Đặc điểm của sinh viên

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 45)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm của sinh viên

1.3.1.1. Khái niệm sinh viên

Thuật ngữ sinh viên có gốc từ tiếng La tinh "Student", nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Sinh viên là những người đang chuẩn bị cho một hoạt động mang lại lợi ích vật chất hay tinh thần của xã hội. Các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay hoạt động xã hội của họ đều phục vụ cho việc chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động mang tính nghề nghiệp của mình sau khi kết thúc quá trình học trong các trường nghề.

Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể được xác định về ba phương diện: sinh lí, tâm lí và xã hội.

Phương diện sinh lí: Tuổi sinh viên được xem xét từ 19 đến 25 tuổi, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối. Lứa tuổi được bắt đầu sau khi kết thúc phổ thông trung học chấm dứt ở tuổi 24 – 25, vì ở tuổi 24 - 25 con người đã hoàn tất sự phát triển về thể chất (thường nữ sớm hơn nam từ 1 đến 2 năm), đây là tuổi mà con người đã đạt đến mức hoàn thiện tất cả các hệ thống thần kinh, cơ xương… Các tố chất thể lực đều phát triển mạnh như sức nhanh, sức bền bỉ, dẻo dai, linh hoạt nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết cũng như sự tăng trưởng của các hoocmon. Trọng lượng não ở tuổi này đạt ở trọng lượng tối đa (khoảng 1.400g) và chứa khoảng 100 tỉ nơron. Nơron của tuổi sinh viên hoàn hảo hơn, cách li tốt, đốt nhánh nhiều so với lứa tuổi trước. Slâyben đã tính được nhiều tế bào thần kinh não đến tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1.200 nơron sau và ước tính có tới 2/3 số kiến thức học được trong một đời người do được tích lũy trong thời gian này. Ở lứa tuổi sinh viên còn có nhiều yếu tố bẩm sinh di truyền đã được biến đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và giáo dục. [34, tr.58-59]

Phương diện tâm lý: Bước sang tuổi sinh viên, các chức năng tâm lý cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng ở tuổi này, các hoạt động tư duy của sinh viên rất tích cực và có tính độc lập, tư duy lý luận phát triển mạnh, có khả năng khái quát các vấn đề, nhờ đó mà tự mình phát hiện ra cái mới. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo.

- Về phương diện xã hội, là đặc trưng quan trọng nhất của tuổi sinh viên thể hiện ở mức độ xã hội, ở kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham

gia vào một cộng đồng xã hội nào đó như cộng đồng của những người làm thầy thuốc, thầy giáo, những kĩ sư của các ngành công nghiệp, những tập thể làm công tác nghiên cứu khoa học v.v...

Xem xét sinh viên ở bình diện nhân cách thì đó là giai đoạn quá độ của việc hình thành nhân cách mà cận dưới của nó là sự chín muồi về sinh lí và cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động. Nghiên cứu sinh viên ở góc độ ý thức thì đó là quá trình hình thành thế giới quan nắm vững các giá trị và các tiêu chuẩn về ý thức nghề nghiệp.

Vai trò của sinh viên: Sinh viên là một tầng lớp xã hội, một tổ chức xã hội quan trọng đối với mọi thể chế chính trị. Sinh viên là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Chính sinh viên là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau có cấu trúc của tầng lớp tri thức xã hội. Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng tộc gia đình có nhiều kỳ vọng đối với sinh viên.

1.3.1.2. Các hoạt động cơ bản của sinh viên

a. Hoạt động học tập của sinh viên

* Hoạt động học tập

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập. Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc quan niệm về hoạt động học tập, và mỗi một định nghĩa thường nhấn mạnh một khía cạnh nào đó theo quan điểm của tác giả, nhưng có điểm chung của hoạt động học tập là có mục đích tự giác, có ý thức về động cơ và trong đó diễn ra các quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy.

Trong các tài liệu tâm lí học gần đây nêu ra 5 vấn đề cơ bản nói lên bản chất của hoạt động học tập:

- Đối tượng của hoạt động học tập là các tri thức kĩ năng, kĩ xảo.

- Mục đích của hoạt động này hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. - Hoạt động học tập là loại hoạt động lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

- Hoạt động học tập không phải là hoạt động chỉ tiếp thu những tri thức của bản thân hoạt động (những hành động học tập thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao).

* Hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập của sinh viên cũng có bản chất như vậy và có thể định nghĩa: Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lí được tổ chức một cách độc đáo của sinh

viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển toàn diện sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao.

Những nét đặc trưng cho hoạt động này là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ, trong đó bao gồm các quá trình tâm lí cao, các hoạt động khác nhau và nhân cách người sinh viên nói chung.

* Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên

Thứ nhất, có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động: tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách người chuyên gia tương lai.

Thứ hai, hoạt động học tập của sinh viên diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.

Thứ ba, phương tiện hoạt động học tập của sinh viên là các thư viện với sách vở, phòng thực nghiệm với các thiết bị bộ môn...

Thứ tư, tâm lí diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ. Họ phải chịu một sự quá tải và điều đó thể hiện rất rõ các kì kiểm tra, thi, bảo vệ khoá luận, luận văn.

Thứ năm, hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập trí tuệ cao.

Từ những đặc điểm trên cho thấy nét đặc trưng trong hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng mạnh mẽ về trí tuệ bao gồm việc thực hiện các quá trình tâm lí cao (tư duy, xúc cảm, ý chí), các động cơ khác nhau và có thể nói về toàn bộ nhân cách người sinh viên.

Sự tự ý thức về học tập là cái cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên. Tự ý thức về động cơ, mục đích, biện pháp học tập, hiểu sâu sắc rằng chính mình là chủ thể của hoạt động nên bản thân phải là người tổ chức, định hướng, cụ thể hoá của quá trình học tập. Nhiệm vụ cơ bản của sinh viên là giải quyết các nhiệm vụ học tập do chính mình đề ra; phải hoàn thiện các hành động học tập sao để biết cách học và học có hiệu quả; có nhiệm vụ tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả học tập. Trong chế độ học tập theo học phần hiện nay thì tự ý thức trong học tập càng trở nên đặc biệt quan trọng. Sinh viên nào biết tổ chức quá trình học tập của mình và chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập mới mong đạt kết quả cao.

Hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo trong số các hoạt động chủ yếu của sinh viên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển các quá trình và các thuộc tính tâm lí của sinh viên, đến sự lĩnh hội tri thức khoa học, các thông tin, các kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp quan trọng của họ.

* Động cơ học tập của sinh viên

Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Đó là những lý do khiến sinh viên tham gia vào các hoạt động học, là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ học tập có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố, dựa trên nguồn gốc xuất phát có thể chia thành ba yếu tố sau: Thứ nhất, các yếu tố xuất phát từ chính chủ thể như hứng thú, niềm tin, lý tưởng, tâm thế, mục đích, thế giới quan, lý tưởng sống… và các yếu tố này có giá trị tích cực trong việc hoàn thiện của nhân cách; Thứ hai, các yếu tố xuất phát từ phía xã hội (ngoài chủ thể) như danh vọng, mong muốn của gia đình và xã hội...; Thứ ba, các yếu tố xuất phát trong chính hoàn cảnh học tập như nội dung, phương pháp dạy học, trình độ tay nghề, nhân cách của những thầy, cô giáo, các điều kiện, thiết bị dạy học: thư viện, phòng thí nghiệm v.v...

Chính vì vậy lĩnh vực động cơ hoạt động của sinh viên đại học rất phong phú và thường bộc lộ rõ tính hệ thống. Trong đó việc học tập của họ không chỉ bị chi phối bởi một động cơ mà thường là một số động cơ nào đó. Ví dụ: những động cơ có tính chất nhận thức đối với chính quá trình nghiên cứu, học tập như khao khát có tri thức, có trình độ, hứng thú với những vấn đề lý luận, những vấn đề khoa học, những nội dung có tính nghề nghiệp rõ rệt, thích có nghề nghiệp nghiêm chỉnh, muốn trở thành chuyên gia của một nghề...; những động cơ liên quan đến sự tự khẳng định, tự ý thức về năng lực, phẩm chất của người thanh niên trưởng thành, những động cơ có tính xã hội; muốn cống hiến tài năng, sức lực cho xã hội, có hoài bão trong việc xây dựng đất nước; những động cơ liên quan đến chính tương lai, đường đời của cá nhân: có nghề nghiệp ổn định, tương đối cao trong xã hội để có thu nhập nuôi sống mình, gia đình v.v...

Những nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên cho thấy trong cấu trúc thứ bậc động cơ, sinh viên thường biểu hiện như sau:

- Động cơ nhận thức được xếp ở vị trí thứ nhất: sự khao khát trau dồi tri thức, hứng thú các vấn đề khoa học.

- Động cơ nghề nghiệp ở vị trí thứ hai: mong muốn có nghề nghiệp ổn định, thành đạt trong lĩnh vực chuyên ngành.

- Động cơ có tính xã hội ở vị trí thứ ba: đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Động cơ tự khẳng định ở vị trí thứ tư: về năng lực và phẩm chất cá nhân. - Động cơ có tính cá nhân ở vị trí thứ năm: tương lai ổn định, thu nhập cao...

của sinh viên và ở mỗi sinh viên có trình độ học lực khác nhau cũng không giống nhau. Tìm hiểu từng mặt của việc động cơ hóa đối với hoạt động học tập của sinh viên có thể nhận thấy một số đặc điểm như sau:

- Sinh viên không muốn người khác xem mình như một đứa trẻ mới lớn, nhưng muốn được tôn trọng như một người lớn thực sự. Sinh viên có nguyện vọng thể hiện tính tự lập và độc lập khỏi mọi sự ràng buộc quá mức từ phía gia đình cũng như nhà trường. Họ muốn được thể hiện chính kiến của mình, có thể điều đó khác với quan điểm của giảng viên và các bạn, nhưng chính bằng cách đó sinh viên khẳng định được "cái tôi" và bản sắc riêng của mình.

- Khác hẳn với các học sinh Trung học, sinh viên muốn đem những kiến thức trải nghiệm bản thân vào chính bài học của mình. Những phương pháp dạy học truyền thống cần phải chuyển sang những phương pháp lấy hoạt động làm phương tiện và sinh viên làm trung tâm. Tăng cường hoạt động của sinh viên và giảm bớt hoạt động của giảng viên. Sự thụ động cần được thay thế bằng sự tích cực tham gia trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm giữa sinh viên; những vấn đề đưa ra cần phải kích thích tư duy và trí tò mò thì mới khơi gợi được tính tích cực học tập của sinh viên.

Tóm lại, chính do tính đặc thù của hoạt động học tập trong môi trường Đại học, Cao đẳng sẽ giúp sinh viên phát triển mạnh về mặt nhận thức và trí tuệ để đáp ứng được yêu cầu học tập. Đây sẽ là một ưu điểm lớn để sinh viên trưởng thành hơn khi bước chân vào cuộc sống thực sự. Ngoài ra, việc giảng viên cần tìm hiểu các động cơ học tập rất đa dạng và phức tạp của sinh viên để tổ chức hoạt động học tập hiệu quả cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.

b. Các hoạt động cơ bản khác của sinh viên

Hoạt động chính trị - xã hội: Đây là một hoạt động đặc trưng ở tuổi sinh viên. Sinh viên là những người có trí tuệ nhạy bén, mẫn cảm đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia, quốc tế. Về mặt tư cách của một công dân, họ có chính kiến đối với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng chính trị và Nhà nước, do đó hoạt động chính trị – xã hội là nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên. Việc tham gia của họ vào các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội như Hội sinh viên, Đoàn thanh niên, … hay đối với những sinh viên ưu tú, được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng, mang một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhân cách toàn diện của họ.

người tích cực tham gia vào các hoạt động khác mang tính chất giải trí, vui chơi phù hợp với năng khiếu và sở thích cá nhân như các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, câu lạc bộ ngoại ngữ,… hay các cuộc thi về nghiệp vụ nghề nghiệp được Đoàn trường và các cơ quan tổ chức, cũng luôn hấp dẫn và lôi cuốn sự tham gia của nhiều sinh viên, để thoả mãn nhu cầu giao lưu phong phú cũng như nhu cầu rèn luyện toàn diện của họ. Bao trùm lên các hoạt động phong phú, đa dạng của sinh viên ở trường đại học là những quan hệ giao lưu, giao tiếp với hàng loạt mối quan hệ xã hội đan xen lẫn nhau. Những mối giao lưu này mang tính phức hợp giữa cá nhân người sinh viên với người lớn, với bạn bè cùng lứa, cùng giới, khác giới, các tổ chức, các nhóm xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua phương tiện thông tin truyền thông),… Các hoạt động giao lưu này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống tâm lý, nhân cách của sinh viên.

Vị thế xã hội của sinh viên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó, các quan hệ xã hội của sinh viên được mở rộng. Chính những thay đổi trong vị thế xã hội của các em, những thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi này những nhu cầu hiểu biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người – người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong đời sống xã hội.

1.3.1.3. Những đặc điểm phát triển tâm lý cơ bản của sinh viên

a. Đặc điểm về sự phát triển nhận thức của sinh viên

Những nghiên cứu về sinh viên Đại học cho thấy, đầu tiên họ giải thích thế giới và những kinh nghiệm giáo dục của họ một cách độc đoán (authoritarian term). Thế nhưng, dần dần họ bắt đầu chấp nhận và tích cực chấp nhận những chân lý. Kramer (1991) cho rằng đặc trưng tư duy của tuổi này vượt khỏi tư duy hình thức gồm ba giai đoạn: tuyệt đối hóa (18 -

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)