Tình hình sản xuất bưởi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 57)

5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN :

2.2.2. Tình hình sản xuất bưởi của các hộ điều tra

Hiện nay trên toàn huyện thì bưởi Phúc Trạch hầu như được trồng ở tất cả 21 xã và thị trấn, cây bưởi Phúc Trạch không còn mấy xa lạ với người dân nơi đây. Tập trung nhiều tại các xã trọng điểm như Hương trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Thủy.. còn ở thị trấn thì có rất ít vì người dân nơi đây chủ yếu hoạt động dịch vụ.

Để tìm hiểu về tình hình sản xuất bưởi của các hộ dân thì chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 100 hộ ở hai xã, là xã Phúc Trạch (50 hộ) và xã Phúc Đồng (50 hộ ). Phúc Trạch là nơi bắt nguồn đầu tiên của giống bưởi này, chính vì vậy giống bưởi này mang tên đặc trưng của xã. Do nhiều năm mất mùa người dân chặt bưởi trồng cây khác nhưng hiện nay diện tích bưởi ở đây còn lớn và đang dần được khôi phục. Còn xã Phúc Đồng là một xã hiện nay cây bưởi cũng được trồng khá nhiều nhưng không nằm trong những xã trọng điểm của huyện. hai xã đặc trưng cho hai vùng một vùng là nơi bắt nguồn, một vùng là trồng mới.

Nội dung điều tra bao gồm: những thông tin về hộ, các nguồn lực của hộ, đặc điểm vườn bưởi, tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi của hộ.

2.2.2.1. Nguồn lực của hộ điều tra

2.2.2.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ điều tra

bình quân 1 hộ có 5,18 nhân khẩu. điều này cho thấy bình quân nhân khẩu của hộ khá cao, đem lại nguồn lao động dồi dào cho gia đình và xã hội. điều tra 2 xã với số lượng hộ bằng nhau nhưng tổng nhân khẩu có sự chênh lệch. Xã Phúc Trạch có 265 nhân khẩu chiểm 51,16% trong tổng nhân khẩu của hộ điều tra, trong khi đó xã Phúc đồng có 253 nhân khẩu chiếm 48,84%, bình quân nhân khẩu trên 1 hộ của xã Phúc Trạch lớn hơn 0,24 khẩu/hộ. Đây là một sự chênh lệch không lớn nhưng cũng cho thấy được sự khác nhau giữa hai xã về nhân khẩu và lao động.

Trong tổng 518 nhân khẩu, số nhân khẩu nam và nữ chênh lệch nhau không nhiều. Nhân khẩu nam lớn hơn nhân khẩu nữ 8 nhân khẩu, và ở hai xã nói riêng cũng có đặc điểm tương tự. Đây là xu hướng chung vì hiện nay trong tỷ trọng dân số của toàn huyện thì nam vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nữ và sự chênh lệch này đang dần tăng. Nhân khẩu nam cao hơn đem lại một nguồn lao động nghiệp có sức khỏe dồi dào. Nhưng bên cạnh đó lại dẫn đến mất cân bằng dân số giữa nam và nữ.

Lao động là một trong các yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất của các hộ gia đình. Qua bảng 8 ta cũng có thể thấy 100 hộ có tất cả 341 lao động trong đó lao động nông nghiêp là 266 lao động chiếm 79,10% còn lại là lao động phi nông nghiệp. điều này cho thấy lao động nông nghiệp của các hộ điều tra còn chiếm tỷ trọng khá cao. Lao động bình quân của hộ là 3,41 lao động trên 1 hộ trong đó lao động nông nghiệp đã là 2,66 lao động/hộ. Qua đây cho thấy các hộ chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Ở 2 xã thì có sự khác nhau về số lượng lao động, xã Phúc Trạch có số lao động là 140, nhiều hơn xã Phúc Đồng 11 lao động. Số lao động thì ít hơn nhưng Phúc Đồng lại có lao động phi nông nghiệp nhiều hơn xã Phúc Trạch 1 lao động. Như vậy lao động nông nghiệp của các hộ điều tra vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, đây là một lợi thế khi đến thời vụ, giảm bớt được chi phí thuê lao động của các hộ.

Bảng 8. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Xã Phúc trạch Xã Phúc Đồng Số lượng % Số lượng % 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 100 50 50

2. Tổng nhân khẩu Người 518,00 265,00 51,16 253,00 48,84

Nam Người 263,00 135,00 50,94 130,00 50,39

Nữ Người 255,00 130,00 49,06 128,00 49,61

Bình quân nhân khẩu/hộ Người 5,18 5,30 5,06

3. Lao động Lao động 341,00 177,00 100 167,00 100

Lao động nông nghiệp Lao động 266,00 140,00 79,10 129,00 77,25 Lao động phi nông nghiệp Lao động 75,00 37,00 20,90 38,00 22,75 Lao động bình quân/hộ Lao động 3,41 3,54 3,28

Lao động nông nghiệp

bình quân/hộ Lao động 2,66 2,80 2,52

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014) 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, đóng vai trò rất quan trọng. Đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Nhìn vào bảng 9 số liệu tổng hợp từ điều tra các hộ ta có thể thấy rõ được tình hình sử dụng đất của các hộ. Tổng diện tích đất của 100 hộ là 1738,90 sào, bình quân mỗi hộ có 17,39 sào. Trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 29,47% tương ứng với 512,50 sào, bình quân mỗi hộ có 5,13 sào đất trồng cây hàng năm để trồng các loại hoa màu như ngô, lúa, lạc, đậu. Tiếp theo là đất trồng bưởi chiếm tỉ lệ cao thứ 2, chiếm 20,93% tương ứng với 364 sào, bình quân mỗi hộ có 3,64 sào để trồng bưởi. Bưởi được các hộ trồng hầu hết trong vườn, đồi núi thấp. Là cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích đất trồng bưởi đang ngày càng mở rộng. Do Hương Khê là một huyện miền núi nên diện tích đất lâm nghiệp khác lớn, diện tích lớn thứ 3 với 348 sào tương ứng chiếm 20% trong tổng diện tích, bình quân mỗi hộ có 3,48 sào đất lâm nghiệp. Còn lại diện tích đất nhà ở và vườn chiếm 11,24 % tương ứng 195,50 sào, đất chăn nuôi chiếm 8,50% tương ứng 149 sào…

Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng DT Xã Phúc Trạch Xã Phúc Đồng BQC (sào) Tổng DT (sào) tỉ lệ % BQ hộ (sào) Tổng DT (sào) tỉ lệ % BQ hộ (sào)

1. Đất trồng cây hàng năm 512,50 5,13 224,50 26,90 4,44 288,00 31,85 5,76 2. Đất trồng cây lâu năm 487,90 4,88 293,60 35,18 5,87 194,30 21,49 3,89 - Đất trồng bưởi 364,00 3,64 221,80 26,58 4,44 142,20 15,72 2,84 3. Đất lâm nghiệp 348,00 3,48 113,00 13,54 2,26 235,00 25,99 4,70 4. Đất chăn nuôi 149,40 1,49 77,50 9,29 1,55 71,90 7,95 1,44 5. Đất vườn, nhà ở 195,50 1,96 102,50 12,28 2,05 93,00 10,28 1,86 6. Đất khác 45,60 0,46 23,50 2,82 0,47 22,10 2,44 0,44 Tổng cộng 1738,90 17,39 834,60 100,00 16,69 904,30 100,00 18,09

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng 9 thì ta cũng có thể thấy diện tích đất của hai xã có sự chênh lệch. Tổng diện tích đất của Phúc Đồng là 904,30 sào nhiều hơn xã Phúc Trạch ( 834,60 sào) 69,70 sào tương ứng với 8,35%. Tình hình sử dụng đất đai của hai xã cũng khác nhau. Đối với xã Phúc Trạch thì diện tịch đất trồng bưởi và trồng cây hàng năm chênh lệch nhau không nhiều, diện tích đất trồng bưởi là 221,80 sào tương ứng chiếm 26,57% còn diện tích trồng cây hàng năm là 224,50 sào tương ứng chiếm 26,89%. Bình quân mỗi hộ có 4,44 sào đất trồng bưởi và 4,44 sào đất trồng cây hàng năm. Tiếp theo đó là đất lâm nghiệp, đất nhà ở, đất chăn nuôi và đất khác. Khác với xã Phúc Trạch, xã Phúc Đồng có diện tích đất cây trồng hàng năm tương đối cao, 288 sào tương ứng với 31,85% nhiều hơn xã Phúc Trạch 63,50 sào. Nhưng diện tích đất bưởi lại thấp hơn xã Phúc Trạch. Tổng diện tích đất bưởi là 142,20 sào (chiếm 15,72%), ít hơn xã Phúc Trạch 79,60 sào. Bình quân mỗi hộ có 2,88 sào đất để trồng bưởi. Xã lại có diện tích đất lâm nghiệp cao hơn diện tích đất trồng bưởi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 25,99% tương ứng với 194 sào, và gấp đôi diện tích đất lâm nghiệp của xã Phúc Trạch. Nhìn chung hai xã có sự khác nhau trong cơ cấu sử dụng đất là do quỹ đất và điều kiện địa hình cũng khác nhau. Phúc Trạch có sông Ngàn Sâu chảy qua, bồi bắp phù sa màu mỡ thích hợp cho việc trồng bưởi, đặc biệt là phù sa cổ nên diện tích đất trồng bưởi của xã khá cao. Còn đối với xã Phúc Đồng thì điều kiện đất đai của xã

lại phù hợp với trồng rau màu và cây lâm nghiệp do diện tích đồi núi của xã cũng khá lớn, cộng thêm vào đó là thói quen canh tác của người dân.

Như vậy qua điều tra và phân tích ta có thể thấy phần lớn diện tích đất của hộ được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là đất cho trồng trọt. Các hộ đã sử dụng hiệu quả diện tích đất của gia đình, diện tích đất bỏ hoang hầu như không có. Và với tình hình những năm gần đây thì các hộ đang dần chuyển đổi đất sang trồng bưởi để nâng cao hiệu quả sử dụng.

2.3.1.3. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra:

Tình hình và cơ cấu thu nhập của hộ sẽ phản ảnh vai trò của từng ngành kinh tế đối với địa phương cũng như đối với từng hộ gia đình. Mặt khác thu nhập của hộ còn phản ảnh khả năng đầu tư cho sản xuất của các hộ dân. Để biết rõ thu nhập của các hộ điều tra thì chúng ta có thể nhìn vào bảng 10, qua đó cho thấy tổng thu nhập bình quân trên một hộ là 178370,96 nghìn đồng, điều này cho thấy thu nhập của các hộ điều tra tương đối lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đầu tư vào sản xuất. Về cơ cấu thu nhập thì nguồn thu chính của các hộ dân là từ nông nghiệp và chủ yếu là trồng trọt. Trồng trọt chiếm 76,29% trong tổng thu nhập của hộ, tương ứng với 136082,46 nghìn đồng, còn chăn nuôi thì chiếm 13,81% tương ứng với 24630,50 nghìn đồng, lâm nghiệp chiếm 2,82% tương ứng 5,03 nghìn đồng. Trong trồng trọt thì thu nhập chủ yếu là từ cây bưởi Phúc Trạch, thu nhập từ cây bưởi chiếm 81,93% trong tổng thu nhập từ trồng trọt tương ứng với 111497,13 nghìn đồng. Trong năm 2014 bưởi Phúc Trạch đã đem lại một nguồn thu nhập khá cao cho các hộ dân khi bưởi vừa được mùa vừa được giá.

Trong những năm gần đây các hoạt động ngành nghề khác đang dần phát triển nên nguồn thu của các hộ dân từ các lĩnh vực phi nông nghiệp đang tăng. Theo điều tra thì năm 2014 thu nhập khác chiếm 6,86% tương ứng 12228 nghìn đồng, cao hơn thu nhập từ lâm nghiệp và thủy sản. Thu nhập khác của hộ chủ yếu là từ các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán kinh doanh, làm thuê, chạy xe…

Bảng 10: Tình hình và cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (BQ/hộ)

Chỉ tiêu BQC tỉ lệ % Xã phúc Trạch Xã phúc đồng

Số lượng

(1000đ) %

Số lượng

Tổng thu nhập 178370,96 100 229087,51 100 127654,41 100 1. Trồng trọt 136082,46 76,29 192446,51 84,01 79718,41 62,45 - Bưởi 111497,13 81,93 167287,85 86,93 55706,41 69,88 2. Chăn nuôi 24630,50 13,81 23445,00 10,23 25816,00 20,22 3. Lâm nghiệp 5028,00 2,82 3536,00 1,54 6520,00 5,11 4. Thủy sản 402,00 0,23 410,00 0,18 394,00 0,31 5.TN khác 12228,00 6,86 9250,00 4,04 15206,00 11,91 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014) Nhìn vào bảng ta cũng có thể thấy thu nhập và cơ cấu thu nhập của hai xã khác nhau nhiều. Tổng thu nhập của các hộ điều tra ở xã Phúc trạch là 229087,51 nghìn/hộ, gần gấp đôi tổng thu nhập bình quân các hộ điều tra ở xã Phúc Đồng (127654,41 nghìn đồng/hộ). Sự chênh lệch cao về thu nhập chủ yếu là do nguồn thu từ bưởi Phúc Trạch, là nơi có diện tích bưởi khá lớn nên nguồn thu của các hộ điều tra ở xã Phúc Trạch từ bưởi là rất lớn, chiếm 86,93% trong tổng thu nhập của hộ tương ứng 167287,85 nghìn đồng, gấp 3 lần thu nhập từ bưởi của các hộ điều tra ở xã Phúc Đồng. Ở hai xã nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là từ nông nghiệp, ở xã Phúc Trạch thì thu nhập từ nông nghiệp chiểm tỷ trong cao 84,01%, còn ở xã Phúc Đồng thì thấp hơn chiêm 62,45%. Thu nhập từ chăn nuôi cũng có sự chênh lệch, tổng thu nhập từ chăn nuôi không chênh lệch nhiều nhưng tỷ trong chăn nuôi trong tổng thu nhập của các hộ ở từng xã lại chênh nhau khá lớn. Nếu như ở xã Phúc Trạch thu nhập từ chăn nuôi chiếm 10,23% thì ở xã Phúc Đồng lại cao hơn khi thu nhập từ chăn nuôi chiếm 20,22 % trong tổng thu nhập của hộ. Ở xã Phúc Đồng do vị trí địa lí và nhiều điều kiện khác nên xã đang dần chuyển sang các hoạt động phi nông, thu nhập khác từ phi nông đang dân chiếm một tỷ trong cao, theo bảng thì năm qua thu nhập khác chiếm 11,08% tương ứng 15026 nghìn đồng/hộ. Ở xã Phúc Trạch thì nguồn thu nhập khác còn chiếm tỷ trọng thấp 4,04% tương ứng với 9250 nghìn đồng.

Nhìn chung thì thu nhập của các hộ điều tra chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hộ điều tra ở hai xã có thu nhập bình quân và cơ cấu thu nhập khác nhau cũng do nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân là do điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình, tập quán sản xuất,…

2.2.2.2. Tình hình sản xuất bưởi của các hộ điều tra 2.2.2.2.1. Quy mô sản xuất bưởi của các hộ điều tra

Qua bảng số liệu 11 cho ta thấy diện tích trồng bưởi bình quân/hộ điều tra là 3,64 sào. Diện tích bình quân không cao lắm vì diện tích trồng giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn hộ, hộ trồng nhiều nhất là 12,5 sào còn hộ trồng ít nhất là 1 sào. Diện tích bưởi bình quân/hộ giữa 2 xã có sự chênh lệch, ở xã Phúc trạch (4,44 sào/hộ) có diện tích bình quân/hộ cao hơn 1,6 sào so với xã Phúc Đồng (2,84sào/hộ).

Qua điều tra thì tổng cây bưởi mà hiện nay 100 hộ dân đang có là 5826 cây, bình quân mỗi hộ có 58,26 cây. Qua đây cho thấy quy mô trồng bưởi của các hộ điều tra tương đối lớn và quy mô này có thể còn có thể được mở rộng. Trong 58,26 cây được trồng thì trung bình mỗi hộ có 39,42 cây đã có quả vào năm 2014 tương ứng 67,66% còn lại 18,84 cây đang trong giai đoạn kiến thiết ( tương ứng 33,32%). Trung bình mỗi sào các hộ trồng 16,01 cây, đây là mật độ phù hợp đối với cây bưởi ( mật độ trồng là từ 15-17 cây/sào). Trong những năm gần đây thì người dân thường xuyên được tập huấn kỹ thuật trồng nên các hộ đã trồng đúng với mật độ yêu cầu, vừa đảm bảo sự phát triển của cây bưởi vừa tránh sử dụng lãng phí đất. Trung bình mỗi sào thì có 10,03 cây đã có quả đây là tỷ lệ khá lớn, vì phần lớn các hộ điều tra đều là những hộ trồng bưởi lâu năm nên chủ yếu là cây đã cho thu hoạch còn lại một số ít hộ trồng mới thuộc xã Phúc Đồng. Năng suất trung bình của mỗi cây 53,55 quá, đây là một năng suất chưa cao, và chưa đúng với khả năng đậu quả của cây bưởi. Do những năm gần đây khí hậu thay đổi bệnh tật nhiều nên tỷ lệ đậu quả của bưởi rất thấp có những năm nhiều hộ thất thu. Nhưng so với những năm trước đây thì năm 2014 bưởi có tỉ lệ đậu quả cao hơn do kỹ thuật thụ phấn đậu quả được người dân áp dụng nhiều.

Bảng 11: Tình hình sản xuất và quy mô của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQC

Phúc Trạch

Phúc Đồng

Diện tích bưởi/hộ Sào 3,64 4,44 2,84

Tổng số cây/hộ Cây 58,26 70,92 45,60

- Đã có quả/hộ Cây 39,42 53,90 24,94

- Chưa có quả/hộ Cây 18,84 17,02 20,66

Đã có quả/ tổng diện tích Cây/sào 10,83 12,15 8,77

Số quả/cây Quả/cây 53,55 58,49 42,87

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn vào bảng ta cũng có thể thấy quy mô trồng bưởi của hai xã khác nhau. Phúc Trạch là quê hương của loài cây ăn quả này nên mặc dù nhiều năm trước mất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế bưởi phúc trạch của các hộ gia đình ở huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w