5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :
2.2.1. Thực trạng sản xuất bưởi của huyện Hương Khê
Là huyện miền núi, có những điều kiện về thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, trong đó có cây bưởi Phúc Trạch. Giống bưởi này đã được trồng cách đây gần 200 năm ở xã Phúc Trạch, phát triển và tồn tại qua nhiều năm, đến nay bưởi Phúc Trạch đã trở thành một thương hiệu bưởi riêng của huyện Hương Khê. Những năm trước đây giống bưởi này được trồng chủ yếu ở xã Phúc trạch, các hộ dân trồng ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình, nhưng sau dần được trồng nhiều hơn, mở rộng ra các xã khác.Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng trọng điểm ở 4 xã Hương trạch, Phúc trạch, Hương Đô, Lộc Yên ngoài ra còn trồng ở 12 xã phụ cận như Hương Thủy, Gia Phổ, Hương Giang, Hà Linh, Phúc Đồng,… Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước và các cấp chính quyền thì cuối những năm 90 đến nay người dân đã mở rộng diện tích trồng và cây bưởi đang dần trở thành một loại cây đưa lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên bên cạnh nhưng năm đưa lại bội thu thì có nhưng năm gần như bưởi Phúc Trạch mất mùa, đó là năm 1997, 2003,2005, 2009.
Bảng 6: Diện tích, sản lượng, năng suất bưởi Phúc Trạch của huyện Hương Khê qua 3 năm (2012-2014)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % Tổng diện tích Ha 1210,00 1212,40 1286,40 2,40 100,20 74,00 106,10 Diện tích trồng mới Ha 19,00 7,99 74,00 - 11,01 42,05 66,01 925,88 Diện tích cho sản phẩm Ha 800,00 969,00 900,00 169,00 121,12 -69,00 92,88 Sản lượng Tấn 3762,10 4651,20 4950,00 890,10 123,66 298,8 106,42 Năng suất Tạ/ha 47,03 48,00 55,00 1,00 102,13 7,00 114,58
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê)
Giai đoạn trước do nhiều năm mất mùa người dân chán nản, không đầu tư và thậm chí trồng xen cây khác đã làm cho vườn bưởi suy thoái, sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh và có khi bùng nổ thành dịch, dẫn đến có những giai đoạn diện tích bưởi giảm mạnh. Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp năm 2007 diện tích là 998,7ha nhưng đến cuối năm 2011 diện tích chỉ còn 688,97 ha. Nhưng những năm gần đây được sự quan tâm nhà nước cũng như giá trị kinh tế của bưởi tăng cao nên người dân đang dần khôi
phục diện tích sản xuất. Qua bảng 6 ta có thể thấy diện tích bưởi đang ngày càng tăng qua các năm. Năm 2013 diện tích tăng 2,4ha tương ứng với 0,20% so với năm 2012, sang năm 2014 diện tích bưởi tăng 74ha tương ứng 6,10% so với năm 2013.
Diện tích trồng mới tăng giảm không đều qua các năm, năm 2013 diện tích trồng mới là 7,99ha, diện tích này ít hơn năm 2012 là 11,01ha tương ứng với 57,50%. Nhưng sang năm 2014 diện tích trồng mới lại cao 74ha, tăng 66,01ha tương ứng 925,88% so với năm 2013. Điều này cho thấy, sau năm 2013 bưởi bội thu đem lại lợi nhuận cao đã thúc đẩy người dân phá vườn tạp chuyển sang trồng bưởi và chặt phá những cây già cỗi cải tạo lại vườn.
Trong tổng diện tích bưởi được trồng thì diện tích bưởi cho sản phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2013 chiếm 79,92% sang năm 2014 chiếm 69,96%. Nhưng diện tích cây cho sản phẩm tăng giảm không đều qua các năm nếu như năm 2013 tăng 169ha tương ứng 21,12% so với năm 2012 thì sang năm 2014 diện tích cho sản phẩm lại giảm 69ha tương ứng với 7,12% so với năm 2013. Diện tích cây cho sản phẩm giảm nhưng sản lượng không giảm mà tăng đều qua các năm, năm 2013 tăng 890,10 tấn tương ứng 23,66% so với năm 2012, năm 2014 tăng ít hơn 298,8 tấn tương ứng 6,42% so với năm 2013. Năm 2014 diện tích cho sản phẩm ít hơn nhưng sản lượng cao hơn năm 2013 là một tín hiệu đáng mừng. Diện tích giảm, sản lượng tăng điều này kéo theo năng suất bưởi tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2014 năng suất tăng mạnh, tăng 7 tạ/ha tương ứng 14,58% so với năm 2013. Theo số liệu của phòng nông nghiệp huyện hương khê thì một số hộ dân năm 2014 đạt năm suất rất cao, đạt 20-25 tấn/ha như hộ bà Thanh, ông Ân, Anh Hùng ( Hương Trạch) ông Thắng, ông Phúc ( Phúc Trạch) … toàn huyện có khoảng 8-10% diện tích cho năng suất cao như vậy. Bên cạnh đó toàn huyện có 15-20% diện tích cho năng suất 15-20 tấn/ha. Đây là năm bưởi Phúc Trạch có năng suất khá cao so với từ trước đến nay. Giải thích về nguyên nhân năng suất bưởi năm 2014 cao hơn so với những năm trước, ông Lê Tiến Đài Phó Phòng Nông nghiệp huyện cho biết, trong những năm gần đây phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông đã phối hợp để mở các lớp tập huấn kỹ thuật và khôi phục lại diện tích bưởi ở các xã, đặc biệt là kỹ thuật thụ phấn giúp cho tỷ lệ ra hoa đậu quả cao hơn những năm trước nên năng suất bưởi ngày càng tăng và diện tích bưởi cũng đang dần
được khôi phục lại
2.2.1.2. Thực trạng phân bố sản xuất bưởi theo địa bàn
Nhìn vào bảng 7 ta có thể thấy bưởi Phúc Trạch có mặt ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung chủ yếu ở các xã Hương Trạch , Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy, Hà Linh…, diện tích bưởi của các xã này qua các năm đều cao nhất huyện và cao nhất đó là xã Hương Trạch với diện tích năm 2014 là 273,40 ha chiếm 21,25 % tổng diện tích bưởi cả huyện. Tiếp theo là các xã Phúc Trạch, Hà Linh, Hương Thủy có diện tích năm 2014 gần như không chênh lệch nhau mấy. Đều là những xã có điều kiện tốt và phù hợp cho cây bưởi Phúc Trạch phát triển, đặc biệt xã Phúc Trạch chính là quê hương của loại bưởi này nên ở đây người dân rất am hiểu về loài cây ăn quả này. Diện tích bưởi không đồng đều trên toàn huyện, bên cạnh những xã có diện tích cao như nói trên thì có một số xã diện tích bưởi còn rất thập, ví dụ như xã Hương Trà (16,84 ha, năm 2014), Hương Long (16,08 ha, năm 2014), Phú Phong(16,49 ha, năm 2014)…Năm 2014 diện tích của xã Hương Trạch gấp hơn 14 lần 3 xã Hương Long, Hương Trà, Phú Phong. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chênh lệch diện tích giữa các xã là do địa hình của xã, quỹ đất, thói quen và kinh nghiệm sản xuất của hộ. Các xã như Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Thủy… có điều kiện địa hình và đất đai rất phù hợp cho cây bưởi phát triển ( đất đồi núi thấp, đất phù sa cổ, đất phù sa ven sông) đồng thời người dân nơi đây cũng có nhiều kinh nghiệm về trồng bưởi hơn.
Bảng 7: Diện tích bưởi Phúc Trạch của các xã trên địa bàn huyện Hương Khê qua 3 năm (2012-2014)
Các xã ĐVT Năm 2012 2013 2014
Phúc Trạch Ha 119,07 120,14 131,70 Lộc Yên Ha 101,20 101,34 105,60 Hương Đô Ha 100,86 101,01 102,70 Hương Thủy Ha 123,10 123,47 132,80 Hà Linh Ha 124,20 124,31 132,90 Hương Giang Ha 19,15 19,27 22,74 Gia Phổ Ha 50,54 50,89 56,27 Hương Lâm Ha 36,51 36,90 37,85 Hương Liên Ha 43,07 41,39 43,70 Hương Trà Ha 14,62 15,07 16,84 Hương Vĩnh Ha 26,70 25,83 26,39 Phú Gia Ha 24,45 25,02 25,19 Hương Long Ha 15,27 15,51 16,08 Hương Bình Ha 29,84 30,13 30,94 Hòa Hải Ha 33,74 33,81 34,05 Phú Phong Ha 15,62 14,92 16,49 Phương Điền Ha 25,10 25,27 26,62 Phương Mỹ Ha 30,44 30,79 31,74 Phúc Đồng Ha 25,48 25,57 27,46 Hương Xuân Ha 29,15 29,59 30,94 Tổng Ha 1210,01 1212,40 1286,40
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê)
2.2.1.3. Đóng góp của sản xuất bưởi vào thu nhập toàn huyện
Bưởi Phúc Trạch không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà còn có giá trị lớn, được xác định là cây chủ lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân huyện Hương Khê.
Nhìn vào bảng số liệu 5 ta có thể thấy được đóng góp của sản xuất vào tổng thu nhập của toàn huyện qua 3 năm. Năm 2012 với sản lượng …đã đóng góp 752850,21 triệu đồng vào tổng thu nhập của toàn huyện Hương Khê, chiếm 5,14 % ( chiếm 10,99% trong tổng thu nhập từ nông nghiệp). Năm 2013 sản lượng tăng cộng với giá bán có tăng nhẹ đã làm cho tổng thu nhập từ bưởi. Thu nhập từ bưởi là 162792,00 triệu đồng tăng 80025,80 triệu đồng so với năm 2012 ( tức là tăng 96,69%). Ở năm 2013 thì thu nhập từ bưởi chiếm 8,88% trong tổng thu nhập của huyện ( chiếm 19,29%
trong tổng thu nhập từ nông nghiệp).
Sang năm 2014 sản lượng bưởi tiếp tục năm, đây là năm giá bưởi lên rất cao, bình quân 1kg bán ra hơn 50 ngàn đồng. Vừa được mùa vừa được giá, năm 2014 người dân đã có một nguồn thu nhập rất lớn từ hoạt động sản xuất trồng bưởi. Ở năm này thu nhập từ bưởi là 282150,00 triệu đồng, tăng 119358,00 triệu đồng ( tương ứng 73,32%) so với năm 2013. Chiếm 29,22% trong tổng thu nhập từ nông nghiệp và 13,42% trong tổng thu nhập của toàn huyện.
Bưởi Phúc Trạch là một sản phẩm quý mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Hương Khê, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình trong huyên. Qua những phân tích cho thấy bưởi Phúc Trạch đang dần được hồi sinh sau những năm diện tích bị suy giảm, tỷ lệ đóng góp vào thu nhập của toàn huyện đang ngày càng tăng.