- Công đoàn Việt Nam
1. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa VN.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục nhất định; được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau; là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội; mang tính bắt buộc chung; được thể hiện dưới những hình thức nhất định... nhưng được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và tư tưởng mới , do vậy, bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Tính xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam rất rộng lớn. Với tư cách là công cụ chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng lớn, là phương tiện để nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xã hội tổ chức và hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội... các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các cá nhân đều sống và làm việc trên cơ sở pháp luật. Những năm gần đây, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang từng bước được củng cố, mở rộng và phát triển.
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân Việt Nam. Nhân dân thông qua nhà nước thể hiện ý chí của mình trong pháp luật, quy định và bảo vệ chính quyền nhân dân, đưa người lao động Việt Nam từ địa vị bị thống vị lên địa vị thống trị xã hội, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện từng bước việc công hữu những tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội, bảo đảm cho người lao động khả năng thực tế tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội... Bảo vệ lợi ích cho người lao động, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận và bảo đảm các quyền tự do dân chủ thực sự cho nhân dân như quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý, quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu, quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền nghỉ ngơi, quyền học tập,... đáp ứng những lợi ích cơ bản của người lao động, mang lại tự do thực ự cho cả cộng đồng và mỗi người dân. Cũng với sự phát triển của xã hội, tính giai cấp của xã hội pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang chuyển dần thành tính nhân dân.