Tình hình quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài GónPhú Thọ (Trang 73 - 77)

I. Tiền và các khoản tương

2.2.3.3 Tình hình quản trị các khoản phải thu

Phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty. Hơn thế nữa nó lại liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của vốn lưu động và cũng là chu kỳ tạo ra lợi nhuận cho công ty. Do vậy, quản lý các khoản phải thu là một vấn đề đang cần được quan tâm đặc biệt của công ty nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay chính ra quản lý các khoản phải thu đang trở thành một “công cụ” để chiến đấu trong cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Các khoản phải thu của công ty bao gồm:phải thu khách hàng,trả trước người bán và các khoản phải thu khác.Trong các khoản phải thu thì phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao và là trọng tâm của các công tác quản lý khoản phải thu,để theo dõi chi tiết các khoản phải thu.

Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép. Hiện tại, Công ty đang áp dụng điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng được trả chậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn. Chính sách bán chịu này giúp cho Công ty tiêu thụ được hàng hóa, đồng thời hỗ trợ cho các đại lý trong việc bán hàng, thúc đẩy mở rộng thị trường, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hơn, giúp rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền mặt.

Ta có bảng phân tích sau:

Đơn vị:Triệu VND Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1,Phải thu khách hàng 31736 96.51 66830 98.97 35094 110.58 109926 99.75 43096 64.49 2.Trả trước cho người bán 1132 3.44 697 1.03 -435 -38.43 274 0.25 -423 -60.69 5.Các khoản phải thu khác 16 0.05 - - -16 -100 - - - - Tổng cộng 32885 100 67527 100 34642 105.34 110200 100 42673 63.19

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty cố phần bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2012-2014)

tổng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 32.885 triệu đồng đến năm 2013 là 67.527 triệu đồng,tăng tới 105,34%.Đến năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn đã đạt tới 110.200 triệu đồng ,tăng 63,19% so với năm 2012.Trong đó khoản phải thu khách hàng có tốc độ tăng cao nhất.Cụ thể như sau:

Năm 2012 khoản phải thu khách hàng của công ty là 31.736 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,51% thì đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng đã là 66.830 triệu đồng,chiếm 98,97% tổng các khoản phải thu ngắn hạn và tăng 110,58% so với năm 2012.Năm 2014,khoản phải thu khách hàng tiếp tục tăng khá cao và đạt mức 109.926 triệu đồng,tăng 64,49% so với năm 2013,chiếm tới 99,75% tổng các khoản phải thu ngắn hạn.Ta có thể thấy khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn,đây là điều tất yếu bởi vì công ty đang ngày càng được mở rộng về quy mô sản xuất vì thế công ty ngày càng có nhiều bạn hàng mới.Tuy vậy,việc để khoản phải thu khách hàng của công ty ở mức cao cũng mang lại không ít rủi ro cho công ty.Do vậy việc quản lý khoản phải thu khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của công ty và là một vấn đề cần phải lưu tâm.

Bên cạnh việc tăng mạnh của khoản phải thu khách hàng thì khoản trả trước cho người bán lại có xu hướng giảm dần nhưng không có ảnh hưởng lớn đến tổng các khoản phải thu ngắn hạn.Năm 2012 là 1.132 triệu đồng thì đến năm 2013 giảm xuống còn 697 triệu đồng,giảm 38,43%.Đến năm 2014 chỉ còn 274 triệu đồng ,giảm 60,69% so với năm 2013.Mặc dù các khoản trả trước người bán giảm khá mạnh nhưng lại không ảnh hưởng tới tổng các khoản phải thu ngắn hạn là do nó chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp.Năm 2012 tỷ trọng của khoản trả trước cho người bán là 3,44%,năm 2013 là 1,03% và đến năm 2014 chỉ còn 0,25%.Việc khoản trả trước cho người bán giảm dần cho thấy tình hình tài chính của công ty đang ở mức tốt nên công ty đã giảm được việc mua chịu nguyên vật liệu.Ngoài ra còn có các khoản phải thu khác nhưng không đáng kể và chỉ có ở năm 2012 với 16 triệu đồng chiểm tỷ trọng 0,05%.

do sự tăng cao của các khoản phải thu khách hàng.Tuy vây,công ty cần chú trọng hơn nữa việc đốc thúc khách hàng trả nợ,kiên quyết không cung cấp hàng cho những khách hàng đang còn nợ lớn , thu hẹp được vốn ở khâu này sẽ hạn chế vốn lưu động bị chiếm dụng,giúp công ty rút ngắn thời gian luân chuyển của đồng vốn .

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.

Bảng 2.12: Bảng phân tích vòng quay và kỳ thu tiền TB của các khoản phải thu tại công ty bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoạn 2013-2014

Đơn vị: Triệu VND STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Doanh thu thuần 592.309 406.388 (185.921) (31,39)

2 Các khoản phải thu 67.527 110.200 42.673 63,19

3 Số dư bình quân các khoản phải

thu 50.206 88.864 38.658 76,99

4 Vòng quay các khoản phải thu

(vòng)= (1)/(3) 11,8 4,57 (7,23) (61.27)

5 Kỳ thu tiền bình quân (ngày)=

360/(4) 30,51 78,77 48,26 158,18

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Cty cố phần bia Sài Gòn-Phú Thọ giai đoan 2013-2014)

Như vậy, dựa vào bảng tính toán trên, ta nhận thấy vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2012 là 19,23, tương đối cao, cho thấy tốc Sinh viên:

chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 11,8, đến năm 2014 thì chỉ còn 4,57. Đây thực sự là vấn đề của Công ty, nó cho thấy tiền của Công ty ngày một bị chiếm dụng nhiều hơn, lượng tiền mặt giảm sút, Công ty sẽ bị động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.

Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để thẩm định khoản phải thu, nó cho biết trung bình công ty mất bao nhiêu thời gian phải đợi từ lúc bán hàng cho đến khi thu được tiền. Nhìn vào bảng tính toán, nhận thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2012 là 18,72 năm 2013 là 30,51 nhưng đến năm 2014 đã tăng lên 78,77. Điều này cho thấy khách hàng của Công ty chi trả rất chậm trễ vào năm 2014, công ty đang ngày một gặp khó khăn về tài chính. Công ty đang ngày càng mất nhiều thời gian hơn cho việc thu hồi các khoản tiền hàng bán ra của mình. Điều này thực sự không tốt cho doanh nghiệp.Công ty cần phải đẩy mạnh các biện pháp thúc đẩy tăng nhanh việc thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo đưa kỳ thu tiền bình quân về mức chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Sài GónPhú Thọ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w