Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự ý thức cá nhân

1.2.4.1. Gia đình

Gia đình bao gồm nhiều yếu tố phức hợp như: huyết thống, tâm lý, văn hoá và kinh tế, thông qua đó mỗi cá nhân có sự liên hệ với gia đình. Gia đình chính là môi trường văn hóa - xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, gia đình có ảnh hưởng đặc biệt tới sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, tự ý thức nói riêng ở mỗi cá nhân.

I.X.Kôn từng nhận định: “Những người đầu tiên có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của đứa trẻ dĩ nhiên là bố mẹ. Ảnh hưởng của họ không chỉ mạnh mẽ, toàn diện mà còn lâu dài nhất. Phong cách giáo dục gia đình sẽ để lại dấu ấn không phai mờ trong tính cách của trẻ”. Ông bà, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người, là tác nhân quan trọng chăm sóc, giáo dục cá nhân đạt được các giá trị xã hội cơ bản; là màng lọc giúp trẻ em khắc phục được những ảnh hưởng tự phát từ môi trường xã hội, là tấm gương để các em noi theo và phấn đấu,… dần dần thích ứng tích cực với cuộc sống xã hội. Những giá trị được tiếp nhận từ tuổi thơ trong gia đình không chỉ là “hành trang” cho cá nhân bước vào cuộc sống xã hội mà còn là những giá trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tự ý thức, tự đánh giá của cá nhân.

Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường gia đình đến sự phát triển của cá nhân phụ thuộc vào kiểu quan hệ trong gia đình, phong cách chăm sóc và giáo dục con và các mô hình văn hóa gia đình. [16, tr.70]

Nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được các kiểu quan hệ gia đình: Quan hệ nồng ấm – chấp nhận và yêu cầu cao đối với con; Quan hệ nồng ấm – dễ dãi, hay cho phép; Quan hệ lạnh nhạt – chấp nhận và yêu cầu cao; Quan hệ lạnh nhạt và dễ dãi. Và mỗi kiểu gia đình có những tác động riêng đến sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn, trẻ em sống trong gia đình với kiểu quan hệ nồng ấm - chấp nhận và yêu cầu cao đối với con, thường phát triển tốt hơn về các mặt nhận thức, xúc cảm và ý chí, dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội cũng như phát triển khả năng tự ý thức, tự đánh giá bản thân tốt hơn so với trẻ em trong các gia đình nồng ấm nhưng dễ dãi hay gia đình lạnh nhạt.

Còn về phong cách giáo dục: Có nhiều kiểu chăm sóc giáo dục con trong gia đình. Trong đó có ba kiểu giáo dục dựa trên ba phong cách dạy con điển hình của cha, mẹ: phong cách độc đoán, phong cách dân chủ và phong cách tự do. Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với trẻ trước tuổi học nếu được giáo dục trong kiểu gia đình dân chủ thường tự

tin, vui vẻ, hòa đồng, có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh hành vi, làm chủ bản thân cho phù hợp với yêu cầu của hoàn cảnh xã hội và có khả năng tự ý thức tốt hơn các trẻ em được nuôi dạy trong kiểu gia đình độc đoán hay tự do.

Hơn thế nữa thông qua mối quan hệ liên nhân cách trong gia đình đặc biệt là quan hệ bố mẹ - con cái; tính cách của ông bà, bố mẹ, văn hóa gia đình có những ảnh hưởng nhất định đến tự ý thức của trẻ. Trẻ thường xem những hành động lời nói, cách ứng xử của ông bà, bố mẹ là những chuẩn mực, hình mẫu để trẻ học hỏi, là khung quy chiếu giúp trẻ so sánh, đánh giá những phẩm chất tâm lý của bản thân.

1.2.4.2. Bạn bè

Bên cạnh yếu tố gia đình bạn bè có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân nói chung, tự ý thức nói riêng. Sự ảnh hưởng đó diễn ra theo các khía cạnh:

Thứ nhất, bạn bè là những mô hình xã hội để trẻ thực hiện hành vi của mình. Theo các nghiên cứu của nhà tâm lí học M A. Bandura đã cho thấy ảnh hưởng của cơ chế học tập hành vi phổ biến ở trẻ em là bắt chước các khuôn mẫu hành vi của người khác, mà trước hết và gần gũi là hành vi của bạn. Nếu đứa trẻ nhìn thấy bạn của mình cư xử như thế nào, trẻ sẽ bắt chước cách hành động đó trong những tình huống tương tự. Trên thực tế, trẻ em có thể bắt chước ở bạn những hành vi tốt và không tốt. Đứa trẻ càng ít tuổi càng dễ dàng bắt chước hành vi của bạn một cách không có chủ đích.

Thứ hai, bạn bè là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của mình. Bên cạnh sự đánh giá của người lớn, bạn bè là chuẩn để trẻ so sánh hành vi xã hội của bản thân. Trẻ thường có khuynh hướng so sánh bản thân với bạn bè để lượng giá, nhận ra những ưu điểm, khuyết điếm của mình.

Thứ ba, bạn bè chính là tấm gương, phản chiếu, giúp mỗi người phát hiện ra chính mình trong nhóm, tập thể. Trong quá trình tương tác với nhóm bạn, những hành vi của cá nhân sẽ được tiếp nhận và phản hồi theo sự cảm nhận của bạn, nhờ quan sát các phản ứng đáp lại đó, cá nhân có thể nhận ra hiệu quả tác động của mình, và từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

- Thứ tư, bạn bè cũng chính là những tác nhân củng cố hành vi xã hội được lặp lại ở cá nhân. Những hành vi xã hội của cá nhân sẽ được duy trì nếu nó nhận được sự ủng hộ, tán thành của bạn bè xung quanh; và ngược lại hành vi sẽ bị dập tắt nếu bị bạn bè phản đối.

Nhà trường là một thiết chế xã hội, có chức năng đặc thù là xã hội hoá cá nhân. So với tác động của gia đình, của nhóm bạn và của các lực lượng xã hội đối với sự phát triển của cá nhân, sự tác động của giáo dục nhà trường sâu sắc, mạnh mẽ, toàn diện và triệt để nhất.

Nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản, nhà trường còn phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẫm mĩ, lao động,..., tạo mọi điều kiện biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cho mỗi cá nhân. Để hình thành năng lực tự giáo dục cho mỗi cá nhân, trước hết, nhà trường phải giúp cho học sinh phát triển năng lực tự ý thức tích cực và phù hợp.

Ảnh hưởng của nhà trường đến sự phát triển tự ý thức cá nhân thể hiện rất đa dạng, trong đó những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất chính là cách thức, nội dung giáo dục và môi trường văn hóa học đường. Thông qua hoạt động dạy học và giáo dục, các mối quan hệ giao tiếp trong nhà trường (bạn bè, thầy – trò,…) mà cá nhân tiếp thu, lĩnh hội được các chuẩn mực ứng xử, hành vi xã hội, định hướng giá trị xã hội để hình thành ý thức cá nhân. Đây chính là cơ sở nền tảng giúp cá nhân có được nhận thức, thái độ đúng đắn về bản thân, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực xã hội dẫn tới sự hoàn thiện tự ý thức bản thân.

1.2.4.4. Các yếu tố xã hội khác

Môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người bằng cơ chế xã hội hóa cá nhân. Bên cạnh đó, xã hội còn tác động đến mỗi cá nhân thông qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội có tác dụng xây dựng và uốn nắn hành vi của con người, giúp con người có nhận thức, thái độ, cách ứng xử đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Nền kinh tế theo cơ chế thị trường cùng với sự trao đổi, giao lưu văn hóa đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực, tính linh hoạt năng động và sáng tạo của con người. Bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực như đề cao chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, lối sống thực dụng, sống gấp, sống vội,... Chính những tác động này đã dẫn đến sự mâu thuẫn trong hệ thống giá trị xã hội, gây không ít khó khăn cho giới trẻ trong việc xác định giá trị cho bản thân nói riêng và tự ý thức nói chung.

Truyền hình, máy tính, intenet và các phương tiện thông tin khác đang ngày càng có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của cá nhân. Thông qua truyền hình, máy vi tính, internet, ngay từ lúc còn bé, trẻ đã có thể được tiếp cận với các khuôn mẫu xã

hội phong phú và đa dạng mà trẻ chưa có cơ hội tiếp cận thực tế bên ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào những gì trẻ tiếp cận đều phản ánh đúng khuôn mẫu thực. Như vậy rất dễ tạo sự ngộ nhận hay nghi ngờ ở trẻ em. Chẳng hạn, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hình ảnh bạo lực, quan hệ giới tính lệch lạc,... xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin sẽ dẫn đến sai lầm trong nhận thức của trẻ về khuôn mẫu nhân cách và hành vi xã hội được mong đợi. Từ dó, trẻ sẽ có xu huớng “nhiễm” những giá trị sai lệch chuẩn mực xã hội hay ứng xử thiếu phù hợp, dẫn đến sai lệch trong ý thức cá nhân.

Bên cạnh đó, Truyền hình, máy tính và phương tiện truyền thông hiện đại khác là công cụ giáo dục đắc lực. Thông qua các kênh thông tin này trẻ được tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức, thông tin khác nhau phong phú một cách sinh động hấp dẫn giúp nâng cao nhận thức cá nhân, hoàn thiện nhân cách nói chung và nâng cao tự ý thức nói riêng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với những thông tin không phù hợp cũng gây cản trở cho việc sai lệch trong ý thức trẻ đối với một vấn đề xã hội nói chung và với bản thân nói riêng.

Tóm lại, nền kinh tế thị trường, môi trường đa văn hóa cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin dẫn đến những thay đối đáng kể trong đời sống xã hội. Sự thay đổi này đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

1.2.4.5. Cá nhân với tư cách là chủ thể tâm lý

Lý luận tâm lý học đã chỉ ra rằng: trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách thì hoạt động của cá nhân đóng vai trò quyết định. Những kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người, nền văn hoá xã hội được cá nhân tiếp thu và lĩnh hội thông qua hoạt động, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, yếu tố cá nhân đóng vai trò quyết định trong đó có sự tự giáo dục của cá nhân. Như vậy, bản thân cá nhân cùng với tính tích cực hoạt động và giao lưu của mình chính là yếu tố quyết định tự ý thức.

Vai trò quyết định của cá nhân thể hiện ở việc thông qua “bộ lọc cá nhân”, cá nhân tự nhận thức, tự lựa chọn, tiếp nhận những giá trị nào để theo đuổi, tiếp nhận sự đánh giá của những người xung quanh như thế nào? – đồng ý hay không đồng ý, biết định hướng và điều chỉnh bản thân như thế nào cho có ý nghĩa, biết lựa chọn những gì là đúng đắn, phù hợp với chính bản thân và với xã hội. Con người là một thực thể xã hội luôn hoạt động tích cực không ngừng với mong muốn hoàn thiện bản thân. Sức mạnh của con người thể hiện ở chỗ bản thân nó có thể uốn nắn mình, phát triển và làm cho mình mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu tự ý thức của sinh viên tại một số trường đại học thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)