5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :
3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật
Đối với cây trồng thì áp dụng kỹ thuật trồng trọt hợp lý là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây trồng. Đặc biệt đối với cây bưởi thì yếu tố kỹ thuật là rất cần thiết. Muốn đạt kết quả cao thì phải chú ý từng khâu từ chọn giống trồng, bón phân, chăm sóc, cho đến thụ phấn và bao quả… Nhìn chung hiện nay kỹ thuật trồng bưởi của các hộ dân chưa cao và không đồng đều. Chủ yếu các hộ chỉ mới thực hiện được các biện pháp cơ bản cần thiết như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ, tỉa cành, tưới nước. Trong những năm gần đây,có một số hộ tích cực thực hiện thụ phấn đậu quả và bao quả. Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế thì cần thực hiện các giải pháp sau:
Về phía hộ nông dân:
- Cần tích cực thực hiện các biện pháp đúng kỹ thuật: bón phân đúng liều lượng đúng thời điểm, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, cung cấp nước thường xuyên cho cây.
- Đến mùa ra hoa, tích cực thực hiện biện pháp thụ phấn cho bưởi để nâng cao tỷ lệ quả đậu. Thực hiện bao quả để tránh sâu hại và ánh nắng mặt trời làm hỏng quả.
- Tích cực tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp, hội nông dân tổ chức.
Về phía huyện:
- Cử cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân. Chuyển giao kỹ thuật theo định kỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.
- Đến mùa ra hoa và đậu quả thường xuyên cử cán bộ đi thực tế để hướng dẫn và giúp đỡ nông dân.
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Là huyện miền núi nên cơ sơ hạ tầng của huyện đang gặp nhiều khó khăn, vì thế cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển sản xuất bưởi còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường hư hỏng, người dân chưa có kho bảo quản. Để khắc phục những khó khăn thì cần có một số giải pháp sau:
- Sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm
- Thiết kế và xây dựng những kho chứa, kho bảo quản sản phẩm phù hợp với điều kiện của mỗi hộ dân
3.2.5. Giải pháp về thị trường và thương hiệu
Tháng 9/2004 Bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Từ đó trở đi bưởi Phúc Trạch đã có thương hiệu riêng nhưng thị trường tiêu thụ của sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa hoạt động thực sự có hiệu quả, lượng bưởi thu mua còn ít. Chủ yếu người dân phải tiêu thụ sản phẩm ở ngoài. Bán sản phẩm cho tư thương đã phần nào làm thất thoát lợi nhuận của người dân, tư thương thường ép giá đặc biệt là vào mùa mưa lũ nhiều hộ gia đình phải chịu lỗ hàng chục triệu đồng vì mưa lũ không thể bảo quản. Để phát triển thị trường và đưa thương hiệu bưởi Phúc Trạch đi xa hơn nữa thì cần thực hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp thị trường:
trường cho hộ nông dân.
- Nhà nước cần can thiệp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng tư thương ép giá. Quan tâm và chỉ dẫn người dân cách bảo quản sản phẩm để tránh hư hỏng, gây tình trạng hoang mang bán sản phẩm dồn dập ra thị trường.
- Tìm kiếm doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ ổn định và đặc biệt theo mối liên kết từ đầu tư đến bao tiêu sản phẩm.
- Tìm kiếm thị trường ổn định thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau.
- Phát triển các hợp tác xã trồng bưởi trên địa bàn huyện, để có những tập thể đứng ra tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hộ.
Giải pháp phát triển thương hiệu :
- Tích cực giới thiệu sản phẩm không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện các biện pháp khôi phục, bảo tồn và phát triển giống bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ