- Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
PHÚ THỪA THIÊN HUẾ
3.2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng chính vì vậy Công Ty cần phải hoạch định được về tổ chức các nguồn tài trợ cho nhu cầu huy động vốn của Công Ty và tổ chức sử dụng vốn hiệu quả trong thời gian tới để đem về lợi nhuận tối đa trong mục tiêu phát triển bền vững.
Thứ nhất: Chấp hành nghiêm chỉnh chê độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán tích cực nhanh chóng, giải quyết công nợ nhằm thu hồi đủ vốn và kịp thời giao cho Công Ty. Cần phải xác định đúng lượng tiền dự trữ tiền mặt cần thiết để đảm bảo sự an toàn trong thanh toán trước thời hạn, đối với những hợp đồng có giá trị lớn để giảm rủi ro Công Ty có thể yêu cầu khách hàng có sự đảm bảo, thế chấp bằng hiện vật.
Mặc khác, Công Ty nên khai thác triệt để nguồn tiền mặt nhàn rỗi của Công Ty nhằm giảm chi phí về vốn và tăng thu. Có nhiều cách để thực hiện như đem gửi ngân hàng, bổ sung vốn cho các dự án đầu tư đang hoạt động có hiệu quả.
Thứ hai: Tăng cường quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng việc lập kế hoạch tổ chức quản lý các hoạt động nhằm vào nguồn nguyên liệu và hàng hóa vào ra khỏi Công Ty. Hàng tồn kho của Công Ty chủ yếu là nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa được tiêu thụ. Công Ty cần giảm bớt lượng tồn kho bằng
cách tăng lượng bán ra, cân đối giữa sản xuất và nhu cầu thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm …làm tăng tốc độ chu chuyển của vốn lưu động.
Thứ ba: Thực hiện tốt chính sách công tác thu hồi công nợ để giảm thiểu tối đa các khoản phải thu của Công Ty. Phòng kế toán tài chính phải có trách nhiệm theo dõi kịp thời các khoản phải thu, đôn đốc và ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng.
Thứ tư: Đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách nắm bắt được các loại vật tư thiết bị nào mà thị trường còn thiếu để tổ chức công tác thu mua và dự trữ cho phù hợp, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ để giảm chi phí quản lý, giảm các khoản chênh lệch tỷ giá và gây ứ động vốn cho Công Ty.
Mặc khác, đây là biện pháp tốt nhất đẻ tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trog những năm tiếp theo. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có.
Thứ năm: Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Ty.
Ngoài ra cón có các giải pháp:
- Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý: Cần hạ thấp tỷ trọng vốn vay, tăng khả năng tự chủ về tài chính, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài.
- Giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp góp phần làm tăng lợi nhuận của Công Ty. Cần xem xét một cách hợp lý về nhân viên, chế độ bán hàng, các chính sách marketing. Điều chỉnh hướng tới mức chi phí có thể thấp nhất.
- Công Ty cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân và tìm cách khắc phục.