I. Tiền và các khoản tương
2.2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn cố định
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn TSCĐ được chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn, nhằm tái sản xuất TSCĐ khi hết thời gian sử dụng, mỗi doanh nghiệp cần phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị của vốn đầu tư ban đầu. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản lý và sử dụng tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giản đơn mà còn có thể tái sản xuất mở rộng TSCĐ.
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và thực hiện khấu hao tài sản theo từng năm. Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên nó lại không Sinh viên:
thay đổi nhanh chóng trong trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Bảng 2.6: Thực trạng về giá trị của tài sản cố định của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ 2013-2014 Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 Hệ số hao NG GTCL Tỷ lệ (%) NG GTCL Tỷ lệ (%) 1.Tài sản cố định hữu hình 401.815 313.659 78,06 403.695 286.538 70,98 (0,29) Nhà cửa và vật kiến trúc 94.735 84.802 89,51 94.987 81.684 85,99 (0,14) Máy móc thiết bị 299.157 222.680 74,43 300.753 199.528 66,34 (0,34) Phương tiện vận tải 7.356 5.771 78,45 7.356 4.961 67,44 (0,33) Thiết bị DCQL 567 406 71,60 599 364 60,77 (0,39) Tài sản cố định hữu hình khác 0 0 0 0 Tổng 401.815 313.659 78,06 403.695 286.538 70,98 (0,29)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Phú Thọ năm 2013 và 2014)
Trong bảng 2.6, nguyên giá tài sản cố định đạt 403695 triệu đồng trong năm 2014, giá trị còn lại của tài sản là 286538 triệu đồng, tương ứng với 70.98%. Ta có thể nhận thấy khả năng hoạt động và sản xuất của các tài sản cố định của công ty vẫn ở mức tốt.Nguyên giá tài sản tăng do doanh nghiệp mua thêm máy móc thiết bị đầu tư đổi mới cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, doanh
trên thị trường.
Trong cơ cấu tài sản cố định, giá trị của thiết bị máy móc chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguyên giá của máy móc thiết bị cuối năm 2014 là 300753 triệu đồng, giá trị còn lại là 199528 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ là 66.34%.
Nhìn chung, hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp ở mức khá thấp, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả tài sản cố định và các tài sản này thường xuyên được doanh nghiệp đổi mới, nâng cấp. Do đó, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp đang ngày càng đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp.