Cộng hoà Liên bang Nga:
26
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí... Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội được tài trợ chủ yếu từ các nguồn:
- Người sử dụng lao động đóng góp là 35,4% trên tổng quỹ lương; - Người lao động đóng góp là 1% trên mức lương;
- Nhà nước: nếu quỹ Bảo hiểm xã hội thâm hụt thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ để đảm bảo việc chi trả các chế độ trợ cấp.
Singapore:
Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của Singapore được thực hiện chung trong một hệ thống bảo hiểm có tên gọi là Quỹ dự phòng Trung ương (CPF, Central Provident Fund) và hoạt động theo một luật chung gọi là Luật về Quỹ dự phòng Trung ương, được ban hành năm 1953. Luật này đã được sửa đổi và bổ sung rất nhiều lần, CPF là một hệ thống Bảo hiểm xã hội toàn diện không chỉ quan tâm đến các hoạt động có liên quan đến nghỉ hưu, nhà cửa, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người tham gia Bảo hiểm xã hội mà còn bảo đảm quyền lợi cho các thành viên của gia đình họ thông qua hệ thống bảo hiểm này.
Đối tượng bắt buộc tham gia vào CPF được chia thành 2 loại như sau: - Người lao động làm công, làm thuê ăn lương trả công (trả công theo thời gian giờ, ngày, tuần hay tháng...).
- Những người lao động tự do với mức thu nhập hàng năm trên 2.400 USD Singapore/người/ năm.
Tỷ lệ đóng vào CPF: người lao động đóng Bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ 20% thu nhập (tiền lương) hàng tháng; chủ sử dụng lao động phải đóng Bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho người lao động làm việc cho họ. Từ 55 tuổi trở lên, mức đóng Bảo hiểm xã hội được giảm dần để khuyến khích những người đã hết tuổi lao động tiếp tục tham gia lao động.
27
Để đảm bảo quỹ luôn được bảo tồn và tăng trưởng quỹ CPF tạm thời nhàn rỗi, Singapore đã sử dụng quỹ tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào: thị trường chứng khoán, trái phiếu, đầu tư vào các tổ chức tín dụng có uy tín, mua sắm các tài sản cố định có giá trị cao, đầu tư vào bất động sản lớn.
1.4.3. Bài học rút ra cho BHXH quận Đống Đa về công tác quản lý thu BHXH: