- Hệ số trang bị TSCĐ cho hoạt động sản xuất: Hệ sốn ày phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất.
1.2.3.4 Các chỉ tiêuđánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
Xác định tỷ trọng vốn lưu động trong từng khâu như trong quản trị hàng tồn kho, nợ phải thu, vốn bằng tiền. Thông qua đó đánh giá xu hướng biến động để xác định tình hình quản trị nguồn vốn lưu động.
Kết cấu từng loại VLĐ (%) = + Tình hình đảm bảo vốn lưu động:
Đánh giá nguồn vốn lưu động thường xuyên (Vốn lưu động thuần NWC)
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn.
Ý nghĩa của chỉ tiêu này nhằm đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.
Khi NWC > 0: Doanh nghiệp đã dùng nợ dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này doanh nghiệp đang có tín hiệu tốn về khả năng thanh toán và đảm bảo sự an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phần nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Khi NWC < 0: Doanh nghiệp đã sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và có thể gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong tương lai. Đây là một biểu hiện của việc sử dụng sai nguồn vốn, dẫn tới mất cân bằng cán cân thanh toán.
Khi NWC = 0: Khi đó tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ. Cách tài trợ này tạo ổn định cho hoạt động sản xuất, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.
• Khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện thời =
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này phản ánh được khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh =
Khả năng thanh toán nhanh xác định chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không tính tới hàng tồn kho.
Khả năng thanh toán tức thời =
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần dùng tới hàng tồn kho và các khoản phải thu.
• Quản trị hàng tồn kho
- Số vòng quay hàng tồn kho =
Chỉ tiêu này phản ánh hàng tồn kho quay được bao nhiều vòng trong một kì
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này xác định số ngày trung bình hàng tồn kho thực hiện được một vòng quay.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
- Số vòng quay nợ phải thu: Cho biết nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng, tốc độ thu hồi công nợ là bao nhiêu trong một kỳ.
Vòng quay nợ phải thu =
- Kì thu tiền trung bình: Phản ánh được độ dài trung bình của thời gian thu được tiền bán hàng kể từ khi hàng hóa được xuất bán cho tới khi thu được tiền
Kì thu tiền trung bình =
• Quản trị vốn lưu động:
- Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm. Khi đó ta có tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định dựa trên doanh thu thuần trong kì. Số VLĐ bình quân xác định theo bình quân số học
Số vòng quay vốn lưu động =
- Kì luân chuyển vốn lưu động : Chỉ tiêu này phản ánh để vốn lưu động có thể thực hiện được một vòng quay thì cần bao nhiêu ngày. Kì luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
Kì luân chuyển vốn lưu động =
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác: =
=
- Mức tiết kiệm vốn lưu động :
Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển nên doanh nghiệp có thể rút ra một lượng VLĐ để đầu tư cho hoạt động khác