Theo Quyết định số 41/2005/ QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế ĐD,
hiện nay có 5 loại hình ĐD
ĐD sơ cấp - Mã số ngạch 16b.122 ĐD trung cấp- Mã số ngạch 16b.121 ĐD cao đẳng.- Mã số ngạch 16a.200 ĐD- Mã số ngạch 16b.120;
ĐD chính- Mã số ngạch 16a.199.
*Nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu về trình độ của ĐDCĐ và ĐDĐH
Cũng theo quyết định 41 thì ĐDCĐ và ĐDĐH có yêu cầu nhiệm vụ và năng lực khác nhau
ĐD cao đẳng
Trong nhiệm vụ chung của ĐD thì ĐDCĐ có nhiệm vụ chủ yếu thực hiện y lệnh của ĐD cấp trên và bác sĩ về các quy trình, kế hoạch, kỹ thuật ĐD cơ bản, chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe, quản lý tài sản vật tư trang thiết bị, phát triển nghề nghiệp và hành nghề theo y đức, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực CSNB. ĐDCĐ có thêm một số kỹ năng như: Các kỹ thuật ĐD cơ bản, một số kỹ thuật ĐD chuyên khoa và các quy trình CSNB; Kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng chống dịch bệnh; Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ A; trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc
17
thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A và có trình độ cơ bản về tin học.
ĐD đại học
Đối với ĐDĐH thì yêu cầu nhiệm vụ và trình độ cũng cao hơn, ngoài yêu cầu nhiệm vụ, trình độ như ĐDCĐ thì trong nhiệm vụ chuyên môn có nhiệm vụ đặc trách là người phối hợp với bác sĩ trong điều trị, tổ chức lập kế hoạch, nhiệm vụ quản lý và đào tạo ĐD cấp dưới. ĐDĐH cần phải tốt nghiệp CNĐD và cần có một số kỹ năng như: Hiểu biết về y học cơ sở, ĐD học, bệnh học; Hiểu biết các kỹ thuật ĐD cơ bản, các kỹ thuật ĐD chuyên khoa trong chuyên ngành và quy trình CSNB toàn diện; Hiểu biết về phương hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật của lĩnh vực ĐD trong nước; Nghiên cứu khoa học; và sử dụng một số phần mềm để phân tích số liệu trong quá trình theo dõi và CSNB.