năm 2012 đến năm 2014.
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Krông Nô với phương hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Krông Nô đã tích cực thu hút các nguồn vồn. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Krông Nô là NHTM hoạt động tự chủ trong kinh
doanh, hoạt động nguồn vốn luôn được xem là vấn đề chiến lược hàng đầu trong việc kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế, Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp huy động vốn năng động, phù hợp để thu hút khách hàng.
Bảng 2.2: Thực trạng huy động vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2012-2014. (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn huy động 78.825 113.523 132.789 I.Theo thời hạn
1.Tiền gửi không kì hạn 30.031 34.941 43.651 2.Tiền gửi có kì hạn 48.794 78.582 89.138 2.1Kì hạn dưới 12 tháng 38.625 53.118 68.147 2.2Kì hạn 12-24 tháng 8.234 23.464 17.167 2.3Kì hạn trên 24 tháng 1.935 2.000 3.824 II.Theo loại tiền 1.VNĐ 71.538 106.068 125.292 2.Ngoại tệ (quy về VNĐ) 7.287 7.455 7.497 II.Theo đối tượng khách hàng
1.Tiền gửi dân cư 47.825 79.703 88.244
2.Tiền gửi các tổ chức kinh tế 26.370 28.150 31.625
3.Tiền gửi kho bạc 4.630 5.670 12.920
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Agribank Krông Nô 2012-2014)
Qua bảng 1.1 ta có thể nhận xét:
Về huy động vốn theo thời hạn:
Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Krông Nô đạt 113.523 triệu đồng. tăng 34.689 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ gia tăng là 44,01%. Đây là tỷ lệ gia tăng tương đối tốt vì năm 2013, nền kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục, tuy lãi suất huy động đã dần ổn định hơn nhờ sự ổn định của lãi suất cơ bản nhưng lãi suất ở mức thấp gây khó khăn cho việc huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, nguồn vốn đã và đang dịch chuyển sang nhiều kênh đầu tư
hấp dẫn hơn như thị trường chứng khoán, bất động sản và vàng. Sang năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Krông Nô đạt 132.789 triệu đồng tăng 19.266 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ gia tăng là 16,97%. Năm 2014, lạm phát gia tăng. cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào cuối năm, lãi suất trong năm 2014 có sự song hành của các cam kết đồng thuận và sự mong manh của nó: “phá trần”, “giao dịch ngầm”, “lãi suất chui”… Điều này làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tuy vậy Agribank Krông Nô đã không ngừng nỗ lực để tăng nguồn vốn huy động từ phía khách hàng.
Như vậy, nhìn một cách tổng thể công tác huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt. Có được kết quả như trên là do Ngân hàng đã xác định được tầm quan trọng của vốn huy động, áp dụng mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, thu hút được khách hàng, khai thác được điều kiện thuận lợi, tiềm năng trong dân cư, huy động vốn dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau... Bên cạnh đó, việc đạt được kết quả trên còn nhờ vào sự phấn đấu và quyết tâm của tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn Chi nhánh. Có thể nói, công tác huy động vốn trong thời gian vừa qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ trên địa bàn, tạo lập nguồn vốn đáp ứng mở rộng đầu tư cho nền kinh tế trên địa bàn và tăng trưởng tín dụng.
Về huy động vốn theo loại tiền:
Qua bảng trên ta thấy, đồng nội tệ mà ngân hàng huy động được tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2012 là 71.538 triệu đồng, chiếm 89,81%/tổng vốn huy động, năm 2013 là 106.068 triệu đồng tăng 34.530 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 92,97%/tổng vốn huy động; năm 2014 tăng lên 125.292triệu đồng. hơn năm 2013 là 19.244 triệu đồng, chiếm 94.02% trên tổng vốn huy động. Điều này cho thấy ngân hàng đã có những chính sách huy động đồng nội tệ rất hiệu quả.
Bên cạnh đó thì đồng ngoại tệ cũng rất quan trọng trong nguồn vốn huy động nhưng lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng lại giúp ngân hàng làm đa dạng thêm hình thức huy động vốn, mở rộng đối tượng khách hàng, tăng thêm thu nhập. Để thu hút nguồn vốn bằng ngoại tệ, ngân hàng cần tạo lập được mối quan hệ với các công ty liên doanh hoạt động trên địa bàn huyện, có chính sách lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ đủ để hấp dẫn đối với
những người đi xuất khẩu lao động gửi về. Làm được điều này, ngân hàng sẽ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn bằng ngoại tệ.
Về huy động vốn theo đối tượng khách hàng:
Nhìn vào bảng. ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động khá ổn định qua các năm. tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm phần lớn trong tổng vốn huy động. Năm 2013 là 79.703 triệu đồng tăng 31.878 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ là 70.21% trên tổng vốn huy động. Năm 2014 giảm so với 2013 là 8.541 triệu đồng với tỷ lệ là 66.45% trên tổng vốn huy động, giảm 3.76% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh tăng trưởng cả về quy mô lẫn tốc độ.
Còn về tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và kho bạc chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn huy động và tăng giảm không đều. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn nay đang có xu hướng giảm xuống, vì trong những năm gần đây tình hình kinh tế trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng có nhiều biến động phức tạp, làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh.
Qua đây ta thấy, Agribank huyện Krông Nô cần phát huy thế mạnh của mình là tiền gửi từ dân cư, còn về tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thì ngân hàng cần quan tâm hơn nữa để nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng phát triển hơn nữa.