Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :

2.1.1.Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở tọa độ từ 17058’ đến 18023’ độ vĩ Bắc và từ 105027’ đến 105056’ độ kinh Đông, ranh giới của huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vũ Quang và Can Lộc

- Phía Nam giáp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình - Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên - Phía Tây giáp CHDCND Lào

Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn, thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 45Km về phía Tây

Trên địa bàn huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua với chiều dài 47,60 Km, có quốc lộ 15A và các đường tỉnh lộ 15, 71, 18, 16, 25 với tổng chiều dài khoảng 185Km, tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn với chiều dài 48,75Km, ngoài ra còn có các sông như Ngàn sâu, sông Tiêm, sông Nổ chảy qua.

Với vị trí địa lý không chỉ tiếp giáp với các huyện trong tỉnh mà còn tiếp giáp với tỉnh khác và CHDCND Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng tiêu thụ bưởi Phúc Trạch. Với hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường thủy, đường sắt giúp cho việc lưu thông sản phẩm được dễ dàng hơn. Với vị trí địa lý khá xa biển nên tác động của các cơn bão đến cây trồng của huyện nói chung và cây bưởi Phúc Trạch nói riêng là nhẹ.

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng và sông ngòi.

Địa hình:

Địa hình của huyện Hương Khê bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: địa hình núi cao

trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lung, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông.

Địa hình huyện Hương Khê có 3 dạng chính là địa hình núi cao trung bình, địa hình đồi núi thấp và địa hình thung lũng kiến tạo- xâm thực.

- Địa hình núi cao trung bình là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dải hẹp dọc theo biên giới Việt – Lào gồm các núi cao từ 900 mét trở lên.

- Địa hình đồi núi thấp là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt bởi dãy Trường Sơn và Trà Sơn.

- Địa hình thung lũng kiến tạo chủ yếu là đất nông nghiệp, các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồ đập.

Địa hình phức tạp đã tạo ra hệ thống sông suối dày đặc gây ra khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Từ đặc điểm địa hình như vậy nên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho hoạt động sản xuất bưởi của người dân. Về thuận lợi: điều kiện địa hình đồi núi thấp thích hợp cho trồng cây bưởi. Về khó khăn: hạn chế nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho việc cung ứng dịch vụ đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong sản xuất.

Thổ nhưỡng:

Nhìn chung đất đai của huyện Hương Khê nhiều vùng có độ phì tự nhiên khá, vùng đất bằng chủ yếu là đất phù sa ven các con sông và được bồi hàng năm nên có màu mỡ. Vùng đất đất đồi núi chủ yếu là đất feralit có tầng đất dày được che phủ bởi các thảm thực vực, bên cạnh đó vẫn còn có đất bặc màu do không có thảm thực vật nên bị rửa trôi. Ngoài ra đất đai các thung lũng bị nhiễm chua, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Đất có độ phì cao và diện tích đất phù sa ven sông, phù sa cổ khá lớn rất thích hợp cho trồng cây bưởi Phúc Trạch. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích bưởi. Tuy nhiên vùng đất đại bị nhiễm chua, đất bạc màu sẽ gây ra những trở ngại cho hoạt động trồng bưởi, cây sẽ chết hoặc không thể phát triển nếu không được

cải tạo.

Sông ngòi:

Hương Khê có 3 hệ thống sông chính chạy qua là sông Ngàn Sâu, sông Tiêm và sông Rào Nổ, ngoài ra còn có khá nhiều khe suối và phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện.

Do địa hình đồi núi dốc nên hệ thống sông suối có dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa mưa do đó gây ra lũ quét, sói lở, rửa trôi đất; trái lại vào mùa khô thì gây ra hạn hán cục bộ. Với đặc điểm địa hình và khí hậu trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân. Điển hình như vùng thấp ven sông Ngàn Sâu từ xã Hương Trạch tới xã Phương Mỹ thì hầu như năm nào cũng xảy ra ngập lũ sâu.

Tuy nhiên xét về mặt giao thông đường thủy thì sông ngòi là đường thủy quan trọng nhất đối với Hương Khê với các địa bàn lân cận và là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đồng thời chưa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không nhỏ.

Sông ngòi ở Hương Khê tác động rất lớn đến sản xuất bưởi Phúc Trạch. Có ba con sông lớn chảy qua và có nhiều khe suối đã cung cấp nước tưới cho cây bưởi vào mùa khô hạn. Đồng thời giao thông đường thủy khá quan trọng đối với Hương Khê, trong điều kiện địa hình bị chia cắt đường thủy giúp trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm bưởi đặc biệt vào mùa mưa lũ. Bên cạnh đó thì sông ngòi cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất bưởi. về mùa mưa lũ do địa hình dốc lên dòng chảy của sông mạnh, rửa trôi gây xói mòn những vùng đất phù sa (thích hợp cho trồng bưởi), về mùa lũ thường gây ngập úng thời gian dài gây ảnh hưởng đến quả bưởi đang trong vụ thu hoạch ( làm thối quả) đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến về mùa lũ người dân thường bị các thương lái ép giá.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Hương Khê mang những nét đặc thù của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. - Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm ở Hương Khê là 24,50C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông là 18,50C, các tháng mùa hè là 28,50C

Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, trong thời gian này khí hậu thường khô và nóng, nhiệt độ trung bình là 33,50C; đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ lên tới 390C- 400C và chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây Nam (gió Lào). Cuối mùa nóng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 thường có mưa và bão lớn.

Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong thời gian này có gió mùa đông bắc lạnh và kéo theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình xuống thấp dưới 200C, có khi thấp nhất xuống 40C – 60C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với nhiệt độ trung bình 24,5 0C rất thích hợp cho bưởi Phúc Trạch sinh trưởng và phát triển ( nhiệt độ thích hợp đối với bưởi Phúc Trạch là 23-29 0C). Tuy nhiên có những tháng nhiệt độ lên cao như tháng 6 đến tháng 7 ( 39 - 40 0C) làm cho cây có thể chết héo vì thiếu nước, làm cháy quả. Vì vậy đòi hỏi người dân phải cung cấp nước cho cây trong thời gian cần thiết, bao quả để tránh nắng. Vào mùa lạnh có những tháng nhiệt độ xuống quá thấp cũng gây ảnh hưởng đến phát triển của cây bưởi, đặc biệt là vào thời gian ra hoa đậu quả ( tháng 2 -3) nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho tỷ lệ đậu quả rất thấp.

- Lượng mưa

Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.590 – 2.400mm. Lượng mưa trung bình cao nhất trong năm vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 khoảng 3.900mm, lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm vào tháng 1 và tháng 2 khoảng 40mm.

Đối với bưởi Phúc Trạch thì yêu cầu lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm, với lượng mưa trung bình tương đối cao góp phần cung cấp đủ nước cho cây trồng. Tuy nhiên do lượng mưa phân bố không đều nên ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của bưởi Phúc Trạch. Có những tháng lượng mưa khá cao (3900mm) làm cho ngập úng dẫn đến cây bị bệnh hoặc chết úng. Có những tháng lượng mưa lại quá thấp (40mm) không cung cấp đủ nước làm cho cây chết héo.

- Nắng

Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 1.500h/năm. Trong năm từ tháng 4 đến tháng 10 là thời gian nhiều nắng thường có 170h – 190h/tháng, từ tháng 1 đến tháng 3 nắng ít trung bình khoảng 50h – 70h/tháng.

Trạch. Nhưng nếu chiếu sáng quá gắt sẽ làm cho cây khó phát triển và làm cháy quả. - Độ ẩm không khí:

Độ ẩm trung bình cả năm vào khoảng 86,20%, độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng 6 và tháng 7 khoảng 79,84%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau khoảng 89,50%.

Độ ẩm không khí tác động trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển, đặc biệt tác động đến tỷ lệ đậu quả của bưởi. Độ ẩm thích hợp để cây bưởi phát triển là 70-80%, nếu độ ẩm chênh lệch quá nhiều so với yêu cầu sẽ phát sinh nhiều sâu bệnh, làm cho quả rụng.

Nhìn chung, với tổng số giờ nắng lớn lượng mưa tương đối dồi dào nên Hương Khê rất thuận lợi cho phát triển sản xuất bưởi Phúc Trạch. Do yếu tố địa hình, trên phạm vi lãnh thổ về mùa đông tuy ngắn nhưng cũng lạnh và mùa hè thì nóng ẩm, mưa dông xảy ra nhiều. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt có một số tác động xấu đến sản xuất bưởi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)