Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

- Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển nhân lực (3 chỉ tiêu)

1.4.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố nằm bên ngoài tổ chức, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức. Đối với phát triển nhân lực Điều Dưỡng các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu là:

- Về môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế như tăng trưởng, suy thoái hay lạm phát, thu nhập, mức sống, tốc độ đầu tư... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực và chính sách của tổ chức đối với nguồn nhân lực. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nhân lực của tổ chức. Cùng với sự biến động của kinh tế mà nhu cầu nhân lực Điều Dưỡng thay đổi theo. Khi kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao cùng với thu nhập gia tăng, nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tăng theo, và thúc đẩy sự phát triển nhân lực ĐD. Những đơn vị y tế nào có đội ngũ ĐD chất lượng tốt sẽ là lựa chọn của người dân. Các đơn vị y tế công lập phải cạnh tranh với các đơn vị y tế tư nhân về dịch vụ ĐD nên càng cần đầu tư phát triển nhân lực này.

- Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Chính sách của Nhà nước mà tiêu biểu là Bộ Luật lao động điều tiết tổng quát các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhằm tránh các hành xử tùy tiện liên quan đến vấn đề tuyển dụng, hợp đồng lao động, thôi việc, sa thải và các chế độ theo quy định.

28

Còn chính sách của Nhà nước là chính sách hội nhập kinh tế, đổi mới doanh nghiệp có tác động mạnh đến vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực cũng như tư duy và cách thức làm việc trong nhiều doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách của Nhà nước còn làm thay đổi cơ chế và chính sách trả lương của tổ chức, doanh nghiệp tác động đến khả năng thu hút nhân lực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói riêng, các tổ chức hoạt động có thu nói chung cần gắn liền với pháp luật lao động và cơ chế chính sách của Nhà nước và tình hình thực tế của thị trường lao động.

Hiện nay theo đánh giá của Bộ y tế: đội ngũ nhân lực y tế Việt Nam còn thiếu và yếu, vì thế Bộ đã ban hành: Chiến lược chính sách “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020″ nhằm mục tiêu phát triển nhân lực y tế. Chiến lược chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nhân lực ĐD tại Việt Nam qua các mục tiêu cụ thể là: Phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu và phân bố hợp lý; nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế; xây dựng chế độ, chính sách, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, và một số lĩnh vực kém thu hút.

- Thị trường lao động: Thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh nghiệp, tổ chức dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người lao động cũng dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trường lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ giữa cung và cấu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức tiền lương, tiền công trả cho người lao động.

29

Tại các nước như Australia, Canada: Ngành học ĐD là ngành được khuyến khích, và những sinh viên nước ngoài đăng ký ngành này sẽ được ưu tiên khi làm thủ tục cấp PR (Permanent resident). Điều đó chứng tỏ thị trường nhân lực ĐD đang thiếu hụt nguồn cung. Tại Việt Nam theo đánh giá của Bộ y tế, tình trạng ĐD làm tăng ca rất phổ biến, trung bình 3-4 ngày / tuần, chứng tỏ đội ngũ ĐD đang rất thiếu nhân lực cả về chất và về lượng.

- Về các yếu tố điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội của quốc gia: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến thể hình, thể chất và thể lực của nguồn nhân lực. Người dân Châu Á mà đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đa số có thể hình và thể lực khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới. Trong điều kiện đặc điểm riêng của nghề ĐD đòi hỏi nhân lực phải đáp ứng tốt về mặt thể lực, thì trong các nội dung phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng hơn nữa các biện pháp nâng cao thể hình và thể lực của nguồn nhân lực. Môi trường văn hóa, xã hội của Quốc gia cũng góp phần tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của người lao động. Và như vậy, nó ảnh hưởng đến cách tư duy và các chính sách phát triển nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại tổ chức. Như đã nói ở phần mở đầu, nhận thức về vai trò của ĐDV tại Việt Nam tuy đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn hạn chế.

Về quản lý hoạt động ĐD: Ngày 14 tháng 7 nǎm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Ngày 14 tháng 3 nǎm 1992 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định 356/BYT-QĐ thành lập phòng y tá của Bộ đặt trong Vụ quản lý sức khỏe (Vụ điều trị). Trước thời gian này người dân Việt Nam còn chưa quen với từ Điều Dưỡng.

30

Về đào tạo, nǎm 1985 Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đồng ý, đã tổ chức khóa đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại trường Đại học y khoa Hà Nội, Y Dược thành phố Hồ Chí Minh vào nǎm 1986. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực đào tạo điều dưỡng ở nước ta. Tổ chức y tế thế giới rất hoan nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y tế đã xác định được hướng đi qua ngành điều dưỡng, coi đây là ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như trước đây cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ. Nǎm 1994 Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo cử nhân điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học khóa III tại Trường Trung học kỹ thuật y tế trung ương III và Trường cao đẳng y tế Nam Định và dự kiến đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy từ 1995 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Các hoạt động trong quản lý và đào tạo như trên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhân lực ĐD tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển nhân lực điều dưỡng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh bắc giang đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)