7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tự ý thức của sinh viên biểu hiện ở tự nhận thức
2.2.1.1. Kết quả chung nghiên cứu về tự nhận thức của sinh viên
Bảng 2.1: Kết quả chung về tự nhận thức thu được sau khảo sát
Mẫu NC Tổng điểm nhỏ nhất Tổng điểm lớn nhất Điểm TB ĐLTC HSTC
514 62 164 121,09 18,153 0.914
Bảng 2.2: Phân bố tần số về mức độ tự nhận thức chung của sinh viên
Mức độ Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % Kém 35 - 70 9 1,8 Trung bình 71 - 105 81 15,8 Khá 106 - 140 358 69,6 Cao 141 – 175 66 12,8 Tổng 514 100,0
Theo bảng 2.1 và bảng 2.2 ta thấy biểu hiện tự nhận thức của đa số sinh viên đều ở mức độ khá thể hiện qua điểm trung bình là 121,09 và có 358 sinh viên đạt điểm trung bình ở mức khá chiếm tỉ lệ 69,6 % trên toàn mẫu nghiên cứu. Bên cạnh có 66 sinh viên có điểm trung bình đạt mức cao chiếm tỉ lệ 12,8%, ở mức độ trung bình là 81 sinh viên chiếm 15,8% và ở mức độ kém là 9 sinh viên chiếm tỉ lệ 1,8%. Mức độ nhận thức trung bình và dưới trung bình là 90 sinh viên chiếm tỉ lệ 17,6% cũng là một con số cần quan tâm. Như vậy có thể kết luận là biểu hiện tự ý thức của sinh viên ở tự nhận thức của một số trường tại TP.HCM là khá, các em đã nhận thức tích cực về đặc điểm nhân cách của bản thân. Để hiểu thêm về mặt tự nhận thức của sinh viên ta hãy cùng đi sâu vào phân tích cụ thể:
Biểu hiện về tự nhận thức của sinh viên được thể hiện cụ thể qua từng phần như sau:
* Tự nhận thức của sinh viên ở những đặc điểm bên ngoài.
stt Nội dung Điểm TB ĐLTC
1 Hình thức bên ngoài xinh đẹp 2,72 1,024 2 Cách ăn mặc phù hợp và đẹp 3,07 0,958
3 Khuôn mặt dễ thương 2,80 1,053
4 Giọng nói truyền cảm 2,86 1,085
5 Chiều cao phù hợp với vóc dáng 3,21 1,128
Điểm trung bình chung 2.93 0,785
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy tự nhận thức của sinh viên về các đặc điểm ngoại hình ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,93). Trong số 5 câu hỏi thì có 1 câu là có điểm trung bình ở mức khá là “Chiều cao phù hợp với vóc dáng”. Các câu còn lại “hình thức bên ngoài xinh đẹp”, “cách ăn mặc phù hợp và đẹp”, “khuôn mặt dễ thương”, “giọng nói truyền cảm” được sinh viên tự nhận thức ở mức trung bình. Kết quả này cho chúng ta thấy sinh viên không đánh giá cao về những đặc điểm bên ngoài của mình. Điều này có phải là do các em chưa tự tin về vẻ ngoài của mình hay không? Khi đặt câu hỏi này với một số sinh viên thì các bạn cho rằng không phải là không tự tin mà là vì khiêm tốn, còn đẹp hay không còn do người khác nhận xét chứ không do mình nhưng tôi rất bằng lòng với đặc điểm ngoại hình của mình rồi. Đó là xu hướng chung trong nhận thức đặc điểm ngoại hình của bản thân.
* Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm năng lực
Bảng 2.4: Nhận thức của sinh viên về những đặc điểm năng lực
Stt Nội dung ĐTB ĐLTC
6 Có tư duy kinh tế, biết tính toán hiệu quả 3,11 1,015 7 Năng động, nhanh thích nghi với hoàn cảnh 3,67 0,986 8 Dám nghĩ, dám làm, chấp nhận mạo hiểm 3,54 1,068
10 Có tư duy sáng tạo 3,40 0,947
12 Biết tổ chức công việc hợp lý 3,41 0,922
13 Biết vận dụng những tư tưởng mới, không thích những điều
được định sẵn 3,44 1,000
14 Có tư duy phê phán 3,39 1,034
15 Có kỹ năng làm việc nhóm tốt 3,38 0,932
18 Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài 2,46 1,141 19 Có hiểu biết sâu rộng về nghành mà mình theo học 3,44 1,086
21 Sử dụng tin học căn bản tốt 3,36 1,040
33 Có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học 3,03 0,982 34 Có kĩ năng lắng nghe và chia sẻ với người khác 3,81 0,952
35 Làm chủ bản thân 4,01 0,986
Điểm trung bình chung 3,42 0,582
Nhìn vào bảng 2.4 cho thấy tự nhận thức của sinh viên ở những đặc điểm năng lực đạt mức độ khá (điểm trung bình chung 3,42). Trong đó tự nhận thức đặc điểm “làm chủ bản thân” đạt điểm trung bình cao nhất là 4,01 và các đặc điểm “kết bạn dễ dàng, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè” (3,85), “có kĩ năng lắng nghe và chia sẻ với người khác” (3,81),… có điểm trung bình ở mức khá. Điều này cho thấy sinh viên nhận thức tích cực bản thân ở những đặc điểm năng lực cần thiết trong xã hội ngày nay.
Bên cạnh đó có 2 đặc điểm chỉ được sinh viên đánh giá ở mức trung bình là “Sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài” (2,46), “có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học” (3,03). Điều này thật đáng quan tâm vì trong xã hội ngày nay, ngoại ngữ là thứ không thể thiếu và kiến thức thì vô tận, sinh viên không nên chỉ trông chờ vào kiến thức giáo viên rót vào mà phải tự mình tìm hiểu khám phá do đó khả năng tự học, nghiên cứu khoa học là rất cần thiết. Nhưng ở đây sinh viên chỉ nhận thức mình ở mức trung bình. Có đúng là như vậy hay chỉ là sự thiếu tự tin của các em về năng lực này, có những biện pháp giúp nâng cao những năng lực này lên hay không? – Tự bản thân sinh viên phải nổ lực rèn luyện để nâng cao năng lực này (kết quả phỏng vấn).
* Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất
Bảng 2.5: Tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất
Stt Nội dung ĐTB ĐLTC
9 Làm việc chăm chỉ trong học tập và trong lao động 3,43 0,972 11 Trung thực trong học tập và lao động 3,75 1,027 16 Chấp nhận sự đa dạng chứ không một mực tin vào điều đơn
nhất. 3,65 1,022
17 Có trách nhiệm với công việc 3,90 0,988
20 Sống có lý tưởng 3,63 1,024
22 Tự lập 3,73 1,099
23 Yêu thương giúp đỡ những người xuang quanh 3,94 0,958
24 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ 4,22 0,990
25 (không) Bảo thủ, bốc đồng, nóng nảy* 3,38 1,194
27 Yêu nước 4,32 0,981
28 Tự tin 3,46 1,052
30 (không) Sống mơ mộng không thực tế* 3,71 1,115
31 Có lòng vị tha 3,56 1,066
32 Có thế giới quan khoa học 2,95 0,932
Điểm trung bình chung 3,67 0,568
Chú ý: * là câu có điểm số đã được mã hóa lại cho phù hợp với mục đích NC.
Kết quả của bảng 2.5 cho thấy tự nhận thức của sinh viên về những đặc điểm phẩm chất là khá (trung bình chung 3,67). Trong 15 đặc điểm được liệt kê ở trên thì có 2 đặc điểm đạt mức độ cao là “Yêu nước” (4,32) và “hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” (4,22), và hai đặc điểm “Yêu thương giúp đỡ những người xung quanh” (3,94) và “Có trách nhiệm với công việc” (3,90) cũng ở mức độ khá cao. Bên cạnh đó, đặc điểm phẩm chất mà sinh viên chỉ lựa chọn ở mức trung bình như “Có thế giới quan khoa học” (2,95). Những kết quả trên đây chứng tỏ là các em nhận thức được những phẩm chất tích cực, tiêu cực của mình một cách khá rõ. Bên cạnh đó cũng cần lưu tâm đến việc sinh viên có thế giới quan khoa học chưa cao.
2.2.1.2. So sánh tự nhận thức ở các nhóm nghiên cứu.
* So sánh điểm trung bình của các nhóm đặc điểm của tự nhận thức:
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình của các nhóm đặc điểm
Nhìn vào biểu đồ 2.1 chúng ta có thể thấy được sinh viên nhận thức về những đặc điểm bên ngoài của mình ở mức trung bình (2,93) là thấp nhất so với hai nhóm đặc điểm còn lại (năng lực (3,42), phẩm chất (3,67)). Điều này chứng tỏ các bạn sinh viên nhận thức bản thân ở mức độ cao những đặc điểm bên trong (phẩm chất, năng lực) của bản thân hơn là những đặc điểm ngoại hình.
* So sánh tự nhận thức của sinh viên nam và nữ
0 1 2 3 4 Ngoại hình Năng lực Phẩm chất Điểm trung bình tự nhận thức Điểm trung bình tự nhận thức
Trong bảng 2.6 so sánh xem có sự khác biệt giữa nam và nữ sinh viên trong việc tự nhận thức bản thân, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có phần tự nhận thức về đặc điểm ngoại hình thì giữa nam và nữ có sự khác biệt, biểu hiện ở mức ý nghĩa P < 0.05. Nam sinh viên đánh giá về đặc điểm bên ngoài của mình thấp hơn nữ thể hiện qua điểm trung bình nam 14,20 (ĐLTC là 4,045) thấp hơn ĐTB của nữ là 15,00 (ĐLTC là 3,798). Điều này chứng tỏ là có thể nam ít quan tâm đến ngoại hình của mình hơn là nữ. Kết luận này phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng giới.
Bảng 2.6: So sánh tự nhận thức của nam và nữ Giới tính Tựnhậnthức Nam Nữ T-test P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC
Đặc điểm bên ngoài 14,20 4,045 15,00 3,798 -2,298 0,022
Năng lực 51,80 8,964 50,99 8,548 1,042 0,298 Phẩm chất 55,75 9,007 54,61 8,124 1,508 0,132
* So sánh tự nhận thức của sinh viên theo học lực
Bảng 2.7: So sánh tự nhận thức theo học lực Học lực Tựnhậnthức Giỏi, khá Trung bình khá trở xuống T-test P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC
Đặc điểm bên ngoài 15,04 3,813 14,18 4,013 2,465 0,014
Năng lực 52,61 8,634 49,74 8,604 3,752 0,000
Phẩm chất 55,54 8,517 54,54 8,522 1,320 0,188
Kết quả so sánh của bảng 2.7 cho thấy có sự khác biệt giữa sinh viên có học lực khá, giỏi với sinh viên có học lực từ trung bình khá trở xuống về tự nhận thức bản thân ở cả 2 nhóm đặc điểm bên ngoài và đặc điểm năng lực, biểu hiện ở mức ý nghĩa P < 0.05. Điểm trung bình của các sinh viên giỏi, khá cao hơn điểm trung bình của các sinh viên trung bình khá trở xuống chứng tỏ các sinh viên khá giỏi nhận thức cao về mình hơn các sinh viên còn lại biểu hiện rõ nhất ở việc lựa chọn các đặc điểm về năng lực.
* So sánh tự nhận thức của sinh viên giữa các trường
Bảng 2.8: Tự nhận thức của sinh viên các trường Trường TNT Sư phạm TDTT KHXH&NV F P ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC Đặc điểm bên ngoài 15,24 3,509 14,32 3,739 14,23 4,492 3,766 0,024
Năng lực 50,74 8,643 52,29 6,744 51,19 10,360 1,414 0,244 Phẩm chất 55,07 8,068 58,00 6,317 52,34 9,956 18,210 0,000
Kết quả so sánh tự nhận thức của sinh viên các trường ở bảng 2.8 cho thấy trong 3 nhóm đặc điểm có 2 nhóm đặc điểm là “đặc điểm bên ngoài” và “đặc điểm phẩm chất” là có sự khác biệt về tự nhận thức giữa sinh viên các trường ở mức ý nghĩa P < 0,05. Tự nhận thức về “đặc điểm năng lực” ở sinh viên các trường không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Để biết rõ hơn sự khác biệt về tự nhận thức của sinh viên các trường trong từng nhóm đặc điểm chúng ta dùng thêm phần hậu kiểm Tukey trong phần kết quả sau:
Bảng 2.9: Hậu kiểm Tukey về tự nhận thức của sinh viên các trường
Tự nhận thức Trường Điểm TB
khác biệt P So sánh điểm TB
Đặc điểm bên
ngoài Sư phạm KHXH & NV 1,006* 0,041 Sư phạm > TDTT > KHXH & NV Phẩm chất Sư phạm TDTT -2,926* 0,003 TDTT > Sư phạm > KHXH & NV Sư phạm KHXH & NV 2,732* 0,005 TDTT KHXH & NV 5,658* 0,000
Ghi chú: Trung bình khác biệt có ý nghĩa (*) khi P < 0.05
Theo kết quả bảng 2.9 cho thấy:
- Sinh viên trường Sư phạm và sinh viên trường Nhân văn có sự khác biệt trong tự nhận thức những đặc điểm bên ngoài, trong đó: sinh viên Sư phạm (ĐTB = 15,24) nhận thức cao hơn sinh viên trường Nhân văn (ĐTB = 14,23); sinh viên trường Sư phạm và sinh viên trường TDTT, sinh viên trường Nhân văn và sinh viên trường TDTT không có sự khác biệt trong việc nhận thức những đặc điểm bên ngoài của mình.
- Tự nhận thức những đặc điểm phẩm chất có sự khác biệt giữa sinh viên 3 trường, trong đó: sinh viên trường TDTT (ĐTB = 58,00) nhận thức cao hơn sinh viên trường Sư phạm (ĐTB = 55,07) và cũng cao hơn sinh viên trường Nhân văn (ĐTB = 52,34).
* So sánh tự nhận thức của sinh viên theo năm học
Bảng 2.10: Tự nhận thức của sinh viên theo năm học
Năm học TNT
Năm 1 Năm 2 Năm 3, 4, 5
F P
ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC
ngoài
Năng lực 50,13 9,182 51,62 7,554 51,72 10,366 1,292 0,276 Phẩm chất 54,25 9,026 56,47 7,383 53,05 9,711 8,218 0,000
Bảng 2.11: Hậu kiểm Tukey về tự nhận thức của sinh viên các năm Tự nhận
thức Năm học
ĐTB
khác biệt P So sánh ĐTB
Phẩm chất Năm 2 Năm 3, 4, 5 3,423* 0,000 Năm 1>năm 2 >năm 3, 4, 5
Nhìn kết quả ở bảng 2.10 và bảng 2.11 cho ta thấy có sự khác biệt trong tự nhận thức của sinh viên các năm về những đặc điểm phẩm chất ở mức ý nghĩa P < 0,05; trong đó sinh viên năm 2 (ĐTB = 56,47, ĐLTC = 7,383) cao hơn sinh viên năm 3, 4, 5 (ĐTB = 53,05, ĐLTC = 9,711), không có sự khác biệt giữa sinh viên năm 1 và năm 2. Nhận thức của sinh viên các năm không có sự khác biệt về mặt thống kê về những đặc điểm bên ngoài và những đặc điểm năng lực.