Phân loại điều ước quốc tế:

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học trường kinh tế quốc dân (Trang 57 - 59)

- Công đoàn Việt Nam

2. Phân loại điều ước quốc tế:

Điều ước quốc tế có thể phân thành các loại khác nhau dựa trên tiêu chí phân loại.

* Căn cứ vào số lượng chủ thể tham gia ký kết điều ước, điều ước quốc tế được phân thành 2 loại: Điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương.

- Điều ước quốc tế song phương là ĐƯQT được hai quốc gia ký kết.Ngoài ra điều ước quốc tế cũng được coi là song phương khi ký kết và thực hiện điều ước quốc tế có sự tham gia của nhiều quốc gia trong đó có 1 quốc gia tham gia điều ước với tư cách là một bên khác.

- Điều ước đa phương được chia thành hai loại: điều ước đa phương phổ biến (có sự tham gia của tất cả các quốc gia) và điều ước đa phương với số lượng hạn chế (ví dụ điều ước đa phương khu vực).

* Căn cứ vào lĩnh vực quan hệ điều chỉnh (khách thể của điều ước) điều ước quốc tế có thể được chia thành nhiều loại như: chiến tranh và hòa bình, kinh tế, nhân quyền, môi trường, tương trợ tư pháp…

* Căn cứ vào tính chất điều ước, điều ước quốc tế được phân thành 2 loại: Điều ước quốc tế mở và điều ước quốc tế đóng.

- Điều ước quốc tế mở là điều ước quốc tế được ký kết với nhiều điều kiện mở ra khả năng tham gia của bất kỳ quốc gia nào, không phụ thuộc vào việc có sự đồng ý hay không của các quốc gia đã tham gia điều ước.

- Điều ước quốc tế đóng là điều ước quốc tế được ký kết với điều kiện sự tham gia của các quốc gia sau này phải phụ thuộc sự đồng ý của các quốc gia đã tham gia điều ước (những thành viên ban đầu).

Pháp luật mỗi quốc gia có sự phân loại điều ước quốc tế khác nhau. Về tổng thể, việc phân loại điều ước quốc tế theo pháp luật quốc gia chủ yếu tạo cơ sở dễ dàng cho công tác ký kết, thực hiện và quản lý nhà nước đối với điều ước quốc tế. Công ước viên năm 1969 không đưa ra bất cứ một sự phân loại mang tính hệ thống nào, nó tiếp cận theo hướng điều ước quốc tế dù là được ký kết ở cấp nào thì vẫn mang danh nghĩa của quốc gia, tức là quốc gia mới là thành viên của điều ước quốc tế đó.

Câu 38: Quan hệ pháp luật là gì? Phân tích các thành phần cấu thành quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, xuất hiện dưới sự tác động của các quy phạm pháp luật, theo đó các bên tham gia quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của quy phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ đó được pháp luật ghi nhận và nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, cưỡng chế nhà nước.

Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.

1.Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia quan hệ pháp luật, nói

cách khác, đó là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở những quyền và nghĩa vụ do nhà nước quy định trong pháp luật. Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức.

Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi của mình thực hiện một cách độc lập các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, độc lập tham gia các quan hệ xã hội.

Đối với cá nhân, năng lực pháp luật do nhà nước quy định. Nó xuất hiện kể từ khi cá nhân đó sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết. Trong một số lĩnh vực, năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển thể lực và trí lực của cá nhân. Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đã đạt đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất định. Phần lớn pháp luật các nước đều lấy độ tuổi 18 và tiêu chuẩn lý trí làm điều kiện công nhận năng lực hành vi cho chủ thể của đa số các nhóm quan hệ pháp luật.

Đối với tổ chức, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc, vào thời điểm tổ chức được thành lập và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế hoặc văn bản của nhà nước, năng lực hành vi của tổ chức thực hiện thông qua người đứng đầu cơ quan hoặc người đại diện.

* Chủ thể là cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

Công dân là loại chủ thể cá nhân phổ biến và chủ yếu của quan hệ pháp luật. Người nước ngoài và người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật theo các điều kiện áp dụng đối với công dân Việt Nam.

* Pháp nhân: là tổ chức dược nhà nước thừa nhận là chủ thể của quan hệ pháp luật. Pháp nhân là một thực thể nhân tạo được cá nhân hoặc nhà nước dựng lên. Pháp nhân chỉ xuất hiện khi được nhà nước cho phép, tức là được nhà nước thành lập hoặc thừa nhận. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào do nhà nước lập ra hoặc thừa nhận cũng có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để được công nhận là pháp nhân tổ chức phải có những điều kiện sau:

- Phải là một tổ chức hợp pháp. - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

- Phải có tài sản riêng, và bằng chính tài sản của mình pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của mình.

- Pháp nhân nhân danh chính bản thân mình tiến hành các hoạt động (kể cả hoạt động tố tụng) và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ những hành động đó.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật. Đặc điểm cơ bản trong năng lực chủ thể pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ nhà nước là chủ thể quyền lực chính trị của toàn xã hội, là chủ sở hữu lớn nhất của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Ôn thi cao học trường kinh tế quốc dân (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w