tác trong Adobe Acrobat 9 Pro Extended
Thao tác trong ứng dụng Adobe Acrobat là bước cuối cùng để hoàn thiện cuốn e-book. Do tính phức tạp của văn bản Word (chứa nhiếu cấu trúc hóa học, hình vẽ phức tạp) nên đôi khi chuyển đổi từ file Word sang PDF thì dữ liệu bị biến dạng. Ví dụ trong file Word có hình ảnh đó nhưng trong PDF lại không có, font chữ bị biến dạng… Do đó ta phải dùng các công cụ chỉnh sửa trong
Tự động tạo bookmark cho file PDF bằng cách dùng các Heading (Headings) hay bookmark của Word (Word bookmarks)
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 78
Adobe Acrobat 9 để chỉnh sửa tài liệu. Ngoài ra, bằng ứng dụng này ta dễ dàng tạo được mục lục (bookmark) cho tài liệu.
3.4.1. Chỉnh sửa tài liệu
– Chỉnh sửa text: Chọn công cụ TouchUp Text . Tuy nhiên công cụ này chỉ có thể sửa được những lỗi nhỏ về text trong điều kiện là ứng dụng này có hỗ trợ loại font cần chỉnh sửa.
– Nhập thêm text: Dùng công cụ Typewriter để gõ trực
tiếp text vào tài liệu.
– Chỉnh sửa hình ảnh: Chọn công cụ TouchUp Object . Lúc này ta có thể tự do di chuyển, chỉnh sửa các đối tượng là hình vẽ trong tài liệu.
Lời khuyên: Chỉnh sửa trực tiếp trong Adobe Acrobat 9 là rất phức tạp, có những lỗi không thể sửa chữa được nên ta phải hoàn thiện tài liệu trên văn bản Word trước khi chuyển qua PDF.
3.4.2. Chèn phim thí nghiệm vào tài liệu
Đây là một tính năng mới trong Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended. Các phiên bản trước không có tính năng này và để xem được phim thí nghiệm ta cần phải cài đặt ứng dụng Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended (Tuy nhiên chúng ta bắt buộc phải cài đặt thêm Quicktime 7.0 hoặc những phiên bản mới hơn).
Cách thực hiện: Chọn công cụ Video tool > quét chọn một vùng cần chèn phim > trong hộp thoại hiện ra ta chọn đường dẫn đến file phim cần chèn > OK. Lúc này, tại vị trí đã chọn xuất hiện một cửa sổ nhỏ để xem phim, cửa sổ này tương tự như cửa sổ Windows Media, gồm các nút chức năng để điều chỉnh.
Chức năng chèn phim của Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended chèn được 24 định dạng phim như sau: *.3g2; *.3gp; *.3gpp; *.asf; *.avi; *.dv; *.m1v;
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 79
*.m4v; *.mov; *.mp4; *.mpeg; *.mpeg4; *.mpg; *.mpg4; *.qt; *.ram; *.rm; *.rmi; *.rmvb; *.smi; *.smil; *.wmv; *.wmx; *.flv.
Việc chọn tỉ lệ nào cho phù hợp cũng là một điều khó khăn, nhưng nếu chúng ta không tìm được tỉ lệ chính xác thì cũng không sao vì Adobe Acrobat 9 Pro Extended đã cho ta các công cụ sau để có thể chỉnh sửa lại trang pdf của chúng ta.
: Chỉnh sửa lại kích cỡ của đoạn phim chèn, làm như sau, sau khi chèn phim xong, ta nhấp chuột vào Select Object Tool rồi nhấp vào đoạn phim, ta thấy
Lời khuyên: Thời gian chèn phim tương đối lâu, nên cần chọn phim thí nghiệm có dung lượng vừa phải. Nên chọn định dạng phim có dung lượng nhỏ. Thường là *.wmv; *.avi; *.mpg; *.flv.
3.4.3. Lập bảng mục lục
Bảng mục lục là công cụ hữu ích giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các nội dung, thuận lợi khi tìm kiếm thông tin, thao tác nhanh chóng… Để lập bảng mục lục, ta dùng công cụ Bookmark. Với chức năng này, khi ta nhắp chuột vào một đề mục bất kì trong Bookmark thì tài liệu tự động nhảy đến trang chứa đề mục.
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 80 a. Cách tạo Bookmark trong cùng một file PDF
– Dùng chuột bôi đen đề mục cần chèn vào mục lục > right click > Add Bookmark (phím tắt Ctrl + B). Lúc này trong panel Bookmark sẽ xuất hiện đề mục tương ứng.
– Nếu chúng ta muốn tạo một danh sách các thí nghiệm đi kèm chung với file mà chúng ta đang sử dụng thì chúng ta nhấp vào nút
sau đó nhấp , chúng ta muốn tạo bao nhiêu tên thì chúng ta nhấp bấy nhiêu nút . Nhưng nếu trong chương 1 có bài 1 (tức là bài 1 là thư mục con của chương 1) thì chúng ta sẽ nhấp 2 lần , sau đó viết vào dòng lệnh hiện ra sau khi nhấp lần lượt là chương 1 và bài 1. Như đã nói ở trên bài 1 là thư mục con của chương 1, lúc này ta sẽ nhấp vào bài 1 và rê con trỏ xuống dưới chữ “chương 1”. Ta sẽ được hình ảnh như sau:
b. Cách tạo bookmark cho nhiều file PDF khác nhau
Đối với e-book phức tạp gồm nhiều chương, để thuận tiện cho việc chỉnh sửa từng chương riêng lẻ mà không làm ảnh hưởng đến các chương khác, ta
không nên gom tất cả các chương của e-book vào cùng một file PDF duy nhất mà nên tách rời thành từng chương, rồi sau đó liên kết các chương lại thành 1 cuốn e-book hoàn chỉnh.
Ví dụ: Để tiện cho việc chỉnh sửa khí sai sót, em không gom các chương thành 1 file PDF duy nhất mà tách thành 7 chương với 63 file riêng lẻ rồi liên kết chúng lại với nhau.
Cách thực hiện:
– Lưu 63 file PDF (7 chương) vào cùng một folder.
– Mở file PDF Chương 1, trong panel bookmark, chọn New Bookmark.
Sửa tên lại thành Chương 1.
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 81
Để tạo liên kết cho file PDF chương 2 với file PDF chương 1, ta làm như sau: right click > Properties… > Actions.
Trong hộp thoại hiện ra, chọn Open a file > Add… > chọn đường dẫn đến file PDF Chương 2 > OK. Trong hộp thoại hiện ra, chọn OK.
– Làm tương tự để tạo liên kết cho file PDF Chương 3, Chương 4,…, Chương 7 với file PDF Chương 1.
– Sau đó lưu lại rồi đóng file PDF Chương 1.
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 82
3.5. E-book giáo khoa hóa học 10 nâng cao
E-book “Giáo khoa hóa học 10 nâng cao” là file định dạng PDF, trong đó
chia làm 7 chương gồm 63 file ( 551 trang), trong đó có 68 phim thí nghiệm thuộc chương trình hoá học lớp 10. Ở đây chỉ xin tóm tắt sơ lược nội dung cuốn e-book thông qua bảng mục lục.
MỤC LỤC
GIÁO KHOA HÓA HỌC 10 NÂNG CAO
Trang
Chương 1 : Nguyên tử 3
Bài ôn tập 4
Bài 1 : Thành phần nguyên tử 11
Bài 2 : Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học 21
Bài 3 : Đồng vị. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình 30
Bài 4 : Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. 44 Obitan nguyên tử
Bài 5 : Luyện tập về: thành phần cấu tạo nguyên tử. 51 Khối lượng của nguyên tử. Obitan nguyên tử
Bài 6 : Lớp và phân lớp electron 58
Bài 7 : Năng lượng của các electron trong nguyên tử. 65 Cấu hình electron nguyên tử
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 83
Chương 2 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 89
và Định luật tuần hoàn Bài 9 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 90
Tư liệu: Đôi nét về Đi–mi–tri I–va–no–vích Men–đê–lê–ép và định luật tuần hoàn – Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 10 : Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử 102
của các nguyên tố hóa học
Bài 11 : Sự biến đổi một số đại lượng vật lí của các 111
nguyên tố hóa học. Bài đọc thêm: Ái lực electron Bài 12 : Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim 122
của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn Bài 13 : Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 134
Bài 14 : Luyện tập chương 2 143
Bài 15 : Bài thực hành số 1: 151
Một số thao tác thực hành thí nghiệm hóa học. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm Chương 3 : LIÊN KẾT HÓA HỌC 155
Bài 16 : Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion 156
Bài 17 : Liên kết cộng hóa trị 168
Bài 18 : Sự lai hóa các obitan nguyên tử. 179
Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba Bài 19 : Luyện tập về liên kết ion. Liên kết cộng hóa trị. 190
Lai hóa các obitan nguyên tử Bài 20 : Tinh thể nguyên tử. Tinh thể phân tử 197
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 84
Bài 21 : Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học 205
Bài 22 : Hóa trị và số oxi hóa 211
Bài 23 : Liên kết kim loại 219
Bài 24 : Luyện tập chương 3 227
Chương 4 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC 237
Bài 25 : Phản ứng oxi hóa – khử 238
Tư liệu: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương trình tăng – giảm số oxi hóa Bài 26 : Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ 259
Bài 27 : Luyện tập chương 4 274
Bài 28 : Bài thực hành số 2: Phản ứng oxi hóa – khử 285
Chương 5 : NHÓM HALOGEN 287
Bài 29 : Khái quát về nhóm halogen 288
Bài 30 : Clo 298
Bài 31 : Hiđro clorua – Axit clohiđric 314
Bài 32 : Hợp chất có oxi của clo 326
Bài 33 : Luyện tập về clo và hợp chất của clo 334
Bài 34 : Flo 340
Bài 35 : Brom 346
Bài 36 : Iot 354
Tư liệu: Muối iot Bài 37 : Luyện tập chương 5 365
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 85
Bài 39 : Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen 377
Chương 6 : Nhóm oxi 379
Bài 40 : Khái quát về nhóm oxi 380
Bài 41 : Oxi 389
Bài 42 : Ozon và hiđro peoxit 404
Tư liệu: Ozon – chất gây ô nhiễm hay chất bảo vệ Bài 43 : Lưu huỳnh 419
Tư liệu: Khai thác lưu huỳnh trong lòng đất Bài 44 : Hiđro sunfua 433
Bài 45 : Hợp chất có oxi của lưu huỳnh 442
Bài 46 : Luyện tập chương 6 474
Bài 47 : Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh 491
Bài 48 : Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh 493
Chương 7 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC 495
Bài 49 : Tốc độ phản ứng hóa học 496
Tư liệu: Con bọ cánh cứng Brachinus tự vệ như thế nào? Bài 50 : Cân bằng hóa học 516
Tư liệu: Cuộc sống ở độ cao và quá trình sản sinh ra hemoglobin Bài 51 : Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 538
Bài 52 : Bài thực hành số 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học 547
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 86
3.6. Kết quả
Trước hết, em đã dùng phần mềm Ulead Studio Video 11 để thiết kế, chỉnh sửa, thu âm thêm 31 phim thí nghiệm trong chương trình hoá học lớp 10 . Gồm các thí nghiệm:
1. Thí nghiệm phản ứng của iot và nhôm
2. Thí nghiệm phản ứng của axit sunfuric với bari clorua
3. Thí nghiệm phản ứng cacbon cháy trong oxi
4. Thí nghiệm phản ứng của axit clohiđric và canxi cacbonat
5. Thí nghiệm phản ứng trao đổi của natri hiđroxit với đồng (II) clorua
6. Thí nghiệm điều chế khí oxi bằng phản ứng phân huỷ kali clorat với chất xúc tác là mangan đioxit
7. Thí nghiệm ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng
8. Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
9. Thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
10.Thí nghiệm ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng
11.Thí nghiệm phản ứng của axit clohiđric với sắt (III) hiđroxit
12.Thí nghiệm phản ứng của khí hiđrosunfua với oxi không khí
13.Thí nghiệm phản ứng điều chế khí hiđrosunfua trong phòng thí nghiệm
14.Thí nghiệm phản ứng của axit sunfuric loãng với đồng (II) oxit
15.Thí nghiệm màu sắc của chỉ thị với axit sunfuric loãng
16.Thí nghiệm màu sắc của chỉ thị với axit clohiđric
17.Thí nghiệm phản ứng của axit clohiđric với đồng (II) oxit
18.Thí nghiệm phản ứng của axit iothiđric với sắt (III) clorua
19.Thí nghiệm phản ứng của axit clohiđric với kali đicromat
20.Thí nghiệm phản ứng của hiđro peoxit với kali iotua
21.Thí nghiệm phản ứng của khí oxi với magie
22.Thí nghiệm phản ứng của axit clohiđric với magie hiđroxit
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 87
24.Thí nghiệm phản ứng của brom với natri iotua
25.Thí nghiệm nhận biết ion sunfat
26.Thí nghiệm nhận biết ion clorua
27.Thí nghiệm phản ứng photpho cháy trong oxi
28.Thí nghiệm phản ứng của ancol etylic với oxi không khí
29.Thí nghiệm phản ứng lưu huỳnh cháy trong oxi
30.Thí nghiệm về sự khác nhau của tốc độ phản ứng
31.Thí nghiệm phản ứng thế của kẽm và axit clohiđric
Với tổng dung lượng của 31 phim thí nghiệm này là 309,23 MB.
Toàn bộ sản phẩm là cuốn e-book thực hiện được là 1 đĩa DVD với dung lượng 391 MB.
Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu cùng với việc ứng dụng các phần mềm dùng để thiết kế e-book, em đã hoàn thành sản phẩm e-book “Giáo khoa hóa học 10 nâng cao” là file định dạng PDF, gồm 551 trang, có 7 chương.
E-book giáo khoa hóa học 10 nâng cao
Chương 1 : NGUYÊN TỬ
Chương 2 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH
LUẬT TUẦN HOÀN
Chương 3 : LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Chương 4 : PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Chương 5 : NHÓM HALOGEN
Chương 6 : NHÓM OXI
Chương 7 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC
Cuốn e-book gồm tất cả 63 file PDF riêng rẽ, được link (kết nối) lại với nhau, giúp chúng ta có thể dễ dàng chỉnh sửa từng file khi có sự cố ở bất kì 1 file nào đó. Tổng cộng cuốn e-book tồn tại 3969 đường link (kết nối) giữa các file PDF với nhau.
SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 88
Mỗi chương có nội dung được trình bày rõ ràng, khoa học, có nhiều hình ảnh, cấu trúc hóa học được vẽ rõ ràng với các màu sắc sinh động và đặc biệt có đủ các phim thí nghiệm quan trọng.
Mỗi bài đều được chia thành các phần rõ ràng, gồm có: lý thuyết, các phim thí nghiệm để minh họa cho phần lý thuyết, bài tập củng cố ngay sau phần lý thuyết, tư liệu (nếu có), bài tập trong sách bài tập hóa học nâng cao, đáp án đầy đủ cho các bài tập đó.