Thực trạng tín dụng tiêu dùng tai Ngân hàng Agribank chi nhánh

Một phần của tài liệu THỰC tập tốt NGHIỆP thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện krông nô – đăk nông (Trang 50)

Krông Nô – Đăk Nông giai đoạn 2012- 2014.

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Nô – Đăk Nông giai đoạn 2012- 2014.

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%)

DSCV 63.398 87.784 102.319 2.4386 38,46 1.4535 16,56

DSTN 52.335 60.455 82.044 8.110 15,50 21.599 35,73

DNCV 30.666 57.995 78.270 27.329 89,118 20.275 34,96

Nợ xấu 95.00 146.00 151.43 51 53,68 5.43 3,72

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh năm 2012 – 2014). 2.2.4.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay tiêu dùng

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn giai đoạn 2012- 2014.

(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.4.1. ta có thể thấy được DSCV tiêu dùng tăng qua các năm trong giai đoạn 2012- 2014. Trong đó tốc độ tăng của năm 2014 cao hơn so với tóc độ tăng của năm 2013. Về cơ cấu, thì thời hạn vay chủ yếu là trung và daì hạn (từ 1 đến 10 năm là chủ yếu) chiếm tỷ trọng lớn (>70%) . Đây là một thực tế thường thấy trong các NHTM, do đặc điểm của các khoản CVTD thường là các món vay lớn, có thời hạn thu hồi vốn lâu nên chủ yếu là những món vay trung và dài hạn. Phần lớn người đi vay là cán bộ công nhân viên, người lao động... trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng nên thường chọn những khoản vay có thời gian dài để dễ trả nợ bằng thu nhập sau khi đã trang trải chi phí cho cuộc sống. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng đối với các loại tài sản như: mua xe trả góp, mua nhà trả góp ngày càng phát triển nên doanh số CVTD có xu hướng tăng là điều tất yếu.

25.00 28.00 30.00 75.00 72.00 70.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trung dài hạn Ngắn hạn

Tuy nhiên tỷ trọng cua nó trong DSCV lại có xu hướng giảm đồng nghĩa với khỏan vay có thời hạn ngắn có tỷ trong ngày càng tăng, Cụ thể:

Có thể thấy doanh số CVTD ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012, Chi nhánh cho vay 63.398 triệu đồng, sang năm 2013, Chi nhánh cho vay 87.784 triệu đồng (tăng 24.386 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với 38.46%). Đến năm 2014, doanh số cho vay tăng với tốc độ chậm hơn (tăng 16.56%) tương ứng 14.535 triệu đồng so với năm 2013. Trong đó, cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng lớn (>70%). Năm 2012, DSCV trung dài hạn đạt 47.548.5 triệu đồng. Đến năm 2013, DSCV trung dài hạn đạt 63.204.48 triệu đồng chiếm 72% trong tổng DSCV của CVTD tăng 15.655.98 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 32.93%. Năm 2014 DSCV trung dài hạn đạt 71.623.3 triệu đồng chiếm 70% trong tổng DSCV của CVD tăng 8.418.82 triệu đồng so với năm 2012 với tốc độ tăng là 13.32%. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà cửa, mua đất… ngoài ra nguồn vốn mà chi nhánh hoạt động để kinh doanh chủ yếu là tiền gữi có kỳ hạn của dân cư vì vậy mà chi nhánh chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn trung dài hạn. DSCV ngắn hạn dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2013 đạt 24.579.52 triệu đồng tăng 8.730.02 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với mức tăng trưởng 55.08% đó là do trong năm 2013 nhu cầu về mua sắm đồ dung gia đình, giải trí du lịch của người dân tăng cao. Năm 2014 đạt 30.695.7 triệu đồng tăng 6.116.18 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với mức tăng trưởng 24.88%.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn giai đoạn 2012- 2014.

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.2. ta có thể nhìn thấy được DSTN phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh, cho thấy khả năng phân tích, kiểm tra, giám sát, đánh giá KH của chi nhánh là thành công hay không. Việc thu hồi nợ đúng hạn thể hiện việc cho vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích sinh lời đảm bảo trả nợ cho Chi nhánh. Qua bảng 2.4.1 ta thấy: Năm 2012 doanh số thu nợ CVTD của Chi nhánh là 52.335 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 10.467 triệu đồng, doanh số thu nợ TDH là 41.868 triệu đồng. Năm 2013 doanh số thu nợ CVTD của Chi nhánh là 60.455.2 triệu đồng, tăng 8.110.2 triệu đồng so với năm 2012. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn là 15.715.75 triệu đồng, tăng 5.248.75 triệu đồng (tương ứng với 50.15%) so với năm 2012; doanh số thu nợ TDH là 44.729.45 triệu đồng, tăng 2.861.45 triệu đồng (tương ứng với tăng 6.83%) so với năm 2012. Năm 2014 doanh số thu nợ của Chi nhánh vẫn tăng lên đạt 82.044.45 triệu đồng, tăng 21.599.25 triệu đồng so với năm 2013. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 22.972.45 triệu đồng, tăng 7.256.69 triệu đồng (tương ứng với 46.17%) so với năm 2013; doanh số thu nợ TDH là 59.072 triệu đồng. tăng 14.342.56 triệu đồng (tương ứng với tăng 32.07%) so với năm 2013. Tình hình thu nợ của khoản CVTD của NH cũng tăng lên phù hợp với tình hình tăng lên của doanh số CVTD, mặc dù quy mô vẫn còn nhỏ so với tổng thu nợ cho vay song tốc độ và số lượng lại tăng nhanh chóng.

20.00 26.00 28.00 80.00 74.00 72.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trung dài hạn Ngắn hạn

Qua đây cho thấy công tác thu hồi nợ của Chi nhánh ngày càng được thực hiện tốt hơn đa số KH trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn giai đoạn 2012- 2014.

(Ngu

ồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Song song với công tác thu nợ thì tình hình dư nợ CVTD tại Chi nhánh cũng có nhiều khả quan. Dư nợ năm 2012 đối với CVTD ngắn hạn chiếm khoảng 25% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng sau đó có xu hướng giảm mạnh trong năm 2013 (22%) và tăng nhẹ (23%) lại vào năm 2014. Ngược lại so với dư nợ CVTD ngắn hạn, trong năm 2013 dư nợ dài hạn có xu hướng tăng mạnh hơn hẳn và tăng không đáng kể trong năm 2014, bằng chứng cho thấy là trong năm 2014 dư nợ CVTD ngắn hạn chỉ tăng về mặt số lượng nhưng lại giảm về mặt cơ cấu trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2013 dư nợ CVTD ở cả hai khoản ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng là do trong năm này NH đã tăng cường đẩy mạnh công tác cho vay cả về số lượng lẫn chất lượng. 25.00 22.00 23.00 75.00 78.00 77.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trung dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nợ xấu cho vay tiêu dùng theo thời hạn giai đoạn 2012- 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu ta thấy năm 2012 nợ xấu là 95 triệu đồng trong đó nợ xấu ngắn hạn là 26.6 triệu đồng và nợ trung dài hạn là 68.4 triệu đồng; năm 2013 nợ xấu là 146 triệu đồng tăng 51 triệu đồng (tăng 53.68% so với năm 2012) trong đó nợ xấu ngắn hạn là 30.66 triệu đồng và nợ trung dài hạn là 115.34 triệu đồng; đến năm 2014chỉ tăng thêm 5.43 triệu đồng ở mức 151.43 triệu đồng trong đó nợ xấu ngắn hạn là 30.29 triệu đồng và nợ trung dài hạn là 121.14 triệu đồng.

Nhìn vào biểu đồ 2.4. Nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn ( 72%- 80%). Bên canh đó tỷ trọng của nợ xấu trung và dài hạn lại có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn 2012- 2014. Có thể thấy đó là vì CVTD chủ yếu là trung và dài hạn nên thời gian thu hồi vốn dài, dẫn đến nhiều rủi ro trong công tác cho vay, điều đó được thể hiện qua tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao, chiếm hơn 70% tổng nợ xấu trong CVTD. Trong hai năm 2013và 2014, Chi nhánh đã rất nỗ lực và hoạt động hiệu quả khi cố gắng giảm tỷ lệ nợ xấu, giảm tốc độ tăng trưởng khoản này, không để cho mức nợ xấu tăng lên quá cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của Chi nhánh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

28.00 21.00 20.00 72.00 79.00 80.00 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Trung dài hạn Ngắn hạn

2.2.4.2. Căn cứ vào đối tượng cho vay

Nếu căn cứ vào đối tượng cho vay, thực trạng của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Krông Nô được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay giai đoạn 2012-2014.

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng 2.4.2 ta thấy DSCV chủ yếu là từ những người có thu nhập cao. Tiếp đến là những người có thu nhập trung bình, còn những người có thu nhập thấp thì rất ít và chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng trong biểu đồ 2.5. Điều này rất dễ hiểu vì hầu hết ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng thì luôn muốn cho vay đối với những KH có thu nhập cao để đảm bảo oan toàn trong tín dụng. Bên cạnh đó tỷ trọng của các thành phần trong tổng thể có sự thay đổi. Tỷ trọng của nhóm khách hàng có thu nhập cao giảm từ 80% năm 2012còn 75% năm 2014. Thay vào đó là tỷ trọng của nhóm KH có thu nhập TB và thấp lại có chiều hướng tăng lên. Nguyên nhân là do Ngân hàng muốn tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, thì ngân hàng phải thay đổi cơ cấu, có sự chuyển dịch từ cho vay đối với khách hang có thu nhập cao sang khách hàng có thu nhập thấp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng.

80.00 78.00 75.00 19.80 21.80 24.70 0.20 0.20 0.30 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay giai đoạn 2012- 2014.

(N

guồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu cũng như là biểu đồ 2.6 có thể khẳng định rằng DSTN của Chi nhánh tăng điều qua các năm trong giai đoạn 2012- 2014, tương tự như DSCV, DSTN chủ yếu là từ nhũng KH có thu nhập cao. Mặc dù DSTN từ KH có thu nhập thâp cao có sự tăng lên về con số tuyệt đối nhưng tỷ trọng của nhóm này lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu là khi Chi nhánh có sự chuyển dịch trong cơ cấu doanh số cho vay sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu DSTN.

Biểu đồ 2.8. Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo đối tượng vay giai đoạn 2012- 2014. 83.30 80.00 79.30 16.50 19.80 20.50 0.20 0.20 0.20 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao

(N

guồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Song song với công tác thu nợ thì tình hình dư nợ tại Chi nhánh cũng đang có những chuyển biến tích cực. Năm 2013 là một năm đầy khó khăn thách thức đối với ngành NH khi nền kinh tế thế giới đang có cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam khiến cho người dân không mặn mà với việc mua sắm nhu cầu tiêu dùng. Đối với nhóm có thu nhập cao DNCV là 10.334.2 triệu đồng giảm14.198.58 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng giảm 57.88%; nhóm có thu nhập trung bình DNCV là 2.790.24 triệu đồng giảm 3.036.3 triệu đồng tương ứng giảm 52.11% so với năm 2012; nhóm có thu nhập thấp là 124.54 triệu đồng giảm 182.12 triệu đồng tương ứng giảm 59.39%. Bước qua năm 2014 nền kinh tế khôi phục thu nhập người dân tăng cao nhu cầu về tiêu dùng cũng tăng nên khoản dư nợ có chiều hướng tăng mạnh. Đối với nhóm có thu nhập cao dư nợ tăng 14.274 triệu đồng đạt 24.608.22 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 138.12%; nhóm có thu nhập thấp đạt 315.49 triệu đồng tăng 190.95 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 153.32%; nhóm có thu nhập trung bình tăng 3.835.05 triệu đồng đạt 6.625.29 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 137.45%.

Biểu đồ 2.9. Cơ cấu nợ xấu cho vay tiêu dùng theo đối tượng vay giai đoạn 2012- 2014. 80.00 78.00 78.00 19.00 21.06 21.00 1.00 0.94 1.00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu và biểu đồ 2.8 có thể thấy được tình hình nợ xấu trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng trong những năm qua có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã cố gắng nhiều trong việc kiểm soát. hạn chế và giữ nợ xấu ở mức thấp. Trong cơ cấu nợ xấu thì nhóm đối tượng có thu nhập thấp chiếm tỉ trọng cao trong tổng nợ xấu CVTD (>40%), trong khi nhóm có thu nhập cao chiếm tỉ trọng thấp nhất (<30%). Như đã phân tích ở trên nguyên nhân là do người có thu nhập cao có khả năng chi trả nợ tốt hơn. Vì vậy chi nhánh luôn quan tâm hướng đến các đối tượng này hạn chế cho vay đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

2.2.4.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, thực trạng của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại NH Agribank chi nhánh huyện Krông Nô trong 3 năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Biểu đồ 2.10. Cơ cấu doanh số tín dụng tiêu dùng theo mục đích vay giai đoạn 2012- 2014. 25.00 27.00 29.00 30.00 31.00 32.00 45.00 42.00 39.00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao

(N

guồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Qua bảng số liệu 2.4.3 và 2.9 ta thấy được Chi nhánh chủ yếu cho KH vay với mục đích là mua sắm, sữa chữ nhà và mua sắm phương tiện. Tuy nhiên tỷ trọng của 2 lĩnh vực này dường như thay thế cho nhau, cụ thể: trong giai đoạn này tỷ trọng của nhóm DSCV sữa chữa, mua sắm nhà lại có chiều hướng giảm xuống bên cạnh đó DSCV mua sắm phương tiện lại tăng lên. Nhưng nhìn chung cả 2 điều có xu hướng tăng lên về con số tuyệt đối và tốc độ tăng lại có xu hướng giảm xuống.

Biểu đồ 2.11. Cơ cấu doanh số thu nợ tín dụng theo mục đích vay giai đoạn 2012- 2014. 46.00 48.00 49.00 43.00 39.00 38.00 11.00 13.00 13.00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Cho vay khác MS phương

Tiện MS, SCN

(N

guồn: Phòng Tài chính Kế hoạch)

Đối với DSTN cho vay mua sắm phương tiện đi lại, năm 2013 đạt 27.200.34 triệu đồng tăng 3.126.24 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 12.99%. Đến năm 2014 DSTN tiếp tục tăng lên đạt 36.099.56 triệu đồng tăng 8.899.22 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 32.72%. DSTN với mục đích cho vay khác cũng tăng đều qua các năm, năm 2013 đạt 3.626.71 triệu đồng tăng 1.533.31 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 73.25%. Đến năm 2014 DSTN đạt 5.743.11 triệu đồng tăng 2.116.4 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 58.36%. Với mục đích mua sắm, sữa chữa nhà năm 2012 DSTN đạt 26.167.5 triệu đồng. Bước qua năm 2013 DSTN đạt 29.618.15 triệu đồng tăng 3.450.65 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng 13.19%. Đến năm 2014 DSTN tiếp tục tăng cao đạt 40.201.78 triệu đồng tăng 10.583.63 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng với tốc độ tăng 35.73%. Có thể nói NH đã làm tốt công tác giám sát KH, xử lý kịp thời những trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, đôn đốc KH trả nợ đúng hạn.

Biểu đồ 2.12. Cơ cấu dư nợ tín dụng tiêu dùng theo mục đích vay giai đoạn 2012- 2014 50.00 49.00 49.00 46.00 45.00 44.00 4.00 6.00 7.00 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2013

Cho vay khác MS phương

Tiện MS, SCN

(

Một phần của tài liệu THỰC tập tốt NGHIỆP thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện krông nô – đăk nông (Trang 50)