- Hệ số trang bị TSCĐ cho hoạt động sản xuất: Hệ sốn ày phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất.
a. Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Khái quát tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ.
Thông qua những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kế toán như trên, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thì ta đi xem xét một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Từ những số liệu được tập hợp thông qua bảng 2.1, ta nhận thấy rằng lượng vốn kinh doanh mà công ty sử dụng đã có sự sụt giảm đáng kể trong năm 2014 khoảng 20,526 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với mức giảm 4,27%, điều này cho ta thấy rằng quy mô vốn kinh doanh của công ty đã có sự thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do năm 2013 và 2014 là khoảng thời gian tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ nói riêng. Các công ty đều có những khó
mức lãi suất khá cao. Đặc biệt trong tình hình đó, công ty đang có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc giảm sử dụng vốn vay, tăng lượng vốn chủ sở hữu thêm 9,46%.
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ trong năm 2013 và 2014
- Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ (%)
1 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 480.418 459.892 -20.526 -4,27 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 199.984 218.897 18.913 9,46 3 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 930.563 644.986 285.577- -30,69 4 Doanh thu thuần Triệu đồng 592.309 406.388 185.921- -31,39 5 Tổng lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 79.677 36.317 -43.360 -54,42 6 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 79.677 33.813 -45.864 -57,56 7
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA)
% 0,17 0,07 -0.09 -55,67
8
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE)
% 0,40 0,15 -0.24 -61,23
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần xây Bia Sài Gòn-Phú Thọ năm 2013 và 2014)
công ty. Cụ thể, trong năm 2014, doanh thu bán hàng của công ty giảm, dẫn đến doanh thu thuần của công ty giảm 31.39% tương ứng 185,921 triệu đồng. Do vậy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty giảm 54.42% tương ứng 43,360 triệu đồng. Điều này là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, công ty gặp nhiều hạn chế trong việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt, công ty còn phải cạnh tranh với nhiều thương hiệu sản phẩm khác trên thị trường. Do thị trường tiêu thụ kém, sản phẩm cạnh tranh lại nhiều, công ty thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh dẫn đến việc giảm doanh thu và lợi nhuận trong năm 2014.
Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm rất mạnh với mức 0.15% tương đương với lượng giảm 61.23% so với năm 2013. Điều này cho ta thấy công ty thu hẹp quy mô kinh doanh, giảm lượng vốn đầu tư, giảm doanh số bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, kéo theo đó là lợi nhuận giảm, dẫn đến các chỉ số lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROA và lợi nhuận sau thuế trên VCSH ROE giảm rất mạnh. Từ đó có thể thấy, công ty đang rơi vào tình trạng hoạt động không hiệu quả, mức lợi nhuận đạt được so với một đồng vốn bỏ ra là không đáng kể.
Thông qua những phân tích sơ bộ về tình hình kết quả kinh doanh của công ty, ta nhận thấy được tình trạng suy giảm mạnh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh các yếu tố từ nền kinh tế và thị trường, công ty còn tồn tại một số điểm cần phải có sự khắc phục nhanh chóng nếu công ty muốn tiếp tục duy trì và phát triển, nâng cao khả năng quản lý vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới.Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải có sự phân tích cụ thể hơn từng khía cạnh trong quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp.