0,00 ,65 7.Số vòng quay của

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

9 0,00 ,65 7.Số vòng quay của

7.Số vòng quay của

VLĐ (7=1/3) Vòng 1,26 1,82 1,76 0,57 45.,30 -0,07 -3,75 8.Số ngày luân chuyển

của 1 vòng quay VLĐ (8= 360/7) Ngày 287 197 205 -89 -31,18 8 3,89 9.Hệ số đảm nhiệm của VLĐ (9=3/1) Lần 0,80 0,55 0,57 -0,25 -31,18 0,02 3,89 10.Vòng quay hàng tồn kho (10=4/5) Lần 3,75 5,14 5,08 1,38 36,87 -0,06 -1,09

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính Công Ty Cổ Phần An Phú)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty, ta sẽ tiến hành xem xét phân tích đánh giá các chỉ tiêu dưới đây:

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số của chỉ tiêu càng lớn càng tốt.Cụ thể năm 2012 là 0,002 lần có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động tao ra 0,002 đồng lợi nhuận. Năm 2013 là 0.01 có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thu lại được 0,01 đồng lợi nhuận và năm 2014 là 0,01 đồng. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công Ty có xu hướng tăng lên qua ba năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty đang ổn định, chi phí quản lý của Công Ty đang thấp dần. Sang năm 2013 Công Ty đã kịp thời có mục tiêu chiến lược mới nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn lưu động được hiệu quả hơn vì đây là vốn chủ yếu của Công Ty đi vay để sử dụng nên tốc độ vốn lưu động tăng lên so với năm 2012 đây là một dấu hiệu tốt nhưng Công Ty đang cố gắng phát huy hơn nữa khả năng của mình trong việc sử dụng vốn lưu động vì đây là vốn chủ yếu được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn mà Công Ty đi vay.

Số vòng quay VLĐ chỉ tiêu này phản ánh vòng quay vốn được thực hiện trong một thời kỳ nhất định, thường tính trong một năm.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ).Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho Công Ty, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Qua bảng phân tích trên cho ta thấy số vòng quay VLĐ có sự thay đổi

mạnh. Cụ thể, năm 2012 VLĐ quay được 1,26 vòng, năm 2013 tăng lên 1,82 vòng tức là tăng 45,30% so với năm 2012 và năm 2014 đã có xu hướng giảm xuống 1,76 vòng trong một năm tức là giảm 3,75% so với năm 2013. Số vòng quay của vốn lưu động của Công Ty biến động thất thường và có xu hướng tăng năm 2013 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty cao lên. Đến năm 2014 số vòng quay vốn lưu động đã giảm xuống làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ của Công Ty thấp xuống.Vì vậy, trong những năm tới Công Ty cần có những biện pháp nâng cao tốc độ của hệ số vòng quay vốn lưu động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng tốt hơn.

Để xem xét biến động này là do nhân tố nào tác động. Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới số vòng quay VLĐ. Gọi các đại lượng:

+ Δ SVLĐ :Mức chênh lệch số vòng quay vốn lưu động ở kỳ gốc và ở kỳ phân tích. + S0 VLĐ, S1 VLĐ, S2 VLĐ lần lượt là số vòng quay VLĐ được xét ở các năm 2012, 2013, 2104.

+ TR0, Tr1, TR2 lần lượt là doanh thu thuần được xét ở các năm 2012, 2013, 2014. + VLĐ0, VLĐ1, VLĐ2 lần lượt là vốn lưu động bình quân ở các năm 2012, 2013, 2014.

Phân tích năm 2013 so với năm 2012

ΔSVLĐ = S1 VLĐ –S0 VLĐ

ΔSVLĐ = -

0,57 = 1,82 - 1,26 (vòng)

 Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần ΔSVLĐ (TR) = -

0,81 = -

Hay 0,81 = 2,07 – 1,26 (vòng)

 Ảnh hưởng của nhan tố VLĐ bình quân ΔSVLĐ (VLĐ) = -

-0,24 = -

Hay -0,24 = 1,83 - 2,07 (vòng)

Do đó số vòng quay VLĐ năm 2013 so với năm 2012 là: ΔSVLĐ = ΔSVLĐ (TR) + ΔSVLĐ (VLĐ)

0,57 = 0,81 + (- 0,24) (vòng)

Phân tích năm 2014 so với năm 2013

ΔSVLĐ = S2 VLĐ - S1 VLĐ

ΔSVLĐ = -

 Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần ΔSVLĐ (TR) = -

0,22 = -

Hay 0,22 = 2,04 - 1,82 (vòng)

 Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân ΔSVLĐ (VLĐ) = -

-0,29 = -

Hay -0,29 = 1,76 - 2,05 (vòng)

Do đó số vòng quay VLĐ năm 2014 so với năm 2013 là: ΔSVLĐ = ΔSVLĐ (TR) + ΔSVLĐ (VLĐ)

-0,07 = 0,22 + (-0,29) (vòng)

Ta thấy, năm 2013 số vòng quay VLĐ tăng 0,57 vòng do doanh thu tăng cao làm cho số vòng quay VLĐ tăng 0,81 vòng, nhưng VLĐ bình quân lại tăng 13,32% so với năm 2012 nên số vòng quay VLĐ giảm 0,24 vòng. Năm 2014, số vòng quay VLĐ giảm 0,07 vòng do doanh thu năm 2014 chỉ tăng 12,12% so với năm 2013 nên số vòng quay VLĐ chỉ tăng 0,22 vòng, nhưng VLĐ lại tăng 16,49% cho nên làm cho số vòng quay VLĐgiảm 0,29 vòng.

Số ngày luân chuyển của một vòng quay VLĐ phản ánh số ngày (thời gian cần thiết) để hoàn thành một vòng luân chuyển VLĐ.Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ VLĐ càng được sử dụng có hiệu quả.Thời gian càng ngắn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh tức là vốn lưu động được sử dụng triệt để hơn. Số ngày luân chuyển của một vòng quay VLĐ đang có xu hướng giảm xuống ở năm 2013 là 197 ngày tức là giảm 89 ngày tương đương với 31,18% o với năm 2012. Năm 2014 là 3,89% so với năm 2013. Qua bảng trên ta thấy số ngày để vốn quay hết 1 vòng của Công Ty còn cao, lại có xu hướng tăng nhanh ở năm 2014, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao, tình hình tổ chức các mặt hàng mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của Công Ty chưa hợp lý gây khó khăn cho quá trình tái sản xuất. Công Ty cần có kế hoạch xúc tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tránh tình trạng ứ động vốn gây thất thoát lãng phí làm giảm lợi nhuận của Công Ty.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ có sự biến động không ổn định qua các năm. Năm 2013, mức đảm nhiệm VLĐ giảm từ 0,80 xuống còn 0,55 lần đồng nghĩa với việc giảm 31,18% tiết kiệm được 0,25 đồng so với năm 2012. Năm 2014, mức đảm nhiệm VLĐ là 0,57 tăng 0.02 lần hay tăng 3,89% so với năm 2013, điều này đồng nghĩa với việc để tạo ra một đồng doanh thu năm 2014 so với năm 2013 Công Ty phải bỏ ra thêm 0,02

đồng. Điều đáng mừng ở năm 2013 hệ số này đã có xu hướng giảm xuống đây là một tín hiệu tốt mà Công Ty cần nỗ lực phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Nhưng với xu hướng biến động theo chiều hướng tăng ở năm 2014 sẽ gây bất lợi lớn cho Công Ty bởi nó sẽ là tác nhân xúc tác làm tăng số ngày luân chuyển của VLĐ, làm chậm tiến độ chu kỳ kinh doanh của Công Ty.

Hiệu quả sử dụng các bộ phận của vốn lưu động

Hàng tồn kho và khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn hơn trong tổng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng lên so với năm trước nhưng tốc độ quay vòng vốn của khoản mục này như thế nào ta tiến hành phân tích tốc độ luân chuyển một bộ phận vốn lưu động.

Bảng 2.17: Bảng phân tích hàng tồn kho

CHỈ TIÊU Năm 2013/2012 2014/2013

2011 2013 2014 (+/-) % (+/-) %1.Giá vốn hàng bán 1.Giá vốn hàng bán (Triệu Đồng) 31.657,9 1 54.876,2 6 61.717,1 7 23.218,35 73,34 6.840,9 2 12,47 2.Trị giá hàng tồn kho bình quân (Triệu Đồng) 8.434.12 10.681,48 12.145,8 6 2.247,36 26,65 1.464,3 8 13,71 3.Số vòng quay HTK=(1/2 ) (Vòng) 3,75 5,14 5,08 1,38 36,87 -0,06 -1,09 4.Số ngày một vòng quay HTK= (360/3 ) (Ngày) 96 70 71 -26 -26,94 1 1,11

(Nguồn: Phòng kế toán Tài chính Công Ty Cổ Phần Trường Phú)

Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng giảm không ổn định qua 3 năm, nếu như trong năm 2012 bình quân hàng tồn kho quay được 3,75 vòng thì sang năm 2013 thì số vòng quay HTK đã quay được 5,14 vòng, tương ứng thì số ngày một vòng quay của hàng tồn kho giảm xuống còn 70 ngày giảm 26,94% so với năm 2012. Qua năm 2014 số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm xuống 0,056 vòng tương ứng giảm 1,09% so với năm 2013, đồng thời số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1 ngày tương ứng tăng 1,11% so với năm 2013.

Để đánh giá tác động của từng nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ quay hàng tồn kho như thế nào ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích.

Năm 2013/2012 :

 Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán

 Ảnh hưởng của nhân tố trị giá hàng tồn kho bình quân

Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng:

2,753 + (-1,988) = 0,765 (vòng/kỳ)

Kết quả phân tích năm 2013 cho thấy sự tăng lên của giá vốn hàng bán vào năm 2013 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2012 đã làm hàng tồn kho quay nhanh hơn 2,75 vòng. Tuy nhiên trong điều kiện giá vốn hàng bán không đổi như năm 2013, việc dự trữ hàng tồn kho không hợp lý làm trị giá hàng tồn kho tăng 2.247,36 triệu đồng dẫn đến số luân chuyển của hàng tồn kho giảm 1,988 vòng. Tuy nhiên, số vòng quay của hàng tồn kho vẫn tăng 0,765 vòng vì tốc độ tăng của gía vốn

hàng bán cao hơn hàng tồn kho bình quân. Tuy vậy công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho hợp lý, tìm kiếm mở rộng thị trường.

Năm 2014 / 2013:

 Ảnh hưởng của nhận tố giá vốn hàng bán:

 Ảnh hưởng của nhân tố trị giá hàng tồn kho bình quân:

Tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng:

0,640 + (-0,697) = -0,057 (vòng/kỳ)

Kết quả phân tích năm 2014 cho thấy sự tăng lên của gía vốn hàng bán vào năm 2014 trong điều kiện giá trị hàng tồn kho không đổi vào năm 2013 đã làm hàng tồn kho quay tăng 0,640 vòng. Tuy nhiên, trong điều kiện gía vốn hàng bán không đổi như năm 2014, việc dự trữ hàng tồn kho tăng 1.464,38 triệu đồng dẫn đến số lần luân chuyển của hàng tồn kho giảm 0,697 vòng. Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân nên số vòng quay hàng tồn kho đã giảm đi 0,057 vòng/kỳ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w