PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 92 - 94)

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì việc sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả là một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói riêng đã trở thành công cụ sắc bén trong công tác quản lý doanh nghiệp, góp phần vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Quá trình phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đang được cải thiện dần, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định có hiệu quả, mang lại lợi nhuận khá cao. Tình hình vốn kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Trường Phú đã cải thiện đáng kể qua ba năm, trang thiết bị máy móc ngày càng hiện đại, đời sống nhân viên ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngoài những thành quả mà Công Ty đạt được trong ba năm báo cáo. Khi đi vào tình hình cụ thể chúng ta thấy rằng, mặc dù hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, số vốn huy động chủ yếu từ vốn vay, tình hình công nợ còn cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp, những điều này đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của Công Ty.

Như vậy qua việc phân tích thực trạng sử dụng vốn ta thấy mặc dù việc sử dụng vốn đã được ban lãnh đạo Công Ty quan tâm nhưng vẫn còn nhiều điểm còn tồn đọng. Dể giải quyết những vấn đề đó cần phải có những giải pháp mang tính thực tiễn cao, các giải pháp này vừa phải đảm bảo giải quyết được những khó khăn trước mắt đồng thời nó phải mang tính chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo cho quá trình huy động và sửu dụng vốn có tính khả thi cao, phải góp phần đảm bảo một tương lai phát triển vững chắc và lâu dài cho Công Ty.

Trong thời gian tới đòi hỏi Công Ty phải nỗ lực hơn nữa từ chính bản thân, đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh và các ban ngành có liên quan để đạt được hiệu quả cao trong tổng vốn trong sản xuất kinh doanh của đơn vị

phát triển bền vững về mọi mặt. Hy vọng rằng, trong năm 2015 và các năm sau nữa Công Ty sẽ sử dụng nguồn vốn ngày càng có hiệu quả hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. KIẾN NGHỊ

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy nhà nước đóng vai trò định hướng cho cho sự phát triển của mọi doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây, vai trò quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp đã được nới lỏng hơn, các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong mọi hoạt động, sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn. Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô, với những chính sách của nhà nước luôn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Những chính sách đúng đắn , hợp lý sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp đang tồn tại và thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động kinh tế. Ngược lại, những chính sách không hợp lý sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuát kinh doanh. Do vậy đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp thích hợp.

+ Thứ nhất: Nhà nước cần có chính sách thuế suất, thuế nhập khẩu hợp lý, để Công Ty có điều kiện nhập các máy móc công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng như nhập khẩu nguyên liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất. Mặt khác nhà nước nên có các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển nguồn nguyên liệu cho sản xuất bê tông.

+ Thứ hai: Cần hoàn thiện khuôn khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho Công Ty mình.

+ Thứ ba: Điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với biến động của thị trường, lãi suất ngân hàng là chi phí vốn. Vì vậy, việc lãi suất cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty, vì vậy nhà nước phải điều chỉnh lãi suất cho thấp hơn lợi nhuận bình quân của Công Ty. Lãi suất ngân hàng do nhà nước quy định phải đảm bảo vừa khuyến khích Công Ty vừa sản xuất kinh doanh có lãi, vừa hỗ trợ cho Công Ty tiến hành sản xuát kinh doanh thuận lợi.

+ Thứ tư: Đề nghị các ban ngành, huyện Hương Trà, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tạo điềù kiện cho Công Ty về mặt cơ sở vật chất trên địa bàn hoạt động của Công Ty nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của Công Ty, góp phần đảm bảo giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 92 - 94)