Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007

Một phần của tài liệu biên soạn ebook giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao bằng phần mềm adobe acrobat 9 0 pro extended (Trang 65)

3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ SOẠN THẢO E-BOOK

3.3.2. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007

Đây là thao tác cơ bản quan trọng nhất trong quá trình thiết kế e-book, vì e-book được xây dựng trên cơ sở văn bản Word rồi sau đó mới chuyển qua file PDF.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 64

Với những tính năng mới ưu việt, Word 2007 là lựa chọn hàng đầu để thực hiện biên soạn văn bản. Word là một ứng dụng phổ thông, quen thuộc với mọi đối tượng người dùng, nên dưới đây chỉ giới thiệu một vài mẹo nhỏ để thao tác nhanh trên Word 2007.

Để thao tác nhanh trên Word 2007:

 Xây dựng thanh Quick Access Toolbar

– Như đã giới thiệu ở trên, thanh công cụ này sẽ giúp người dùng thao tác nhanh hơn. Với những icon có sẵn, người dùng dễ dàng chọn được công cụ thích hợp mà không cần tìm kiếm trong các ribbon.

Ví dụ: Để Insert Symbol, người dùng phải vào menu Insert > Symbol.

Trong khi, ta chỉ cần một lần nhấp chuột vào icon Insert Symbol trên thanh Quick Access Toolbar.

– Cách tiến hành:

Click vào > chọn More Commands… Trong hộp thoại hiện ra, chọn những công cụ cần hiện thị > OK. Để sắp xếp thứ tự hiển thị các công cụ, dùng

 Thiết kế style

– Hệ thống style này được áp dụng cho toàn bộ văn bản, giúp tháo tác nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Chọn toàn bộ văn bản là Normal, với mỗi đề mục lớn chọn các

Heading phù hợp.

– Cách thực hiện: Right click vào một loại style > Modify… Trong hộp thoại, lựa chọn các định dạng cho phù hợp với mục đích sử dụng.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 65

Cài đặt Chemistry Formatter add–ins

– Add–ins là một cài đặt nhỏ được đính kèm vào Word để bổ sung một số tính năng thuận lợi cho người dùng. Chemistry Formatter là một add-in rất hữu ích để soạn thảo nhanh các công thức hóa học, nó cũng có thể được cài đặt vào Power point và Excel.

Ví dụ: Khi nhập: K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O rồi bôi đen, click , chương trình tự động chuyển thành:

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O – Tải phần mềm tại: http://www.mediafire.com/?d2a38dmna3onff0  Chức năng tìm kiếm và thay thế

Trên ribbon có công cụ Editing, gồm các chức năng:

Find: Tìm kiếm một từ bất kì trong toàn bộ văn bản.

Replace: Thay thế từ này bằng một từ khác. Công cụ này rất hữu ích để sửa lỗi hệ thống của toàn văn bản.

Sau đó chọn Replace All để sửa tất cả các từ trong văn bản.

Ví dụ: Cần sửa từ e-book thành e-book: tại vị trí Find what nhập e-book, tạo ô Replace with gõ e-book, rồi chọn Replace All.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 66 3.3.3. Vẽ cấu trúc hóa học bằng ChemDraw Ultra 10.0

ChemDraw Ultra 10.0 là công cụ không thể thiếu khi cần vẽ các cấu trúc hóa học hữu cơ.

Các thanh tác vụ cơ bản của ChemDraw Ultra 10.0 như sau: Main tools: thanh công cụ chính trong vẽ công thức hoá học

General toolbar: Thanh chứa các lệnh như save, print, open, undo,…

Style toolbar: Chỉnh sửa một số thuộc tính (ví dụ: kiểu chữ, màu chữ...)

Ngoài ra bạn có thể chọn thêm một số thanh công cụ khác bằng cách vào menu View > other toolbars > sau đó chọn những ứng dụng bạn cần như: vẽ obitan, dụng cụ thí nghiệm (clipware), các dạng liên kết, các kí tự, mũi tên chỉ chiều phản ứng...

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 67 3.3.4. Chụp hình bằng SnagIt 8

a. Khởi động chương trình

Cách 1: nhắp đúp lên biểu tượng trên màn hình.

Cách 2: vào start → programs → SnagIt 8 → SnagIt 8.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 68

Có thể có các loại giao diện chương trình như: Normal View, Classic View, Compact View. Để chuyển đổi giữa các dạng dao diện này, trong cửa sổ chương trình SnagIt, từ thanh công cụ ta chọn View → Normal View hoặc View → Classic View hoặc View → Compact View.

Ở đây tôi chỉ xin được trình bày với giao diện chương trình ở chế độ chuẩn (Normal View ).

b. Thanh thực đơn lệnh (Menu)

Trên thanh thực đơn có các nhóm lệnh tương tự như nhiều phần mềm soạn thảo khác (hình bên) gồm: File, Capture, Wiew, Tools, Help. Khi click chuột vào các nhóm lệnh đó một thực đơn sẽ xuất hiện cho phép người sử dụng lựa chọn các lệnh cần thiết:

Nhóm lệnh trong thực đơn File (nhóm lệnh này thường ít sử dụng cho những người mới làm quen).

Thanh công cụ định dạng (cài đặt chế độ chụp và hiệu ứng cho đối tượng

Thanh thực đơn lệnh (M )

Bảng công cụ mô tả các chế độ chụp đã → được định dạng sẵn (Basic

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 69

Ghi chú: Khi thao tác chụp (capture) màn hình, thường chúng ta phải xác định chế độ chụp – tức là chụp hình ảnh hay quay phim,…; xác định kiểu dữ liệu đưa vào (Input); phương thức xuất ra cho đối tượng chụp (Output),... tất cả các định dạng đó có thể được lưu lại dưới dạng một tập tin có tên dạng

*.snagprof gọi là một Profile (tạm dịch là file định dạng), khi cần chúng ta có thể chọn file định dạng này để áp cho đối tượng cần chụp mà không cần chọn và định dạng lại, mỗi file định dạng được đại diện bằng một biểu tượng trong bảng công cụ định dạng sẵn (Profiles)

Nhóm lệnh trong thực đơn Capture

→Mở một File (hình hay phim) có sẵn trong máy

→ Tổ chức sắp xếp lại các file định dạng

→ Đưa thêm vào bảng các file định dạng

→ Xuất ra các file định dạng

→ Ẩn cửa sổ chương trình xuống khay hệ thống

→ Thoát chương trình

→Xác định kiểu chụp. Ví dụ: toàn màn hình hay chỉ 1 khu vực,…

→ Xác định phương thức xuất ra. Ví dụ: ra máy in, vào bộ nhớ tạm,…

→ Xác định các định dạng cho đối tượng. Ví dụ: màu sắc, kích thước…

→ Xác định chế độ chụp. Ví dụ: chụp hình hay quay phim,…

→ Chọn chức năng này để xem kết quả sau khi chụp

→ Chọn chức năng này nếu muốn chụp cả con trỏ chuột

→ Chụp và giữ lại liên kết

→ Chụp cùng lúc nhiều phần khác nhau được lựa chọn trên màn hình

→ Cài đặt thời gian chụp tự động

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 70

Các kiểu chụp trong nhóm thực đơn Input:

Các phương thức xuất ra trong nhóm thực đơn Output: → Chụp toàn màn hình

→ Chụp các cửa sổ nhỏ trong một chương trình

→ Chụp toàn bộ cửa sổ chương trình

→ Chụp khu vực lựa chọn

→ Chụp một vùng với kích thước định trước

→ Chụp một đối tượng

→ Chụp các thanh Menu

→ Chụp sử dụng nút cuộn

→ Chụp khung hình xác định (elip,…)

→ Định nơi tập tin đưa vào camera,…

→ Chụp cùng lúc nhiều khu vực được lựachọn

→ Chụp bao gồm cả trỏ chuột

→ Chụp và giữ lại liên kết

→ Các chức năng khác

→ Không xuất ra các thiết bị ngoài

→ Xuất ra máy in

→ Xuất ra bộ nhớ tạm

→ Xuất ra dưới dạng một tập tin

→ Gửi qua thư điện tử

→ Chụp và lưu vào bộ sưu tập mục trênmáy

→ Chụp và đưa vào nơi lưu trữ trên mạng

→ Gửi qua tin nhắn

→ Đưa vào một chương trình chỉnh sửa

→ Các lựa chọn khác

→ Hiện kết quả chụp trong cửa sổ chương trình

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 71

Các định dạng cho đối tượng trong nhóm thực đơn Filters

Xác định kiểu chụp trong nhóm thực đơn Mode:

Nhóm lệnh trong thực đơn View

→ Thiết lập chiều sâu màu

→ Thay đổi màu sắc trên đốitượngthành màu khác

→ Chỉnh từng gam màu và độ sáng cho đối tượng

→ Thiết lập độ phân giải cho đối tượng chụp

→ Thu nhỏ hay phóng lớn hình sau khi chụp

→ Đặt tên hay ghi chú thích cho đối tượng chụp

→ Định dạng khung hình

→ Thiết lập hiệu ứng viền cho đối tượng chụp

→ Thiết lập chế độ bóng mờ

→ Điều chỉnh kích thước ảnh so với vùng chọn

→ Chụp hình ảnh (Image)

→ Chụp lấy phần văn bản (Text)

→ Quay phim một phần hay toàn màn hình (Video)

→ Chụp trang web

→ Thiết lập dao diện làm việc ởchế độ chuẩn

→ Thiết lập dao diện làm việc ở chế độ cổ điển

→ Thiết lập dao diện làm việc ở chế độ thu gọn

→ Hiện thanh công cụ.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 72

Nhóm lệnh trong thực đơn Tools

Nhóm lệnh trong thực đơn Help

c. Thanh công cụ định dạng

Thanh công cụ định dạng gồm 5 nhóm chức năng: Input, Output, Effects, Options, Capture, khi nhắp chuột vào mũi tên bên cạnh mỗi nhóm sẽ hiện lên các chức năng tương tự như khi sử dụng thực đơn lệnh:

→ Trợ giúp, hướng dẫn sử dụng

→ Tìm hiểu các tính năng của SnagIt trong Word, PowerPoint,…

→ Nhắc nhở hàng ngày,…

Các tính năng liên quan đến việc xem phiên bản, cập nhật, nâng cấp phần mềm SnagIt trực tuyến, nhập mã bản quyền sản phẩm,…

→ Khởi động chương trình chỉnh sửa hình ảnh

→ Tìm kiếm file đã chụp và lưu trong bộ sưu tập → Khởi động chương trình xem và chỉnh sửa video

→ Cài đặt thời gian chụp tự động

→ Thiết lập chế độ in ấn với SnagIt

→ Thiết lập các tính năng ưu tiên, các phím tắt,…

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 73

– Nhóm Input: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Input – Nhóm Output: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Output – Nhóm Effects: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Filters – Nhóm Capture: giống như vào thực đơn lệnh Capture → Mode

Thông thường khi ta tiến hành thao tác chụp, để nhanh chóng và có tính trực quan hơn ta thường thao tác với nhóm chức năng này.

Trong mỗi nhóm nói trên, biểu tượng đại diện cho biết chức năng nào trong mỗi nhóm đang được chọn. Ví dụ ở hình bên, trong nhóm Capture đang có biểu tượng là chiếc máy

ảnh, chế độ chụp hiện tại là chụp hình ảnh. Nếu biểu tượng là một đoạn phim ảnh thì chế độ đang chọn là quay phim, nếu biểu tượng là chữ T thì chế độ chụp là chụp văn bản,…

d. Các bước cơ bản để thực hiện thao tác chụp

Chọn chế độ chụp

Vào Capture → Mode sau đó chọn 1 trong 4 chế độ chụp: Chụp hình (Image Capture), quay phim (Video Capture), chụp văn bản (Text Capture) hay chụp nội dung trang web (Web Capture).

Chọn quy cách dữ liệu vào (Input)

Vào Capture → Input, chọn một trong các kiểu chụp: toàn màn hình, chụp một thanh công cụ, chụp một khu vực lựa chọn tùy ý,...

 Chọn phương thức xuất ra cho đối tượng chụp (Output). Chẳng hạn chụp xong xuất ra máy in hay lưu vào bộ nhớ tạm, dán trực tiếp sang Word, Excel, PowerPoint, gửi Email,…

Ghi chú: Nếu đã có một profile định dạng sẵn hoặc chọn một profile mặc định của chương trình chúng ta có thể chọn nó (trong bảng công cụ profile) và thực hiện ngay sang bước 4 mà không cần qua 3 bước trên!

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 74

 Nhắp chuột lên biểu tượng (Capture) màu đỏ ở góc dưới bên phải cửa sổ chương trình (hoặc nhấn phím Print Screen trên bàn phím).

 Trỏ chuột đến đối tượng, nhắp chọn hoặc rê chuột khoanh vùng cần chụp.

 Chọn các hiệu ứng cần thêm vào (Khung hình, tỉ lệ hình, tạo bóng đổ cho hình,…) hoặc chỉnh sửa đối tượng vừa chụp nếu cần.

Lưu trữ hoặc dán hình đến vị trí cần thiết

e. Sau khi chụp một hình ảnh, chương trình tự động chuyển hình chụp sang SnagIt Editor để biên tập ảnh chụp. Một số công cụ chỉnh sửa thông dụng: + (1): Phóng to hình (2): Thu nhỏ hình (3): Chọn vùng hình cắt giữ lại (4): Chọn vùng hình cắt bỏ đi (5): Copy hình (6): Paste hình

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 75

+ Thanh hiệu ứng Effects dùng để chỉnh sửa hình ảnh. Đặc biệt chú ý ở đây đó là chế độ làm mờ phần bóng bên dưới hình. Thực hiện như sau: chọn Color Editing > Transparent Color > Yes, change to 256 colors and cotinue > trong Transparency ta đánh chọn vào use transparent color và chọn màu trắng.

Ví dụ:trước và sau khi làm mờ phần bóng dưới hình

Trước Sau

+ Trong thanh Paint tools ta chú ý tới: Các kiểu dấu mũi tên Thêm chữ vào hình Các kiểu chọn

f. Quay phim màn hình (Video Capture)

Ví dụ chúng ta cần ghi lại một đoạn phim từ một phần mềm mô phỏng hay một đoạn phim đang xem trên một chương trình nào đó hoặc ghi lại các thao tác trên màn hình. Chúng ta có thể tiến hành như sau:

Giả sử đoạn phim (hay đối tượng động nói chung) cần ghi lại đang trình chiếu trên màn hình.

– B1: Khởi động SnagIt, chọn chế độ chụp là Video Capture.

– Các bước tiếp theo tương tự như thao tác với việc chụp hình ở ví dụ trên.

Sau đó hộp thoại SnagIt Video Capture hiện ra. Chúng ta chỉ việc chọn Start trên cửa sổ đó để bắt đầu ghi hình. Khi chương trình đang tiến hành ghi hình, một khung nhấp nháy màu đen xung quanh cho biết khu vực đang được ghi. Khi cần kết thúc quá trình ghi, nhấn lên nút Print Screen trên bàn phím và chọn Stop ở hộp thoại hiện ra.

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 76

Sau khi kết thúc, cửa sổ SnagIt Preview hiện ra, trên đó có thanh công cụ của chương trình Windows Media Player (chương trình xem phim và nghe nhạc tích hợp trong hệ điều hành Windows). Nhắp lên nút Play để xem thử kết quả trước khi lưu lại kết quả.

Sau đó nhấn “Save video” lưu lại đoạn video vừa thu được vào một vị trí trong máy tính để chèn (Insert) vào giáo án khi cần.

3.3.5. Chuyển đổi từ file Word sang file PDF

Định dạng file của Word 2007 là docx. Để thực hiện được e-book ta phải chuyển sang định dạng PDF (Portable Document Format). PDF là một định dạng tập tin với bố cục cố định, phù hợp cho việc chia sẻ. Định dạng PDF đảm bảo khi tập tin được xem trực tuyến hay in ra, nó vẫn giữ nguyên định dạng ban đầu và dữ liệu trong tập tin không dễ bị sửa đổi. Để xem một tập tin PDF ta phải cài đặt một chương trình đọc PDF trên máy tính. Chương trình đọc PDF phổ biến nhất là Acrobat Reader (http://adobe.com). Ngoài ra, có thể chuyển bất kỳ tài liệu có thể in được nào sang định dạng PDF với một máy in PDF. Với Word 2007, ta có thêm nhiều lựa chọn để chuyển một tài liệu Office sang định dạng PDF:

Lưu file bằng định dạng PDF: Cần cài đặt thêm add–ins Microsoft Save as PDF or XPS dành cho Word trên trang web www.micosoft.com. Sử dụng chức năng Save As để lưu file Word dưới định dạng PDF.

Chọn Save As > PDF or XPS . Trong hộp thoại hiện ra chọn Options

Có sẵn khi cài Adobe Acrobat Lưu với định dạng PDF

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 77

– Sử dụng máy in PDF: Có thể hiểu đây chỉ là một máy in ảo dùng để chuyển sang định dạng PDF. Click vào Office Button > Print > Print. Trong

hộp thoại hiện ra, chọn Adobe PDF > OK. Đây là cách đơn giản nhất.

– Dùng phần mềm Acrobat: Trên thanh menu của Word 2007 đã tích hợp sẵn ứng dụng Acrobat > Create PDF. Lưu ý chương trình đòi hỏi phải save file Word trước khi chuyển.

Ngoài ra có thể dùng các phần mềm chuyên dụng chuyển file Word thành PDF như: Solid Converter, Convert2PDF…

3.4. Thao tác trong Adobe Acrobat 9 Pro Extended

Thao tác trong ứng dụng Adobe Acrobat là bước cuối cùng để hoàn thiện cuốn e-book. Do tính phức tạp của văn bản Word (chứa nhiếu cấu trúc hóa học, hình vẽ phức tạp) nên đôi khi chuyển đổi từ file Word sang PDF thì dữ liệu bị biến dạng. Ví dụ trong file Word có hình ảnh đó nhưng trong PDF lại không có, font chữ bị biến dạng… Do đó ta phải dùng các công cụ chỉnh sửa trong

Tự động tạo bookmark cho file PDF bằng cách dùng các Heading (Headings) hay bookmark của Word (Word bookmarks)

SVTH: Hoàng Thị Kim Phượng Trang 78

Adobe Acrobat 9 để chỉnh sửa tài liệu. Ngoài ra, bằng ứng dụng này ta dễ dàng

Một phần của tài liệu biên soạn ebook giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao bằng phần mềm adobe acrobat 9 0 pro extended (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)