Hàng tồn kho: tồn kho dự trữ của doanh nghiệp là những tài sản mà doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tồn kho dự trữ thường tồn tại ở 3 dạng:
+ Hàng tồn kho nằm trong quá trình dự trữ: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu, dụng cụ tồn kho.
+ Hàng tồn kho trong quá trình trực tiếp sản xuất: tồn tại dưới dạng bán thành phẩm.
+Hàng tồn kho nằm trong quá trình dự trữ tiêu thụ: thành phẩm làm ra còn chưa tiêu thụ, hàng hóa còn tồn trong kho hàng của các doanh nghiệp thương mại, hàng gửi đi bán…
Việc hình thành lượng hành tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho
+ Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, công cụ phụ thuộc vào quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, giá cả các vật tư được cung ứng, khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng, hình thái xuất nhập khẩu...
+ Đối với mức tồn kho sản phẩm dở dang phụ thuộc vào đặc điểm và các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm; thời gian hoàn thành sản phẩm; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; sự lâu bền hay dễ hư hao của sản phẩm...
+ Đối với mức tồn kho thành phẩm, hàng hóa thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khả năng thâm nhập hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không có hàng.
Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ dựa trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất
Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng
c1: chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức đặt hàng mỗi lần
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính QE: Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2 ) ( ) 2 ( 1 2 Q Q x C Q x C C = + n Qua đó: 1 2 ) ( 2 C xQ C x Q = n
Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế ( QE ), vì nó phản ánh số lượng hàng nhập kho tối ưu mỗi lần. Trên cơ sở đó, người ta có thể xác định được số lần cần cung ứng trong năm ( Lc) theo công thức:
En n C Q Q L =
Số ngày cung ứng cách nhau giữa hai lần cung ứng ( Nc ) là:
n E C C Q xQ L N =360 =360
Trên thực tế, việc sử dụng tồn kho khó đều đặn đối với đa số thời gian giao hàng cũng thay đổi tùy theo tình hình sản xuất và thời tiết. Vì vậy doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức tồn kho trung bình. Công thức tính như sau: bh E Q Q Q = + 2
Trong đó: : Mức tồn kho trung bình. Qbh: Lượng dự trữ bảo hiểm
Mức dự trữ an toàn sẽ cao nếu không có sự ổn định về sử dụng hàng tồn kho và thời hạn giao hàng.
Ngoài ra, ta còn có công thức tính thời điểm tái đặt hàng ( Qđh ) như sau:
SV: Nguyễn Thị Hằng CQ49/11.1328
Qđh = n x
360
Qn
Trong đó: n là số ngày chờ đặt hàng
Các biện pháp chủ yếu quản trị vốn dự trữ hàng tồn kho
Để quản lý tốt hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp thừ khâu mua sắm, vận chuyển, dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa để bán. Trong thực tế cần chú trọng đến các phương pháp sau:
+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
+ Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt mục tiêu: Giá cả mua vào thấp; các điều khoản thương mại có lợi cho doanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư, hàng hóa phải đảm bảo.
+ Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có thể điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự