Đặc điểm về quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 43 - 46)

- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG PHÚ THỪA

2.1.4.4. Đặc điểm về quy trình sản xuất

Bước 1- Nguyên Vật Liệu & Kiểm tra thiết kế: Chuẩn bị đầu vào nguyên vật liệu có sự kiểm soát tốt như: Xi măng, Phụ Gia, Cát phải đúng theo module làm cọc, sạch và được giữa ẩm - Đá 1x2 được sàn ra theo tiêu chuẩn và cũng được rửa sạch để làm tăng mác bê tông.Tạo lòng thép thông qua hàn tại nhà máy song song với khâu chuẩn bị vật liệu là làm rõ các thiết kế cọc, cấp phối sử dụng để bước sang bước khâu nạp liệu.

Bước 2- Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với các thiết kế cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu thi công...). Lấp cốt pha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông và quay ly tâm không bị ảnh hưởng.

Bước 3- Căng thép: Là bước ứng lực trước cho cọc BTLT theo các ứng suất theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả kéo thép được lưu tại phòng thí nghiệm.

Bước 4- Quay ly tâm: Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tông và thông thường có 4 cấp độ quay để cọc đạt được chất lượng như thiết kế. (Vui lòng văn bảng kiểm tra cọc).

Bước 5- Hấp cọc : Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao động 1000C -/+ 20 để quyết định tháo khuôn sớm, hơi nước nóng sẽ đẩy nhanh quá trình thủy hóa bê tông ở môi trường nhiệt độ cao. Thông thường hấp cọc khoảng 8h. Hoặc tùy theo công nghệ của từng nhà máy sản xuất.

Bước 6- Tháo khuôn và kiểm tra sản phẩm : Đây có thể là bước cuối nếu không thông qua lò cao áp tùy theo tiến độ hoặc quyết định có liên quan đến chứa hàng tại nhà máy. Trong bước này chúng ta sẽ kiểm tra và phân loại các loại cọc đúng chất lượng hoặc cần lưu ý khác.

Bước 7- Hấp qua lò cao áp: Đây cách tại các nhà máy có các đơn hàng cần cung cấp nhanh hoặc muốn làm tăng thêm mác bê tông, và ngay sau khi lấy cọc ra khỏi lò cao áp thì chúng ta có thể đưa cọc ra bải thành phẩm.

Bước 8- Hấp qua lò cao áp: Đây giao đoạn kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và vận chuyển đến công trình thông qua các đầu xe kéo hoặc các xà lan đường sông chuyển đến khách hàng.

(Nguồn phòng tổ chức – hành chính Công Ty Cổ Phần Trường Phú)

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm 2.1.4.5. Thị trường

Thị trường chủ yếu của Công Ty chủ yếu là nhân dân và các doanh nghiệp khác trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận như Quảng Trị, Quảng Bình... Đặc biệt là tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đang được đầu tư rất lớn, các công trình, dự án, các hoạt động xây dựng diễn ra khắp mọi nơi đã mở ra cho Công Ty nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng bên cạnh đó thì do có sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ và đòi hỏi thị trường là khá cao nên Công Ty phải hoàn thiện về mọi mặt và đặc biệt là công tác tiêu thụ.

- Công trình Vương Cung Thánh Đường, trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang – Tỉnh Quảng Trị (Công Ty Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Nhật Nam).

- Công trình nhà xưởng thực hành công nghệ cao – Trường Cao Đẳng Nghề số 23, Bộ Quốc Phòng (Công Ty TNHH XD và TM Ánh Quỳnh).

- Công trình doanh trại tiểu đoàn 3/B23/Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động (Công Ty Cổ Phần ACC – 243).

- Công trình nhà kho – Nhà máy sản xuất dược phẩm – Khu công nghiệp làng nghề Hương Sơ, Thành Phố Huế (Công Ty Cổ Phần Xây dựng An Thành).

- Công trình khu tái định cư – Khu vực V – Thị trấn Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Xí Nghiệp Xây Dựng Hoàng Khàm).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần trường phú thừa thiên huế (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w