Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần ABC Việt Nam (Trang 76 - 80)

IV Hệ số hiệu quả hoạt động

2.2.5.Thực trạng về quản trị nợ phải thu

Trong nền kinh tế thị trường, việc tồn tại các khoản phải thu là một điều tất yếu xuất phát từ các mối quan hệ bạn hàng mà doanh nghiệp thường xuyên cho khách hàng của mình được chiếm dụng một khoản nhất định. Điều này đem lại lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Đối với doanh nghiệp, nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể thúc đẩy được tiêu thụ, tạo cơ hội mở rộng thị phần, gia tăng được hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu các khoản phải thu quá lớn mà chủ yếu là do sự mất khả năng thanh toán của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí hơn để quản lý, giám sát khách hàng thì rõ ràng nó lại có tác dụng ngược lại với doanh nghiệp. Thực trạng của quản lý các khoản phải thu của công ty cổ phần ABC Việt Nam được thể hiện qua bảng 2.11:

Bảng 2.13- Tình hình quản trị các khoản phải thu (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)

I. Các khoản phải thu 158,401,542,432 100.00 142,505,425,277 100.00 15,896,117,155 0 11.15

1.Khoản phải thu khách

hàng 81,994,905,455 51.76 33,262,070,066 23.34 48,732,835,389 0.2842 146.51

2.Trả trước cho người

bán 65,836,062,950 41.56 103,927,518,018 72.93 -38,091,455,068 -0.314 -36.65

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính - Năm 2014, khoản phải thu lên tới 158.401.542.’432 đồng. Như vậy phải thu đã tăng 15.896.117.155 đồng tương ứng tăng 11,15% về tỷ lệ so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do khoản phải thu của khách hàng và phải thu khác tăng.

+ Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ phải thu của công ty năm 2014. Năm 2013, phải thu khách hàng của doanh nghiệp là 33.262.070.066 đồng chiếm 23,34%. Năm 2014, phải thu khách hàng của doanh nghiệp là 81.994.905.455 đồng chiếm 51,74%. Phải thu khách hàng năm 2014 tăng 48.732.835.389 đồng (tương ứng tăng 146,51%) so với năm 2013. Phải thu khách hàng của công ty tăng cả về số lượng và tỷ trọng đồng nghĩa với việc vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách bán hàng của doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho, một phần cũng do lượng khách hàng của doanh nghiệp cũng tăng. Tuy nhiên phải thu khách hàng tăng mạnh làm tăng rủi ro về khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý tốt khoản phải thu, tránh tình trạng không thu hồi được nợ gây thất thoát vốn.

+ Trả trước cho người bán của doanh nghiệp giảm. Năm 2013, trả trước cho người bán của doanh nghiệp là 65.151.500 đồng chiếm 16,08%. Năm 2013 giảm 10.151.500 đồng xuống còn 55.000.000 đồng chiếm 10,24%. Việc giảm khoản trả trước cho người bán giảm là phù hợp với tình hình của doanh nghiệp đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

+ Khoản phải thu khác cũng có sự gia tăng: đầu năm 2014 là 5.315.837.193 đồng ( chiếm 5,73%) và đến cuối năm là 10.570.574.027 đồng ( chiếm 6,67%) , tăng 5.,254.736.834 đồng về mặt giá trị, 98,85% về mặt tỷ lệ.

Việc tăng lên khoản nợ phải thu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thực hiện được chính sách bán hàng của mình, thu hút thêm được nhiều khách hàng. Tuy nhiên công ty cần quản lý chặt chẽ hơn khoản nợ này để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.

Để nghiên cứu kỹ hơn về quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp, ta đi phân tích hai chỉ tiêu: số vòng quay nợ phải thu và kỳ thu tiền trung bình.

Bảng 2.14 Tốc độ luân chuyển vốn phải thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ

1.Doanh thu thuần đồng 1,799,354,185,096 1,963,062,748,213 -163,708,563,117 -8.34 2.Doanh thu bán hàng có thuế GTGT (GTGT:10%) đồng 1,979,289,603,606 2,159,369,023,034 -180,079,419,429 -8.34 3. Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân đồng 150,453,483,855 105,480,545,235 44,972,938,620 42.64 4. Số vòng quay khoản phải thu (4)=(1)/(3) Vòng 11.96 18.61 -6.65 -35.74 5. Kỳ thu nợ bình quân (5)=360*(3)/ (2) Ngày 26.69 17.34 9.35 53.95

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Ta có thể thấy số vòng quay khoản phải thu của công ty là khá lớn, dẫn đến kỳ thu nợ bình quân được rút ngắn lại. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của doanh nghiệp có dấu hiệu giảm về cuối năm nên ta cần xem xét nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh

- Số vòng quay khoản phải thu: Năm 2013 số vòng quay khoản phải thu của công ty là 18,61 vòng , và cho đến năm 2014 thì giảm xuống còn 11,96 vòng. Số vòng quay khoản phải thu giảm 6,65 vòng, tương ứng với mức giảm 35,74%.

- Kỳ thu nợ bình quân năm 2013 là 17,34 ngày, do số vòng quay giảm 6,65 vòng dẫn đến vào năm 2014, kỳ thu nợ bình quân tăng lên thành 26,69 ngày.

Có thể nói tốc độ luân chuyển vốn phải thu giảm là do tương quan thay đổi của doanh thu thuần và khoản phải thu bình quân trong năm không đều. Cụ thể, do doanh thu thuần giảm 8,34%%, với mức giảm tuyệt đối là 163.708.563.117 đồng, nhưng các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng 42.64%, với mức tăng tuyệt đối là 44.972.938.620 đồng. Doanh thu bán hàng có thuế GTGT năm 2014tăng so với năm 2013 là 180.079.419.429 đồng (khoảng 8,34%).

So sánh giữa các khoản phải thu và các khoản doanh nghiệp phải trả nhà cung cấp và các đối tượng khác thì các khoản công ty phải trả thấp hơn nhiều cho thấy vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng thấp hơn là vốn bị chiếm dụng. Diều này thể hiện việc tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp vẫn chưa được triệt để, doanh nghiệp vẫn nghiêng về sự an toàn trong thanh toán.

Tóm lại, sau khi nghiên cứu tình hình quản lý khoản phải thu ở công ty cổ phần ABC Việt Nam ta thấy vấn đề cấp thiết đặt ra là công ty cần phải xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu của mình mà cụ thể ở đây là các khoản phải thu khách hàng. Cần phải có một chính sách bán chịu hợp lý hơn để có thể bên cạnh việc phát huy được tính tích cực của nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần ABC Việt Nam (Trang 76 - 80)