Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 54)

- Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển nhân lực (3 chỉ tiêu)

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Điạ điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Sở y tế Bắc Giang và các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012-2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau : Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu, xác định khung lý thuyết, hình thành cơ sở lý luận về công tác phát triển nhân lực Điều Dưỡng ở Việt Nam nói chung.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, đề tài, đề án, chế độ chính sách về công tác phát triển nhân lực, nhân lực ĐD của Việt Nam và thế giới, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan, các bài báo, tạp chí đã đăng những vấn đề liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực ĐD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, các điều tra, khảo sát liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực ĐD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn, các số liệu trong các báo cáo khảo sát hiện trạng và nhu cầu nhân lực ĐD đến năm 2020

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác phát triển nhân lực được đề cập tại chương 1. Tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

43 ĐD tại địa bàn nghiên cứu.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của Sở y tế tỉnh Bắc Giang, báo cáo hàng năm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Giang tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ĐD của một số trường có đào tạo chuyên ngành này; đồng thời thu thập số liệu gián tiếp qua các đánh giá của từng cơ sở trong địa bàn nghiên cứu, kết hợp phân tích thông qua nguồn báo đài, Internet. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lượng và chất lượng của đội ngũ ĐDV, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phát triển nhân lực này trong giai đoạn hiện nay. Quá trình đánh giá này bám sát nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng và kết hợp phân tích dựa vào những yếu tố tác động đã nêu tại chương 1.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng nhân lực ĐD tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực ĐD tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang . Các giải pháp này có tính đến những yếu tố tác động đến phát triển nhân lực Điều Dưỡng được phân tích ở chương 1. 2.5. Các công cụ được sử dụng

44

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH BẮC GIANG 3.1. Thực trạng nhân lực Điều Dưỡng tại Việt Nam

Tại nước láng giềng Philippines, mỗi năm có hơn 6.000 Bác sĩ sẵn sàng thi tuyển và học chuyển đổi để được trở thành Điều dưỡng, sống với sự

nghiệp Điều dưỡng. Tại Việt Nam, những năm gần đây, lượng thí sinh chọn thi tuyển vào ngành Điều dưỡng luôn luôn cao. Cụ thể tại Đại học Y Dược Tp.HCM: năm2008, tỷ lệ chọi là 1/59; năm 2009, tỷ lệ này lên đến 1/65; năm 2010, tỷ lệ chọi là 1/21.6 đến năm 2012 tỷ lệ chọi là 1/30.1, riêng năm 2013 ngành Điều dưỡng vẫn cao nhất trong các ngành tuyển sinh của Đại học này với tỷ lệ chọi cao ngất ngưỡng 1/38.1 (số thí sinh đăng ký dự thi là 3.050 nhưng chỉ có 80 chỉ tiêu). Điều này đã cho thấy mức độ quan tâm của người học và nhu cầu rất lớn của xã hội ngày nay với ngành nghề Điều dưỡng - Nghề mang đến sự chăm sóc sức khỏe cho con người. Với xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, trong khi cả nước Việt Nam, chỉ có hơn 61.158 điều dưỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên môn ngành y tế (Thống kê y tế năm 2008). Theo nhận định của giới chuyên môn trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng là một ngành đang thiếu nhân lực trong khi nhu cầu xã hội đối với điều dưỡng viên ngày càng cao.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 72,8 tuổi (năm 2009) và dự đoán sẽ tăng lên 75 tuổi vào năm 2015. Việt Nam bước vào thời kỳ già hóa dân số, xã hội cần ứng phó với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, do đó nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng tăng cao. Tình trạng thiếu Điều dưỡng đã đến mức trầm trọng trên phạm vi toàn cầu, cụ thể như tại Mỹ thiếu 500.000 điều dưỡng; ở Anh, Úc, Canada và các nước phát triển khác, sự thiếu hụt Điều dưỡng cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý Y tế,… Những nước này đã nới lỏng luật di trú và tạo

45

điều kiện thuận lợi để thu hút các điều dưỡng trên toàn cầu có kinh nghiệm từ các nơi trên thế giới, miễn là đáp ứng được các tiêu chí. Đây cũng là cơ hội, mà những người tốt nghiệp Điều dưỡng đã, đang và sẽ có thể đi định cư, lập nghiệp tại các nước mà họ mong muốn cùng với gia đình (theo luật di trú hiện hành của Hoa Kỳ, Australia, Canada,... ) Do đó, việc đào tạo, học tập và trở thành Điều dưỡng còn là để đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khu vực và trên thế giới cũng như việc xuất khẩu Điều dưỡng sang những nước phát

triển. Điển hình là văn kiện xác nhận về cơ chế tiếp nhận điều dưỡng viên của Việt Nam sang Nhật Bản ký giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo thông tin tuyển chọn ứng viên điều dưỡng sang làm việc tại Nhật Bản từ năm 2012 với mức lương 130.000 – 140.000 yên/tháng; tương đương 34 - 37 triệu đồng/tháng (thông tin cụ thể được công bố trên: www.dolab.gov.vn– Wedsite Cục Quản lý lao động ngoài nước) với các ứng viên có trình độ Điều dưỡng.

3.2. Thực trạng quy mô và cơ cấu nhân lực Điều dưỡng tại tỉnh Bắc Giang.

3.2.1. Thông tin về nhân lực Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh Bắc Giang

Tính đến tháng 06 năm 2014:

Bảng 3.1. Thông tin về nhân lực Điều dưỡng tại địa bàn nghiên cứu

STT Nội dung Nam

(N%) Nữ (N%) Tổng số lượng Tỷ lệ % 1 Bệnh viện 265 747 1012 77,8 2 Trung tâm+Trạm+Phòng y tế 97 192 289 22,2 3 Đại học 67 105 172 13,2

46 4 Cao Đẳng + Trung

cấp

Không có báo cáo 5 Điều dưỡng trưởng

là ĐDĐH

5 31 36

(Nguồn: Bảng theo dõi nhân lực y tế năm 2014 - Phòng tổ chức cán bộ - Sở y tế Bắc Giang.)

Mục tiêu đến hết năm 2015: đạt 215 ĐDĐH trong toàn tỉnh.

Biểu đồ 3.1: Phân bố Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công lập trong tỉnh

(Nguồn: Bảng theo dõi nhân lực y tế năm 2014 - Phòng tổ chức cán bộ - Sở y tế Bắc Giang.)

Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng ĐD tại các bệnh viện cao hơn gần 3 lần số lượng ĐD tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Số lượng ĐDĐH chiếm tỷ lệ 13,2%. Tỷ lệ ĐDĐH giữ chức vụ Điều dưỡng trưởng là 20,9% trong tổng số lượng ĐDĐH toàn tỉnh.

Theo Bản kiểm tra bệnh viện cuối năm 2014, số lượng và chất lượng đội ngũ ĐDV chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tại cấp xã, do thiếu nhân lực nên thường xuyên Điều dưỡng viên phải tăng ca, tình trạng phổ biến là: 4 ca (2 ca làm việc chính + 2 ca trực)/ ngày, 1 tuần

47 3-4 ngày tăng ca.

Nhìn chung, đội ngũ ĐDV đã có trình độ tối thiểu, có thể thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh. Tuy nhiên phần lớn ĐD tập trung tại các bệnh viện (77,8%), tỷ lệ ĐDĐH giữ chức vụ Điều dưỡng trưởng chỉ đạt 20,9% của tổng số lượng ĐDĐH toàn tỉnh.

3.2.2. Đánh giá quy mô và cơ cấu nhân lực Điều Dưỡng tại Bắc Giang 3.2.2.1. Hạn chế:

- Số lượng ĐDV toàn tỉnh còn thiếu, dẫn đến tình trạng tăng ca phổ biến - Phân bổ ĐDV chưa đồng đều: phần lớn ĐDV tập trung tại các bệnh viện, ít làm việc tại tuyến dưới (Trung tâm, trạm, phòng y tế), tỷ lệ ĐDĐH giữ chức vụ Điều dưỡng trưởng còn thấp.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:

- Điều kiện tự nhiên: Bắc Giang là tỉnh miền núi, Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). Vì đặc điểm địa lý là tỉnh miền núi nên tuyến giao thông đến những huyện miền núi gặp khó khăn, cơ sở vật chất ở những huyện miền núi còn thiếu, chưa có ĐDV làm việc ở các huyện này, hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến kiến thức đến người dân các huyện này chưa đạt hiệu quả. Các ĐDV đã từng làm việc ở tuyến huyện đều muốn chuyển đến làm việc tại các bệnh viện thành phố, số lượng ĐD làm việc tại tuyến Trung tâm, trạm, phòng y tế là thấp.

-Điều kiện xã hội: Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn tỉnh Bắc Giang có trên 1,6 triệu người, bao gồm 21 thành phần dân tộc, trong đó có 20 thành phần dân tộc thiểu số với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao.

48

Vì thành phần dân tộc thiểu số chiếm 12,4% toàn tỉnh nên nhận thức của người dân về vai trò ĐDV chưa đúng mức. Phần lớn người dân trong tỉnh chỉ biết và coi trọng bác sĩ, dược sĩ chứ chưa biết đến vai trò của người ĐD nên các ngành học cử tuyển chưa hướng đến ngành ĐD, dẫn đến thiếu hụt số lượng ĐDV.

-Chính sách thu hút nguồn nhân lực: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chưa xây dựng được đề án Chính sách trợ cấp thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế trong tỉnh. Tại một số tỉnh khác (Ví dụ: Bà Rịa-Vũng Tàu) UBND tỉnh đã quyết định ban hành riêng Đề án chính sách trợ cấp thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế trong tỉnh.

3.3. Thực trạng phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Điều Dưỡng.

3.3.1. Kết quả đánh giá năng lực chung của Điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang

Các ĐD này đang công tác tại các cơ sở y tế công lập của tỉnh Bắc Giang như bảng sau:

Bảng 3.2. Danh sách các Bệnh viện và Trung tâm y tế công lập tỉnh Bắc Giang. BỆNH VIỆN

I. Tuyến tỉnh

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh

2. Bệnh viện Đa khoa khu vực Lục Ngạn 3. Bệnh viện Phụ sản

4. Bệnh viện Tâm thần 5. Bệnh viện Y học cổ truyền 6. Bệnh viện Lao & Bệnh phổi

49 8. Bệnh viện Nhi

9. Bệnh viện Ung bướu 10. Bệnh viện Nội tiết 11. Bệnh viện Mắt

II. Tuyến huyện

1. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Sơn Động 2. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Lục Nam 3. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Lạng Giang 4. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Yên Thế 5. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Tân Yên 6. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Hiệp Hòa 7. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Việt Yên 8. Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm y tế huyện Yên Dũng 9. Bệnh viện Đa khoa thành phố Bắc Giang

10. Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn

11. Phòng khám ĐKKV (Mai Sưu, Tân Sơn, Mỏ Trạng)

(Nguồn: Quy hoạch phát triển y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 – Sở y tế Bắc Giang)

Kết quả đánh giá năng lực chung của Điều Dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang năm 2013:

50

Bảng 3.3. Mức độ đạt được theo từng chuẩn năng lực của ĐDCĐ và ĐDĐH STT Năng lực ĐDCĐ ĐDĐH Chưa tốt Tốt Tổng Chưa tốt Tốt Tổng Lĩnh vực I: Thực hành chăm sóc 1 Năng lực thực hiện các kỹ năng chăm sóc sức khỏe 16 52 68 14 95 109 2 Năng lực áp dụng những hiểu biết về văn hóa vào việc chăm sóc sức khỏe người bệnh

25 43 68 36 72 108

3

Năng lực xác định ưu tiên chăm sóc dựa trên nhu cầu về tình trạng sức khỏe/bệnh tật cá nhân, gia đình và nhóm người

31 37 68 26 83 109

Lĩnh vực II: Quản lý và phát triển nghề nghiệp

4

Khả năng áp dụng công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng máy tính một cách phù hợp và hiệu quả

26 42 68 34 74 108

5

Năng lực cho việc học tập không ngừng và phát triển chuyên môn

15 53 68 15 94 109

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát năng lực Điều Dưỡng năm 2013 phục vụ xây dựng Đề án Quy hoạch y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 – Phòng Nghiệp vụ

51

Biểu đồ 3.2: Đánh giá năng lực Điều Dưỡng theo từng tiêu chí

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát năng lực Điều Dưỡng năm 2013 phục vụ xây dựng Đề án Quy hoạch y tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 – Phòng Nghiệp vụ

Y – Sở y tế Bắc Giang)

Error! Reference source not found.Bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 cho thấy mức đạt của 5 chuẩn năng lực của đối tượng ĐDCĐ , mức độ tốt chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể ở các chuẩn như: Năng lực thực hiện các kỹ năng chăm sóc sức khỏe đạt 76,5%, Năng lực cho việc học tập không ngừng và phát triển chuyên môn đạt 77,9%.

Mức đạt của 5 chuẩn năng lực của đối tượng ĐDĐH , mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao cụ thể ở các chuẩn như: Năng lực thực hiện các kỹ năng chăm sóc sức khỏe đạt 87,2%, Năng lực cho việc học tập không ngừng và phát triển chuyên môn đạt 86,2%.

3.3.2. Đánh giá kết quả điều tra 3.3.2.1. Ưu điểm:

Khi xem xét 2 tiêu chí là Năng lực thực hiện các kỹ năng chăm sóc sức khỏe và Năng lực cho việc học tập không ngừng và phát triển chuyên môn: tỷ lệ đạt tốt cao nhất ở cả 2 đối tượng ĐDĐH và ĐDCĐ chứng tỏ đội ngũ ĐD

52

trong tỉnh không những có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mà còn có ý thức học tập, rèn luyện không ngừng để phát triển chuyên môn. Ưu điểm này chứng tỏ chỉ cần được đào tạo liên tục thì sẽ nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực ĐD.

3.3.2.2. Hạn chế:

- Bố trí nhân lực chưa phù hợp với năng lực:

Nhìn chung ở tất cả các tiêu chí đánh giá, tỷ lệ % ĐDĐH với năng lực tốt đều cao hơn tỷ lệ % ĐDCĐ có năng lực tốt. Tỷ lệ ĐDĐH đạt mức tốt ở các tiêu chí đánh giá là khá cao, thấp nhất là 66,7% ở Năng lực áp dụng những hiểu biết về văn hóa vào việc chăm sóc sức khỏe người bệnh. Điều này chứng tỏ ĐDĐH là đối tượng cần được ưu tiên hơn trong việc bố trí vào vị trí

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)