Một số biện pháp nâng cao tự ý thức của sinh viên

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 98)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Một số biện pháp nâng cao tự ý thức của sinh viên

2.3.2.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

a. Cơ sở lý luận

* Cơ chế hình thành sự tự nhận thức bản thân

Ý thức là hình ảnh phản ánh hiện thực cao nhất của con người. Khái niệm ý thức được xây dựng dựa trên cơ sở của tâm lý học hoạt động, trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong đó, tự ý thức là một trong những thuộc tính cơ bản của ý thức. Tự ý thức thể hiện ở việc cá nhân không chỉ ý thức về thế giới mà còn ở mức độ cao hơn, có khả năng tự ý thức, có nghĩa là khả năng tư nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình. Do đó, muốn tác động đến tự ý thức của bản thân thì cần tác động vào những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài bản thân.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tự nhận thức bản thân

Tâm lý học Macxit đã khẳng định: nguyên nhân quyết định việc nảy sinh các hiện tượng tâm lý là do các tác động bên ngoài, nhưng không phải trực tiếp mà phải thông qua các điều kiện bên trong (bộ lọc cá nhân) và hoạt động của chủ thể. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra năm nhóm yếu tố gồm:

- Nhóm biện pháp tác động từ phía bản thân sinh viên - Nhóm biện pháp tác động từ phía gia đình

- Nhóm biện pháp xuất phát từ nhà trường - Nhóm biện pháp tác động từ phía bạn bè

- Nhóm biện pháp tác động từ phía xã hội (kênh thông tin, kinh tế, yếu tố khác,…)

b. Cơ sở thực tiển

Kết quả phân tích thực trạng nghiên cứu cho thấy năm nhóm yếu tố trên có ảnh hưởng đến tự ý thức bản thân của sinh viên ở các mức độ khác nhau.

2.3.2.2. Các nhóm biện pháp nâng cao tự ý thức của sinh viên

a. Nhóm biện pháp tác động từ phía gia đình

- Nâng cao chất lượng giáo dục của gia đình thông qua mở những lớp giáo dục dành cho gia đình giúp nâng cao ý thức của gia đình về tầm quan trọng của mình trong việc hình thành và phát triển tự ý thức của con em, tầm quan trọng của tự ý thức đối với sự phát triển của con em mình.

- Xây dựng quan hệ nồng ấm – chấp nhận và yêu cầu cao đối với con. - Xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh, phù hợp chuẩn mực xã hội.

- Tạo bầu không khí thân thiết, yêu thương nồng ấm trong gia đình để luôn là điểm tựa tinh thần cho con em mình.

- Có phong cách giáo dục con cái phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của con em mình.

- Ông bà, cha mẹ có ý thức tự rèn luyện bản thân để trở thành tấm gương sáng cho con cháu; Tham gia vào các lớp tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của con, cháu để có những tác động phù hợp.

- Gia đình dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con nhiều hơn nữa để có những giúp đỡ kịp thời.

- Xây dựng kinh tế gia đình ổn định, vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển cá nhân.

- Gia đình động viên khuyến khích và tạo điều kiện để con em tham gia các hoạt động văn hóa, hoạt động xã hội, sinh hoạt đoàn thể và các hoạt động văn hóa ở địa phương, ở nhà trường.

b. Nhóm biện pháp xuất phát từ nhà trường

- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường bằng cách thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu của xã hội,

- Tăng thêm nhiều môn học dạy kĩ năng sống, tạo mọi điều kiện biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cho mỗi cá nhân.

- Giáo viên không ngừng hoàn thiện bản thân để luôn là tấm gương sáng cho học sinh.

- Giáo viên tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn đa dạng và khuyến khích sinh viên tích cực tham gia nâng cao ý thức của các em trong hoạt động thực tiễn.

- Giáo viên cần công bằng và khách quan trong đánh giá, khen thưởng hay trừng phạt.

- Đẩy mạnh công tác đoàn, hội, các câu lạc bộ trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của nhà trường, xây dựng thêm nhiều phòng chức năng để sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu.

- Tổ chức nhiều buổi giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa những người đi trước với sinh viên trong nhà trường.

- Duy trì mối quan hệ tích cực trong nhà trường (giáo viên – giáo viên, giáo viên – sinh viên, sinh viên – sinh viên).

c. Nhóm biện pháp tác động từ phía bạn bè

- Xây dựng những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, có thể chia sẻ niềm vui, nổi buồn, cùng học cùng tiến bộ.

- Xây dựng nhóm học tập trong lớp, trường.

- Mở rộng nhiều quan hệ bạn bè thông qua các hoạt động đoàn, hội, câu lạc bộ trong nhà trường.

d. Nhóm biện pháp tác động từ phía xã hội

Môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người bằng cơ chế xã hội hóa cá nhân. Bên cạnh đó, xã hội còn tác động đến mỗi cá nhân thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội có tác dụng xây dựng và uốn nắn hành vi của con người, giúp con người có nhận thức, thái độ, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Do đó xã hội cần quản lý tốt các dư luận xã hội, tuyên truyền mở rộng dư luận xã hội tích cực, ngăn chặn những luồng dư luận tiêu cực.

- Các tổ chức xã hội cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của giáo dục gia đình, cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục con cái để giúp con em mình phát triển tự ý thức.

- Cải thiện chất lượng của các chương trình truyền thông, truyền hình. Lồng ghép những chương trình giáo dục vào các chương trình gameshow nhằm biến truyền hình, máy tính và phương tiện truyền thông hiện đại khác là công cụ giáo dục đắc lực.

- Quản lý tốt chất lượng của các thông tin từ báo chí, mạng internet: ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hình ảnh bạo lực, quan hệ giới tính lệch lạc,... xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận thức của trẻ về khuôn mẫu nhân cách và hành vi xã hội được mong đợi.

- Xây dựng những chế độ chính sách tốt cho người lao động.

e. Nhóm biện pháp tác động từ phía bản thân sinh viên

Bản thân sinh viên đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển tự ý thức bản thân do đó sinh viên cần phải:

- Có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, tích cực trong hoạt động học tập và nghiên cứu.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội do nhà trường và các đoàn thể tổ chức.

- Tiếp nhận có chọn lọc các tác động giáo dục từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.

- Xây dựng cho mình một kế hoạch đường đời phù hợp với khả năng bản thân và phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Tiểu kết chương 2

Từ kết quả khảo sát ở trên có thể khẳng định là tự ý thức của sinh viên đạt ở mức độ khá. Giữa các mặt của tự ý thức có sự tương quan thuận ở mức khá. Và giữa các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên với sự tự ý thức của sinh viên có sự tương quan với nhau. Dù rằng sự tương quan này chỉ ở mức thấp đến trung bình, nhưng tất cả đều theo chiều thuận. Điều này cho thấy, nếu trong các yếu tố tác động đến tự ý thức bản thân của sinh viên có sự thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tự ý thức bản thân ở sinh viên, và cũng khẳng định hơn về tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Biểu hiện tự ý thức của sinh viên

Kết quả nghiên cứu tự ý thức của sinh viên cho thấy: Biểu hiện tự ý thức của sinh viên tại một số trường Đại học Thành Phố Hồ Chí Minh đạt mức độ khá. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Biểu hiện tự ý thức của sinh viên theo trường, năm học và học lực có sự khác biệt. Còn giữa sinh viên nam và nữ thì không có sự khác biệt.

Biểu hiện tự ý thức thể hiện ở sự tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của sinh viên cụ thể như sau:

* Tự nhận thức:

Biểu hiện tự nhận thức của đa số sinh viên đều ở mức độ khá. Trong đó:

- Sinh viên nhận thức những đặc điểm bên ngoài của mình ở mức trung bình, nhận thức những đặc điểm phẩm chất và năng lực ở mức khá.

- Có sự khác biệt trong sự nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ về những đặc điểm bên ngoài. Nam sinh viên đánh giá về đặc điểm bên ngoài của mình thấp hơn nữ.

- Sinh viên có học lực khá, giỏi tự nhận thức bản thân mình ở mức cao hơn so với sinh viên có học lực từ trung bình khá trở xuống.

- Có sự khác biệt về tự nhận thức giữa sinh viên các trường trong việc nhận thức đặc điểm bên ngoài và đặc điểm phẩm chất. Ở những đặc điểm bên ngoài thì sinh viên Sư phạm nhận thức mình ở mức độ cao hơn 2 trường còn lại. Còn ở đặc điểm phẩm chất thì sinh viên trường TDTT nhận thức mình ở mức độ cao hơn 2 trường kia.

- Nhận thức của sinh viên theo năm học có sự khác biệt ở những đặc điểm phẩm chất. Sinh viên năm hai nhận thức mình cao hơn những sinh viên các năm khác.

* Tự đánh giá:

Biểu hiện tự đánh giá của đa số sinh viên biểu hiện đều ở mức khá. Cụ thể:

- Sinh viên đánh giá cao về các phẩm chất bên trong hơn là chú ý đến vẻ ngoại hình của mình. Vì trong các mặt thì tự đánh giá của sinh viên về mặt quan hệ trong gia đình ở mức độ cao nhất, kế nữa là đánh giá về trách nhiệm của bản thân và thấp nhất là đánh giá về ngoại hình.

- Giữa nam sinh viên và nữ sinh viên có sự khác biệt trong việc tự đánh giá bản thân ở việc thích nghi với cuộc sống và năng lực cá nhân. Sinh viên nữ thích nghi với cuộc sống thấp hơn sinh viên nam.

- Có sự khác biệt trong việc đánh giá mặt giao tiếp, năng lực và trách nhiệm ở sinh viên có học lực khác nhau. Học sinh giỏi, khá đánh giá bản thân ở mức cao hơn những sinh viên học lực kém hơn.

- Có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên các trường về sự tự đánh giá ở mặt giao tiếp (Sư phạm > Nhân văn > TDTT); năng lực cá nhân, phẩm chất, trách nhiệm của bản thân, sự hai lòng, thích nghi cuộc sống, hoạt động xã hội và quan hệ với gia đình (TDTT > Sư phạm > Nhân văn).

- Ở các mặt năng lực cá nhân, phẩm chất, trách nhiệm, thích nghi cuộc sống, sự hài lòng, quan hệ gia đình, sinh viên năm 2 đánh giá bản thân ở mức độ cao hơn sinh viên năm 1 và cao hơn sinh viên năm 3, 4, 5.

* Tự điều khiển, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác

Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác của sinh viên ở mức cao. - Có sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong việc tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác ở việc giải quyết vấn đề của bản thân và trong xã hội. Nhưng lại không có sự khác biệt giữa các sinh viên có học lực khác nhau.

- Tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác trong các hoạt động giữa sinh viên các trường ở các mặt “học tập”, “quan hệ bạn bè, gia đình”, “nghề nghiệp”, “vấn đề bản thân”, “xã hội” có sự khác biệt.

- Có sự khác biệt trong tự điều chỉnh, tự điều khiển hành vi theo mục đích tự giác của sinh viên ở “trong mối quan hệ bạn bè”, “nghề nghiệp” và “xã hội” giữa sinh viên của các năm học.

* Mối liên hệ giữa các thành phần của tự ý thức

Các thành phần của tự ý thức (tự nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi) có sự tương quan thuận với nhau ở mức độ khá trở xuống. Điều này chứng minh rằng nếu sinh viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ và đánh giá chính xác về khả năng của mình từ đó dẫn tới việc thể hiện bản thân chưa phù hợp và ngược lại.

Các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên có sự tác động ở mức độ khá. Trong đó, yếu tố “bản thân sinh viên” được sinh viên đánh giá cao nhất, kế đến là yếu tố “gia đình”. Kết quả nghiên cứu này chưa phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Có sự khác biệt về mặt thống kê trong các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên có học lực khác nhau.

Giữa sinh viên các trường, giữa sinh viên các năm có sự khác biệt về mặt thống kê trong các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên ở một số nhóm yếu tố: bạn bè, thông tin, bản thân sinh viên.

1.3. Quan hệ giữa tự ý thức và các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên

Có sự tương quan giữa sự tự ý thức bản thân của sinh viên với các yếu tố tác động đến tự ý thức của sinh viên. Tuy nhiên, sự tương quan này chỉ ở mức trung bình thấp. Kết quả cho thấy sự tìm hiểu, quan tâm tới các yếu tố tác động đến tự ý thức bản thân đối với sự phát triển nhân cách của sinh viên nói chung và sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong tương lai nói riêng là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)