IV Hệ số hiệu quả hoạt động
2.2.3 Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành của tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, với các chức năng vốn có trong nền kinh thế, tiền được coi như huyết mạch duy trì sự sống cho mỗi doanh nghiệp, DN có thể vẫn tồn tại khi kinh doanh thua lỗ nhưng có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản khi không có tiền mua nguyên vật liệu, nhiên liệu, trả tiền nhà cung cấp, trả nợ đến hạn, trả lương công nhân viên… nên mọi hoạt động bị ngưng trệ. Vì vậy quản lý vốn bằng tiền luôn là vấn đề cần thiết, phức tạp quan trọng và gặp không ít khó khăn, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên viên tài chính vững mạnh. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.Việc duy trì tiền mặt trong quỹ, két của đơn vị với một lượng đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hưởng chiết khấu khi mua hàng trả đúng thời hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán. Tuy SV: Nguyễn Thị Hằng CQ49/11.1366
nhiên việc dự trữ tiền cũng chịu tác động của yếu tố lạm phát, tỷ suất sinh lời lại thấp vì vậy cần phải chủ động, linh hoạt điều chỉnh lượng dự trữ tiền cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cũng như điều kiện kinh tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Bảng 2.9- Tình hình quản trị vốn bằng tiền
(Đvt: đồng)
STT Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch
1 Tiền mặt tại quỹ 11,848,865 0.47 468,989,723 0.95 -457,140,858 -0.48 -97.47
2
Tiền gửi ngân
hàng 2,506,124,943 99.53 49,082,166,438 99.05 -46,576,041,495 0.48 -94.89
3 Cộng 2,517,973,808 100.00 49,551,156,161 100.00 -47,033,182,353 0.00 -94.92
- Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng tiền của doanh nghiệp (hơn 99%). Nguyên nhân là do xu hướng chung của nền kinh tế thị trường hiện nay và theo quy định pháp luật về thanh toán nên doanh nghiệp chủ yếu giao dịch qua ngân hàng. Điều này giúp cho hoạt động kinh tế được thuận tiện, an toàn, phù hợp với chủ trương của Nhà nước.
Năm 2014, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là 2,.5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 99,53% trong tổng vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Năm 2013, lượng tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là hơn 49 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 99,05%. Như vậy tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp năm 2014 giảm hơn 46 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với giảm 94,89%. Sở dĩ có sự giảm đột ngột ở đây là do năm 2014, lãi suất ngân hàng khá thấp, nên doanh nghiệp rút tiền về để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
Ta thấy lượng tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp khá lớn, điều này gây nên tình trạng ứ đọng vốn do vốn không được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời làm lãng phí vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp cần xác định được mức dự trữ vốn và cơ cấu vốn tiền gửi ngân hàng hợp lý hơn.
- Tiền mặt của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tiền của công ty. Năm 2013, lượng tiền mặt của công ty là 469 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,95%. Năm 2014 là 11,8 triệu đồng (chiếm 0,47%) giảm 457 triệu đồng (tương ứng 97,47%) so với năm 2013. Việc sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu thanh toán tức thời. Tuy nhiên khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp giảm vì lượng tiền này thấp và giảm qua hai năm.
Tiền chỉ tồn tại dưới dạng tiền mặt và TGNH nên dễ bị ảnh hưởng của lạm phát, các hình thức tương đương tiền thì chưa được áp dụng, DN chưa thấy được tính chất phân tán rủi ro kho để tiền dưới nhiều hình thức.
Để thấy rõ hơn chất lượng của công tác quản lý vốn bằng tiền ta đi vào phân tích khả năng thanh toán của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính Bảng 2.10- Khả năng thanh toán của công ty
STT Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ
1 Tài sản ngắn hạn 350,782,231,212 316,126,313,446 34655917766 10.96%
2 Tiền và tương đương tiền 2,517,973,808 17,101,156,161 -14583182353 -85.28%
3 Hàng tồn kho 127,871,861,423 113,881,326,488 13990534935 12.29%
4 Nợ ngắn hạn 239,996,095,853 199,682,401,083 40313694770 20.19%
5 Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời 1.46 1.58 -0.12 -7.68%
6 Hệ số khả năng thanh toán
nhanh 0.93 1.01 -0.08 -8.30%
7 Hệ số khả năng thanh toán tức
thời 0.01 0.09 -0.08 -87.75%
Năm 2014 Năm 2013
8 Lãi tiền vay phải trả trong kỳ 19,359,111,958 14,954,091,718 4405020240 29.46%
9 Lợi nhuận trước lãi vay và
thuế 9,919,724,484 23,117,349,673 -13197625189 -57.09%
10 Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay 0.51 1.55 -1.04 -67.28%
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.
-Đầu năm 2014 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty là 1,58 lần, đến cuối năm giảm xuống còn 1,46 lần. Điều này cho thấy TSNH của công ty đủ khả năng tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn đến khi cần thiết. Hệ số này lớn hơn 1 ở cả đầu năm và cuối năm cho thấy cân bằng tài chính khả ổn định, khả năng chi tả của công ty phần nào được đảm bảo. Tuy nhiên hệ số này có xu hướng giảm ở cuối năm 2014, mức giảm tuyệt đối là 0,12%, mức giảm này tiềm ẩn trong nó nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp nếu không được khắc phục kịp thời.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: để xem xét chính xác hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta dùng chỉ tiêu này (trong đó việc tính toán đã loại bỏ khoản mục hàng tồn kho được coi là loại tài sản khó chuyển đổi thành tiền nhất).
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tại thời điểm đầu năm 2014 là 1,01, đến cuối năm thì giảm xuống còn 0,93. Hệ số này giảm phản ánh khả năng thanh toán của công ty giảm, đồng thời khi thực hiện so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời,ta thấy rằng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng đang bị ứ đọng trong khâu dự trữ. Việc dự trữ quá nhiều hàng tồn kho cũng phản ánh một phần khả năng tiêu thụ hàng hóa chưa tốt, dẫn tới vốn bị ứ đọng, hơn nữa việc dự trữ tiền trong công ty cũng không cao nên hệ số này thấp, công ty cần có biện pháp chấn chỉnh nâng cao hệ số này nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Trên thực tế thì các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng khó chuyển đổi thành tiền mặt tại đúng thời điểm doanh nghiệp cần để chi tiêu, thanh toán. Để đánh giá sát hơn nữa về tình hình tài chính của công ty, ta xem xét đến hệ số khả năng thanh toán tức thời, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn mà không cần dùng tới các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tuỳ từng thời điểm và tuỳ từng doanh nghiệp mà hệ số này có thể cao hay thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Tại công ty cổ phần ABC Việt Nam, hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2014 chỉ đạt 0,01 lần, giảm 0,08 lần so với cuối năm 2013 (0,09 lần), tương ứng với tỷ lệ giảm 87,75%.. Hệ số này là rất thấp cho thấy nguồn tiền dự trữ của công ty có thể nói là rất khan hiếm và bị ứ đọng nhiều ở các khoản phải thu do sự giảm đi của lượng vốn bằng tiền và tương đương tiền (giảm 14583182353 đồng với tỷ lệ giảm 85,28 %). Công ty cần có các biện pháp điều chỉnh hợp lý, có thể tăng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền lên hay là cơ cấu lại các khoản nợ để nâng hệ số khả năng thanh toán tức thời, giảm thiếu các rủi ro do mất khả năng thanh toán của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty đạt 1,55 lần ở đầu năm và giảm xuống còn 0,51 ở cuối năm 2014, giảm 67,28%. Hệ số này nhỏ hơn 1 có thể cho thấy rằng khả năng thanh toán lãi vay khi đến hạn đang không được đảm nảo. Mà nguyên nhân ở đấy là do lợi nhuận thu vê sụt giảm đáng kể trong khi lãi tiền vay lại tăng.
-> Như vậy thông qua các chỉ tiêu vừa phân tích cho thấy những điểm lưu ý về công tác quản trị vốn bằng tiền như sau:
Ưu điểm:
- Các hệ số thanh toán hiện thời nhìn chung được đảm bảo Nhược điểm
- Lượng dự trữ tiền còn quá ít, không đủ đáp ứng yêu cầu; - Hệ số thanh toán tức thời quá thấp, nên dễ gặp rủi ro vỡ nợ; - Công tác quản trị vốn bằng tiền còn kém.