Khách thể của quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học trường kinh tế quốc dân (Trang 60 - 62)

- Công đoàn Việt Nam

3. Khách thể của quan hệ pháp luật

Cá nhân, tổ chức khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó đều nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định về vật chất, văn hoá, tinh thần. Lợi ích mà các bên hướng tới nhằm đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật là một yếu tố không thể thiếu của quan hệ pháp luật. Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thoả mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật, nghĩa là, vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.

Câu 39. Sự kiện pháp lí là gì? Mối liên hệ giữa sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật?

Các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí khi tham gia quan hệ pháp luật. Nhưng tự các mối quan hệ pháp luật không tồn tại sẵn trong đời sống mà phải có sự tác động của những yếu tố nhất định. Do nhu cầu của chủ thể, họ còn muốn thay đổi các quyền và nghĩa vụ pháp lí đang thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật nào đó. Ví dụ: Anh A và chị B sau thời gian tìm hiểu muốn tiến tới quan hệ hôn nhân. Họ phải xin đăng kí kết hôn tại ủy ban nhân dân và quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng của anh A, chị B sẽ phát sinh khi có quyết định cho đăng kí kết hôn của ủy ban nhân dân trên cơ sở những quy định của pháp luật. Như vậy, vấn đề phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Quan hệ pháp luật phát sinh thay đổi, chấm dứt dưới tác động của 2 điều kiện: Quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lí.

* Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành để tác động tới quan hệ xã hội và biến nó thành quan hệ pháp luật. Nội dung của quy phạm bao giờ cũng xác định rõ phạm vi tác động của quy phạm pháp luật. Phạm vi tác động của quy phạm pháp luật thể hiện ở hai khía cạnh:

Một là xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay quan hệ xã hội nào được đề cập trong quy phạm

Hai là xác định cá nhân, tổ chức cụ thể nào phải tuân theo cách thức xử sự của quy phạm pháp luật.

Cá nhân, tổ chức mà quy phạm đề cập phải có những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Nghĩa là họ phải có năng lực chủ thể. Phạm vi tác động của các quy phạm khác nhau. Mỗi quy phạm có sự xác định khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh sẽ xảy ra trong thực tế cũng như loại chủ thể tham gia quan

hệ pháp luật. Nếu không có sự tác động của quy phạm pháp luật thì quan hệ xã hội không thể trở thành quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, nếu chỉ có quy phạm pháp luật xác định quan hệ nào là quan hệ pháp luật thì cũng chưa thể có quan hệ pháp luật cụ thể xảy ra trên thực tế. Ví dụ: Các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn tồn tại nhưng quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng không thể nảy sinh hay chấm dứt nếu thiếu yêu cầu của các cá nhân và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, quy phạm pháp luật mới chỉ là điều kiện tiền đề để xác định quan hệ pháp luật.

Để có quan hệ pháp luật nảy sinh trong thực tế các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể trở thành xử sự thực tế, cụ thể của các cá nhân, tổ chức thì cần phải có điều kiện khác nữa. Đó là những sự kiện thực tế của đời sống mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: Quyết định cho đăng kí kết hôn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở nguyện vọng của đôi nam nữa và quy định của pháp luật đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng của họ. Sự kiện thực tế như vậy gọi là sự kiện pháp lí.

Tóm lại, sự kiện pháp lí là sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lí là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là bộ phận của chúng. Sự kiện pháp lí là sự kiện thực tế được quy định trong pháp luật. Việc thừa nhận hay không thừa nhận sự kiện thực tế nào đó là sự kiện pháp lí đều xuất phát từ lợi ích của xã hội và của giai cấp nắm chính quyền trong xã hội.

Sự kiện pháp lí có thể là sự xuất hiện hay không xuất hiện của sự kiện thực tế. Tức là quan hệ pháp luật có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi xuất hiện sự kiện thực tế hoặc khi không xảy ra sự kiện thực tế nào đó theo quy định của pháp luật.

Câu 40: Thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.

Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định những khả năng xử sự của mọi cá nhân, tổ chức. Khả năng đó chỉ trở thành hiện thực trong đời sống khi các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống thì điều đó chứng tỏ công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả. Chính vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước sử dụng pháp luật như là phương tiện để thực hiện sự quản lý đối với xã hôị, và đây là nguyên tắc hiến định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Nói cách khác, việc thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật, đó là bằng hành vi cụ thể của mình, các chủ thể pháp luật khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, đã bằng các hành vi của mình thực hiện các quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định đã được đưa ra.

Các quy phạm pháp luật hết sức phong phú cho nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học trường kinh tế quốc dân (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w