Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bưởi Phúc Trạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 65)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :

2.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất bưởi Phúc Trạch

2.3.4.1. Tuổi của cây bưởi

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, tuổi của cây có vai trò quan trọng ảnh hưởng đển quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Qua những giai đoạn sinh trưởng phát triển cây bưởi lại cho mức năng suất khác nhau. Theo bảng số liệu 16 ta có thể thấy, độ tuổi của cây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất của cây bưởi. Qua các độ tuổi thì năng suất của cây bưởi Phúc Trạch khác nhau và tăng dần. Từ 1-4 năm đầu là thời kỳ KTCB cây không cho quả, từ 5-10 năm tuổi năng suất của bưởi Phúc Trạch khoảng 41,63 quả/ cây, 11-15 năm tuổi là 74,09 quả/ cây, trên 15 tuổi là 98 cây/quả. Năng suất ở đây chỉ là năng suất điều tra trung bình các hộ năm 2014, nếu cây bưởi được đầu tư tốt thì năng suất cao hơn rất nhiều. Được đầu tư tốt bưởi Phúc Trạch có thể cho năng suất trung bình ở độ tuổi 5- 10 năm là 90-120 quả/cây, 11-15 năm là 150-200 quả/ cây, cây bưởi càng lâu năm thì khả năng cho quả càng nhiều và càng ổn định, chất lượng quả cũng ngon. Chính vì thế hộ nông dân cần chú ý đầu tư tốt để cây bưởi cho năng suất cao nhất.

Bảng 16. Năng suất của bưởi Phúc Trạch theo độ tuổi: Tuổi của cây Năng suất

(quả/cây)

Năng suất của xã PT (quả/cây)

Năng suất của xã PĐ (quả/cây)

5-10 năm 41,63 44,13 37,19

11-15 năm 74,09 70,51 56,35

Trên 15 năm 98 98,71 94,87

Trung bình 53,55 58,49 42,87

2.3.4.2. Chi phí

Hoạt động sản xuất nào cũng phát sinh chi phí, trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng chi phí là một yếu tố quan trọng. Trong sản xuất bưởi, chi phí là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của cây. Trong sản xuất nông nghiệp nếu đầu tư thêm chi phí thì năng suất của cây sẽ tăng cao và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Chi phí ở đây không chỉ là những khoản chi phí bằng tiền mà còn là thời gian, sức lao động…

Qua bảng 16 có thể thấy sự khác nhau về năng suất bưởi của các hộ dân ở hai xã. Xã PT có năng suất bưởi qua các độ tuổi cũng như năng suất bưởi trung bình cao hơn xã PĐ. Cụ thể là năng suất ở độ tuổi 5-10 cao hơn 6,94 quả/cây, ở 11-15 năm cao hơn 23,16 quả/cây và năng suất trung bình của các hộ dân ở xã PT (58,49 quả/cây) cao hơn 15,62 quả /cây so với xã PT ( 42,87 quả/cây). Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó là do chi phí đầu tư. Như ở bảng 12 ta có thể thấy, chi phí thời kỳ KTCB của các hộ nông dân ở xã Phúc Trạch nhiều hơn ở xã Phúc Đồng, cụ thể là nhiều hơn 9,29 nghìn đồng/cây tương ứng 2,29%. Đối với cây bưởi là cây ăn quả dài ngày nên đầu tư cho thời kỳ KTCB là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng phát triển cũng như là năng suất của cây trong chu kỳ kinh doanh. Đến TKKD cũng có sự đầu tư khác biệt giữa các hộ ở hai xã, chi phí của các hộ ở xã PT cũng cao hơn xã PĐ cao hơn 5,64 nghìn đồng/ cây. Đây là ,mức chênh lệch không quá cao nhưng cũng cho thấy mức độ sẵn lòng đầu tư của các hộ dân.

2.3.4.3. Một số nhân tố khác:

Kinh nghiệm và kỹ thuật của hộ nông dân cũng ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch là một loại cây ăn quả đem lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng yêu cầu kỹ thuật cũng khá cao nên đòi hỏi người dân phải am hiểu và có kinh nghiệm. Như chúng ta cũng biết, PT là xã gốc của loài cây ăn quả này, người dân nơi đây dã có kinh nghiệm trồng bưởi từ 200 năm trước để lại, do đó họ khá am hiểu về loài cây ăn quả có múi này, điều này phần nào giúp cho năng suất của cây bưởi ở đây cao hơn ở những xã khác.

Một nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của cây bưởi nữa là điều kiện tự nhiên, cây bưởi cũng như các loại cây trồng khác, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Đất đai ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển, thời tiết khí hậu không những ảnh

hưởng đến sinh trưởng phát triển mà còn ảnh hưởng đến tỉ lệ ra hoa đậu quả và tốc độ phát triển của sâu bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 65)