Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 69)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :

2.3.5.Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra

2.3.5.1. Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ điều tra

Mỗi sản phẩm được sản xuất ra điều đầu tiên hộ quan tâm đó là đầu ra. Nó là điều kiện cho quá trình sản xuất tồn tại và là tiền đề cho tái sản xuất tiếp diễn. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm tiến hành sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các loại cây ăn quả, nó quyết định đến kết quả thu được của các hộ. Nhìn vào bảng số liệu 17 ta có thể thấy phần lớn các hộ dân trong huyện bán bưởi ngay tại vườn và bán cho người bán buôn, 98,45 % là bán tại vườn còn lại là bán ở chợ thị trấn và nơi khác. Điều này cho thấy hộ dân giảm được chi phí chở bưởi đi bán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá bán sẽ thấp và người dân không nắm bắt thị trường kịp thời. Tuy nhiên người dân cũng phải chấp nhận vì việc đưa bưởi lên bán ở chợ thị trấn hay ga tàu gặp rất nhiều khó khăn, các gia đình khó có thể cạnh tranh với các thương lái ở đó.

Bảng 17: Tình hình tiêu thụ bưởi của các hộ Chỉ tiêu BQC (%) Phúc Trạch (%) Phúc Đồng (%) 1. Địa điểm bán 100 100 100 - Tại vườn 98,45 96,9 100 - Tại chợ 1,35 2,70 0 - Khác 0,20 0,40 0

2.Đối tượng mua 100 100 100

- Người bán buôn 90,20 89,70 90,70

- doanh nghiệp 3,20 4,70 1,70

- Người tiêu dùng 6,60 5,60 7,60

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014) Các hộ trồng bưởi chủ yếu bán sản phẩm cho người bán buôn, chiếm 90,2% tổng số lượng bưởi bán ra của người dân. Hàng năm cứ đến mùa thu hoạch thì các thương lái về tận vườn của các hộ dân xem bưởi, căn cứ vào mẫu mã, chất lượng quả bưởi mà họ đưa ra giá mình mua. Các hộ dân sẽ tham khảo thị trường và sẽ quyết định bán cho thương lái nào trả giá cao hơn. Sản phẩm chủ yếu bán cho người bán buôn,

nhưng người bán buôn lại là đối tượng thu mua với giá thấp nhất. Năm 2014 trung bình một quả bưởi thương lái sẽ mua với giá 54,13 nghìn đồng/quả, nhìn chung thì giá giao động từ 50-60 nghìn đồng/quả.

Đối tượng thu mua thứ hai là các doanh nghiệp, các doanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiến hành thu mua bưởi Phúc Trạch thương hiệu, nhưng đến nay thì tỷ lệ thu mua của các doanh nghiệp này rất thấp, chỉ chiếm 3,20%. Do nhiều nguyên nhân mà việc thu mua của các doanh nghiệp còn hạn chế như: vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, năng lực của đội ngũ nhân viên chưa cao để đánh giá đúng chất lượng của bưởi.. Ngoài ra một phần là do phía địa phương chưa thực sự quan tâm. Đây cũng chính là một trong những khó khăn trong việc mở rộng và quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch đi xa.

Đối tượng mua bưởi thứ 3 là người tiêu dùng, đây là đối tượng thu mua với số lượng thứ 2 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chiếm 6,60%. Đồng thời đây là đối tượng mua với giá cao nhất. Trong khi người bán buôn thu gom với giá trung bình 1 quả là 56,13 nghìn đồng thì người tiêu dùng đã phải mua với giá trung bình một quả là 72,92 nghìn đồng. Có những thời điểm giá bán cho người tiêu dùng lên tới 90-100 nghìn đồng/quả. Người tiêu dùng ở đây chủ yếu là khách nơi khác đến hoặc người dân ở địa phương mua đem làm quà biếu do đó họ thường đến tại vườn để chọn những quả bưởi mẫu mã đẹp, nên việc họ phải trả giá cao hơn là điều tất nhiên.

Nhìn vào bảng 17 thì ta có thấy tình hình tiêu thụ của 2 xã cũng có sự khác nhua. ở xã PT thì cũng chủ yếu cũng bán tại vườn ( chiếm 96,90%), ngoài ra thì còn bán ở chợ thị trấn và nơi khác như ga tàu, chợ nhỏ… Còn đối với xã PĐ thì 100% các hộ điều tra bán tại vườn, vì phần lớn quy mô của các hộ ở xã còn nhỏ nên thương lái thường đến tại vườn và mua hết. Về đối tượng thu mua thì chủ yếu vẫn là các bán buôn đến thu mua tại vườn. Ở xã PĐ có tỷ lệ thu mua tại vườn là 90,70% cao hơn xã PT (89,70%) 1%. Mặt khác ở xã PT doanh nghiệp thu mua chiếm 4,70% cao ở xã PĐ ( chiếm 1,7%) nguyên nhân là do các doanh nghiệp chỉ mới tập trung vào vùng bưởi trọng điểm để ký kết hợp đồng và thu mua.

Nhìn chung thì tình hình tiêu thụ bưởi của người dân toàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chủ động đưa ra giá cả bán của mình, đối tượng thu mua

chủ yếu vẫn là bán buôn và họ thu mua với giá thấp hơn các đối tượng khác.

Sơ đồ 1. Chuỗi cung sản phẩm bưởi Phúc Trạch

Sau khi được thu hoạch bưởi Phúc Trạch được đưa vào thị trường và đến tay người tiêu dùng bằng ba kênh phân phối chính sau:

- Kênh thứ nhất là hộ gia đình bán sản phẩm cho các doanh nghiệp, đây là những doanh nghiệp đã ký hợp đồng với các hộ gia đình để mua bưởi có thương hiệu. nhưng lượng bưởi tiêu thụ qua kênh này còn rất ít, chỉ chiếm 4,7% trong tổng số sản phẩm đưa ra thị trường. Năm 2014 giá mà các doanh nghiệp mua vào giao động từ 60- 70 nghìn đồng/quả và khi đến tay người tiêu dùng giá sẽ giao động từ 80-100 nghìn đồng/quả. Kênh phân phối này có ưu điểm là giúp ổn định giá cho các hộ trồng bưởi, không bị ép giá khi gặp những rủi ro như thiên tai lũ lụt… Đồng thời qua kênh tiêu thụ này người tiêu dùng sẽ đảm bảo được sử dụng sản phẩm có thương hiệu. Tuy nhiên kênh tiêu thụ này còn có một số nhược điểm như: lượng sản phẩm thu mua còn ít, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong quản lý và tiếp cận thị trường, giá mua vẫn chưa cao.

- Kênh phân phối thứ hai là từ hộ gia đình đến người bán buôn đến người bán lẻ cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu của bưởi Phúc Trạch, lượng bưởi tiêu thụ qua kênh này chiếm 90,2%. Khi đến mùa thu hoạch người bán buôn sẽ đến tại vườn của các hộ gia đình để mua bưởi, giá mà họ trả cho hộ gia đình giao động từ 45- 60 nghìn đồng/quả ( năm 2014), sau đó họ vận chuyển đến các chợ hoặc điểm bán lẻ để bán lại cho người bán lẻ, cuối cùng sản phẩm sẽ đến tay người tiêu

Phânbón, thuốc BVTV… Doanh nghiệp Hộ gia đình trồng bưởi Giống Lao động Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng 4,7% 90,20 % 5,6%

dùng, lúc này giá một quả bưởi sẽ giao động từ 70-100 nghìn đồng/quả, có những quả mẫu mã đẹp có thể giá cả sẽ hơn. Kênh phân phối này có ưu điểm là người dân không phải bỏ ra chi phí tiêu thụ, chủ động được số lượng bán của mình, người bán buôn sẽ hưởng được lợi nhuận từ chênh lệch giá. Bên canh đó kênh này có nhược điểm là trong một số trường hợp hộ gia đình bị ép giá, sản phẩm bán ra không đảm chất lượng.

- Kênh phân phối thứ ba là hộ gia đình bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Lượng sản phẩm bán ra theo kênh này chiếm 5,6%. Sản phẩm bán ra ở kênh này đi theo hai hướng. Thứ nhất là người tiêu dùng trực tiếp đến tại các vườn của hộ gia đình để chọn những quả đẹp về sử dụng, làm quà biếu. Đi theo hường này thì hộ gia đình vừa bán được sản phẩm vừa được giá, còn người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm vừa ý, đảm bảo chất lượng, tuy nhiên họ phải trả giá khá cao ( khoảng 70-100 nghìn đồng/quả). Hướng thứ hai là hộ gia đình đưa bưởi ra chợ để bán, tuy nhiên hướng này không hiệu quả vì người mua sẽ bị người tiêu dùng hoặc người bán lẻ ép giá, mất thời gian.

2.3.5.2. Tình hình phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch:

Ngày 09/9/2004 bưởi Phúc Trạch đã được cục sở hữu trí tuệ, thuộc bộ khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.Và cách đây gần 4 năm vào ngày 9/11/2011, Cục Sở Hữu Trí Tuệ - Bộ Khoa Học Công Nghệ đã ban hành quyết định số 2180/QD-SHTT về việc cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “ Phúc Trạch” cho sản phẩm bưởi quả của huyện Hương Khê. Đến thời điểm hiện nay, sau hơn 10 năm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhưng hình ảnh nhãn mác thương hiệu của bưởi Phúc Trạch vẫn còn quá xa lạ đối với người tiêu dùng. Thậm chí nó còn xa lạ cả với những hộ nông dân trồng bưởi, rất nhiều người chỉ mới nghe qua đâu đó về việc công nhận thương hiệu bưởi Phúc Trạch chứ chưa bao giờ được phổ biến rõ ràng. Đến mùa thu hoạch về tại các vùng sản xuất bưởi ta có thể thấy là bưởi chủ yếu được các thương lái đến thu mua tại vườn, sau đó đóng bì và đưa đi tiêu thụ ở các địa phương khác dưới nhiều hình thức thức nhau. Nhưng một sự thật dáng buồn là đó là tất cả số lượng bưởi chở đi đều không hề được dán nhãn, thương hiệu cũng như xuất xứ. Bưởi Phúc Trạch đã được cấp giấy phép đăng ký thương hiệu nhưng trong những năm qua vấn đề thương hiệu của loài quả này chưa thực sự được chính quyền địa phương quan tâm, trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong

việc thu mua của mình. Số lượng bưởi các doanh nghiệp thu mua chỉ chiếm 3,2% trong tổng sản lượng mà người dân bán ra. Bưởi được người bán buôn thu mua và bán ra tràn lan ngoài thị trường mà không được dãn nhán mác. Nhiều người còn lợi dụng thương hiệu để trà trộn các sản phẩm kém chất lượng vào để bán sản phẩm làm mất hình ảnh của loại cây ăn quả đặc sản có một không hai này.

Tóm lại việc phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch còn gặp nhiều khó khăn, chưa được biết đến rộng rãi và chưa phát huy được thế mạnh thương hiệu của loài cây ăn quả này. Để phát triển thương hiệu và quảng bá xa hơn thì các cấp chính quyền cũng như các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 65 - 69)