Mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 47)

- Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển nhân lực (3 chỉ tiêu)

2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Có thể nói rằng để phát triển nhân lực nói chung cần phải rất chú ý đến chính sách đãi ngộ cho người lao động, điều này được rất nhiều cơ quan và tổ chức nhắc đến trong cơ chế hoạt động và là nội dung được nhiều người tham gia nghiên cứu. Đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực phát triển cho người lao động.

Trong ngành nghề Điều dưỡng, do đặc thù là một ngành chăm sóc sức khỏe thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng rất cần được đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, để phát triển nhân lực còn cần số lượng, cơ cấu nhân lực phù hợp, có chính sách đào tạo phát triển trình độ chuyên môn, phát triển thể lực.

Quá trình triển khai các hoạt động phát triển nhân lực Điều dưỡng cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đã nêu ở chương 1 để đảm bảo hiệu quả, nâng cao được chất lượng nhân lực.

Từ việc phân tích các lý thuyết về phát triển nhân lực ở chương 1, khung phân tích nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng sẽ như sau:

36

Hình 2.1: Khung phân tích phát triển nhân lực điều dưỡng Từ đây trở đi, luận văn sẽ phân tích theo khung này.

NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC ĐẢM BẢO SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG

MÔI TRƯỜNG VI MÔ

37 2.2. Các phương pháp nghiên cứu

Để đạt được hiệu quả cao nhất, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong từng chương nghiên cứu. Không có sự phân định rõ ràng về các phương pháp sử dụng tuy nhiên về cơ bản phương pháp sử dụng chung trong nghiên cứu luận văn đó là kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp vấn đề, áp dụng lý thuyết chung để đánh giá thực tiễn và giải quyết các yêu cầu của vấn đề nghiên cứu đặt ra.

2.2.1. Các phương pháp chung

2.2.1.1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng

Trên cơ sở các số liệu báo cáo, số liệu thu thập được, tác giả có những đánh giá, nhận xét trước tiên là về mặt lượng để phản ánh tình hình thay đổi của các biến số cần nghiên cứu và lượng hóa được tầm ảnh hưởng của nhân tố tác động đến các biến số này. Đồng thời, có những yếu tố ảnh hưởng có thể tác động lên nhiều mặt đến vấn đề cần nghiên cứu nhưng lại không cụ thể hóa được thì cần phải được nghiên cứu tính chất, sự ảnh hưởng của nhân tố đó đến sự thay đổi xu thế, tác động đến vấn đề nghiên cứu như thế nào.

2.2.1.2. Kết hợp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích và tổng hợp được áp dụng xuyên suốt trong từng chương của luận văn. Hiểu một cách đơn giản phân tích là chia nhỏ vấn đề cần nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ, số liệu cần thu thập cũng được chia nhỏ theo đó. Tiếp theo ta nghiên cứu vấn đề chính thông qua các vấn đề nhỏ đó, sau khi kết thúc từng vấn đề có thể rút ra được những thông tin, dữ liệu nhỏ cần được tổng hợp lại để đánh giá vấn đề cần nghiên cứu ban đầu. Đồng thời, việc chia nhỏ vấn đề nghiên cứu cũng giúp cho người đọc dễ hình dung bản chất, nguồn gốc cội rễ của vấn đề vĩ mô ban đầu. Thấy được góc nhìn nhiều mặt, nhiều khía cạnh của vấn đề và cũng để có phương pháp giải quyết các vấn đề còn bất cập, hạn chế một cách triệt để và hiệu quả.

38

2.2.2. Các phương pháp cụ thể 2.2.2.1. Phương pháp khái niệm hóa 2.2.2.1. Phương pháp khái niệm hóa

Dù ở bất kỳ nghiên cứu nào, để việc nghiên cứu rõ ràng, rành mạch hơn việc đầu tiên cần làm là các nhà khoa học phải đưa ra các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu trong suốt quá trình. Các cách tiếp cận để hiểu được thuật ngữ đó vẫn còn được nhiều chuyên gia, nhiều tổ chức, nhiều văn bản pháp luật giải thích khác nhau, do đó ta cần đúc kết bằng cách khái niệm hóa. Khái niệm hóa chính là quá trình thu thập nhiều khái niệm khác nhau do nhiều tác giả khác nhau công bố từ đó tổng hợp để đưa ra khái niệm theo quan điểm của tác giả.

2.2.2.2. Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật và công cụ khác nhau để tiến hành thu thập các minh chứng cho từng phần của nội dung đề tài đang nghiên cứu. Phương pháp này sẽ nâng cao tính tích hợp và độ tin cậy cho các lập luận trong nghiên cứu thực hiện. Việc thu thập minh chứng có thể thực hiện theo khu vực, thời gian hay theo từng đối tượng cụ thể. Thu thập bằng chứng có thể thực hiện bằng phương thức điều tra các đối tượng để có thể thu được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nào đó. Trong điều tra, tùy theo yêu cầu và tình hình cụ thể các tác giả có thể sử dụng các phương pháp như: phỏng vấn điều tra trực tiếp được hiểu là nhà nghiên cứu sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các đối tượng liên quan nhằm thu thập thông tin cần điều tra ; phỏng vấn điều tra gián tiếp được hiểu là nhà nghiên cứu sử dụng các bảng chỉ tiêu, bảng câu hỏi ... cần quan tâm kiểm tra tới các cá nhân, tổ chức để thu thập các thông tin cần điều tra.

Trong đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức phỏng vấn điều tra trực tiếp đến các bộ phận quản lý để thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Các kết quả trong chương 3 được thu thập từ các báo cáo gửi Sở

39

y tế Bắc Giang có liên quan đến nhân lực Điều Dưỡng.

2.2.2.3. Phương pháp lý luận khách quan

Đây là việc nhà nghiên cứu vận dụng những lập luận, quan điểm cá nhân cùng với sự kết hợp các quan điểm nghiên cứu khác để cùng đưa ra những nhận định chung về một vấn đề cụ thể nào đó. Tác giả sử dụng phương pháp này để tìm hiểu lịch sử của vấn đề nghiên cứu, thu thập những nội dung mà các tác giả đi trước đã thực hiện cũng như quá trình phát triển của các vấn đề có liên quan cần thu thập để để đưa ra quan điểm luận văn.

2.2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

Trong nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp cơ bản sau để thu thập thông tin:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phi thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp trắc nghiệm.

Trong luận văn tác giả có sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phi thực nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Trong chương 1 của luận văn tác giả có nghiên cứu nhiều tài liệu tham khảo để tìm ra khoảng trống nghiên cứu, chỉ ra vấn đề chưa được xem xét, từ đó hình thành hướng nghiên cứu cho toàn bộ luận văn. Phương pháp này còn được sử dụng khi tác giả đưa ra nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng dựa trên lý thuyết đã có của các tác giả khác về phát triển nhân lực. Vì thế nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng mà tác giả nêu ra đảm bảo được tính vững chắc về cơ sở lý luận kết hợp tính đặc thù của ngành nghề Điều Dưỡng.

40

Phương pháp phi thực nghiệm: là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng không tác động lên đối tượng khảo sát. Trong chương 3 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập số liệu, lấy đó làm căn cứ để phân tích và đưa ra bình luận. Số liệu trong chương 3 của luận văn được thu thập gián tiếp thông qua cơ quan quản lý là Sở y tế Bắc Giang, đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của luận văn, đồng thời là cơ sở thực tế để tác giả đề xuất những giải pháp khả thi trong chương 4.

2.2.2.5. Phương pháp xử lý thông tin

Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát, thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:

- Thông tin định tính. - Thông tin định lượng.

Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Có hai phương hướng xử lý thông tin:

- Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.

- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.

 Xử lý thông tin định tính

Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế…

41

Khi các thông tin định tính đã được thu thập qua các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, thảo luận, nghiên cứu tài liệu,…Bước tiếp theo là làm thế nào để phân tích các thông tin trên.

Mục đích của thông tin định tính là để xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện rời rạc đã thu thập đuợc.

Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.

Trong chương 3 của luận văn, sau khi thu được kết quả điều tra, tác giả đã phân tích các thông tin định tính dựa theo các tiêu chí của phát triển nhân lực Điều Dưỡng và kết hợp với việc lồng ghép những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực Điều Dưỡng đã nêu ra trong chương 1, từ đó hình thành khung phân tích đảm bảo tính logic của bố cục và tính rõ ràng của việc trình bày.

 Xử lý thông tin định lượng

Thông tin định luợng thu thập được từ các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Nhà nghiên cứu không thể ghi chép các số liệu nguyên thủy vào tài liệu khoa học, mà phải sắp xếp chúng để làm bộc lộ ra các mối liên hệ và xu thế của sự vật. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng:

- Những con số rời rạc. - Bảng số liệu.

- Phân tích chỉ số trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ suất chênh.

Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã thống kê và tổng hợp các con số thu được, đồng thời tiến hành xử lý bằng phần mềm excel để đưa ra các tỷ lệ % cũng như trình bày dưới dạng các loại biểu đồ, từ đó hình thành cái nhìn tổng

42

thể về thực trạng phát triển nhân lực Điều Dưỡng tại địa bàn nghiên cứu, giúp định hướng các giải pháp khả thi trong chương 4.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Điạ điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại Sở y tế Bắc Giang và các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang.

- Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là giai đoạn 2012-2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau : Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu, xác định khung lý thuyết, hình thành cơ sở lý luận về công tác phát triển nhân lực Điều Dưỡng ở Việt Nam nói chung.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, đề tài, đề án, chế độ chính sách về công tác phát triển nhân lực, nhân lực ĐD của Việt Nam và thế giới, các báo cáo và kết quả nghiên cứu của các đề tài có liên quan, các bài báo, tạp chí đã đăng những vấn đề liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực ĐD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, các điều tra, khảo sát liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực ĐD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn, các số liệu trong các báo cáo khảo sát hiện trạng và nhu cầu nhân lực ĐD đến năm 2020

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác phát triển nhân lực được đề cập tại chương 1. Tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

43 ĐD tại địa bàn nghiên cứu.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của Sở y tế tỉnh Bắc Giang, báo cáo hàng năm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở y tế tỉnh Bắc Giang tổng hợp, phân tích báo cáo hoạt động đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ĐD của một số trường có đào tạo chuyên ngành này; đồng thời thu thập số liệu gián tiếp qua các đánh giá của từng cơ sở trong địa bàn nghiên cứu, kết hợp phân tích thông qua nguồn báo đài, Internet. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lượng và chất lượng của đội ngũ ĐDV, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phát triển nhân lực này trong giai đoạn hiện nay. Quá trình đánh giá này bám sát nội dung phát triển nhân lực Điều Dưỡng và kết hợp phân tích dựa vào những yếu tố tác động đã nêu tại chương 1.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng nhân lực ĐD tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực ĐD tại các cơ sở y tế công lập tỉnh Bắc Giang . Các giải pháp này có tính đến những yếu tố tác động đến phát triển nhân lực Điều Dưỡng được phân tích ở chương 1. 2.5. Các công cụ được sử dụng

44

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TỈNH BẮC GIANG 3.1. Thực trạng nhân lực Điều Dưỡng tại Việt Nam

Tại nước láng giềng Philippines, mỗi năm có hơn 6.000 Bác sĩ sẵn sàng thi tuyển và học chuyển đổi để được trở thành Điều dưỡng, sống với sự

nghiệp Điều dưỡng. Tại Việt Nam, những năm gần đây, lượng thí sinh chọn thi tuyển vào ngành Điều dưỡng luôn luôn cao. Cụ thể tại Đại học Y Dược Tp.HCM: năm2008, tỷ lệ chọi là 1/59; năm 2009, tỷ lệ này lên đến 1/65; năm 2010, tỷ lệ chọi là 1/21.6 đến năm 2012 tỷ lệ chọi là 1/30.1, riêng năm 2013 ngành Điều dưỡng vẫn cao nhất trong các ngành tuyển sinh của Đại học này với tỷ lệ chọi cao ngất ngưỡng 1/38.1 (số thí sinh đăng ký dự thi là 3.050 nhưng chỉ có 80 chỉ tiêu). Điều này đã cho thấy mức độ quan tâm của người học và nhu cầu rất lớn của xã hội ngày nay với ngành nghề Điều dưỡng - Nghề mang đến sự chăm sóc sức khỏe cho con người. Với xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng cao, trong khi cả nước Việt Nam, chỉ có hơn 61.158 điều dưỡng, chiếm 45% nhân lực chuyên

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)