Định hướng phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận đống đa, hà nội (Trang 79 - 97)

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi

67

thành viên cộng đồng, bao gồm Bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro, bất hạnh. Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội, tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân.

Chính sách Bảo hiểm xã hội cần phải tiếp tục được đổi mới cả về hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Đổi mới hệ thống Bảo hiểm xã hội, đa dạng hoá hình thức Bảo hiểm xã hội và phù hợp với kinh tế thị trường....

Sự phát triển của sự nghiệp Bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển của nền kinh tế, do vậy trong chiến lược phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được xây dựng trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung vào những định hướng sau:

- Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách Bảo hiểm xã hội áp dụng với mọi người lao động trong các thành phần kinh tế, theo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo thành một hệ thống mạng lưới an toàn xã hội rộng khắp, để đảm bảo ổn định cuộc sống cho mọi đối tượng, phát triển và mở rộng hơn nữa phạm vi Bảo hiểm xã hội.

- Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp tới mọi người lao động trong xã hội, ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội.

- Từng bước hiện đại hóa phương tiện quản lý của ngành, hòa nhập với xu thế quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội của các nước tiên tiến trên thế giới. Bộ máy quản lý cần tinh giản, gọn nhẹ và đa chức năng.

- Cán bộ, công chức, viên chức của ngành cần được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bản về hệ thống, nâng cao về chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như về nhận thức tư tưởng, tư cách, đạo đức, thấm nhuần sâu sắc quan điểm phục vụ người lao động tận tình, chu đáo.

68

- Làm tốt công tác cán bộ, công chức từ khâu đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đến khâu đãi ngộ để phát huy hết năng lực, sở trường của họ.

- Thực hiện tốt các biện pháp bảo toàn và đầu tư tăng trưởng quỹ Bảo hiểm xã hội. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, để tạo thành một quỹ tài chính mạnh, tăng khả năng chi trả và cân đối quỹ.

- Mở rộng quan hệ mật thiết giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với các cơ quan hữu quan, với cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với tổ chức Bảo hiểm và an sinh xã hội quốc tế, hội nhập với các nước trong khu vực.

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đống Đa đến năm 2020:

- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững. Huy động cao độ nội lực kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài (gồm cả vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn từ các nhà đầu tư trong nước và vốn nước ngoài) để tập trung thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng đời sống, tinh thần của nhân dân.Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh - Đặt sự phát triển của quận Đống Đa trong mối quan hệ liên kết với phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và cả nước.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị.

69

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại BHXH quận Đống Đa.

4.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH.

Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cần phải thực hiện theo các hướng sau:

Tăng cường kết hợp với các đài phát thanh, đài truyền hình thành phố Hà Nội để phổ biến chính sách BHXH, cập nhập những thay đổi về chính sách, chế độ để mọi tầng lớp nhân dân được biết. Trong những năm qua đài phát thanh thành phố đã làm tốt vai trò truyền thông chính vì vậy trong những năm tới cần sử dụng hiệu quả công cụ truyền thông này.

Tăng cường, mở rộng phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tyên truyền về các chế độ, chính sách. Cách thức nội dung tuyên truyền phải phong phú, đơn giản, dễ hiểu thu hút được đông đảo đối tượng tham gia. Ví dụ, phát động cuộc thi viết tìm hiểu về chính sách BHXH, hay cuộc thi tuyên truyền viên BHXH giỏi.

Cần mở rộng độ ngũ cán bộ đại lý chi trả, tập huấn về chính sách BHXH cho các cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị SDLĐ. Bởi đây là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền chính sách, chế độ BHXH và có hiệu quả cao. Ngoài ra, cán bộ BHXH cũng thường xuyên đến trực tiếp các đơn vị để phổ biến chế độ và giải quyết những thắc mắc của NLĐ.

Để có thể thực hiện tuyên truyền được tốt nhất đòi hỏi người cán bộ BHXH làm công tác tuyên truyền phải nắm bắt rõ tình hình thực tế. Sự tếp xúc gặp gỡ sẽ làm cho thông tin tuyên truyền có tính hai chiều mang lại hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Và qua đó người cán bộ làm công tác tuyên truyền cũng nắm bắt, đánh giá được thực tế tình hình nhận thức của người tham gia

70

về chế độ chính sách để có biện pháp xử lý hoặc thay đổi cách tuyên truyền hổ biến nào cho tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một số phương thức khác để tuyên truyền có hiệu quả là thông qua công đoàn, thay vì tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho NLĐ có thể tuyên truyền cho các cán bộ công đoàn của các đơn vị, các cán bộ coong đoàn có trách nhiệm tuyên truyền cho NLĐ và yêu cầu chủ SDLĐ tham gia BHXH để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Cách thức tổ chức này vừa hiệu quả tiết kiệm chi phí về thời gian, nhân lực nhưng quy mô tuyên truyền lại rộng hơn.

Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng của nhận thức về BHXH của NLĐ và NSDLĐ, BHXH quận Đống Đa trong thời gian tới cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cả về bề rộng lần chiều sâu đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của cơ quân BHXH và cơ quan có liên quan như: đài phát thanh - truyền hình, phòng lao động - việc làm… như vậy mới đạt được hiệu quả cao trong việc tuyên truyền về BHXH tới mọi người dân.

4.2.2. Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Hiện nay, số lượng cán bộ thu ở cơ quan BHXH còn ít nên chưa đáp ứng đươc yêu cầu để quản lý hiệu quả số đơn vị và số người tham gia BHXH. Vì vậy cần tăng cường số lượng cán bộ BHXH

Mục đích của việc tăng cường số lượng cán bộ thu BHXH là tăng cường nhân lực thực hiện các nghiệp vụ thu của cơ quan BHXH, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả số đơn vị và số người tham gia BHXH nhằm đạt được kế hoạch thu đã đề ra.

Để tăng cường số lượng cán bộ thu BHXH, có thể phân bổ lại số lượng cán bộ tại cơ quan, giảm số lượng cán bộ ở các bộ phận dư thừa nhân lực để tăng cường vào đội ngũ cán bộ thu BHXH nhưng phải đảm bảo trình độ chuyên môn phù hợp với công tác thu BHXH. Bỏ sung thêm nguồn nhân lực mới cho cơ

71

quan BHXH và phân về bộ phận thu. Từ đó phân bổ lại số đơn vị và số người tham gia BHXH, giao trách nhiệm, chỉ tiêu thu cho từng cán bộ thu.

Đội ngũ cán bộ của BHXH quận Đống Đa nói chung và đội ngũ cán bộ thu BHXH quận nói riêng là những người có trình độ hầu hết từ đại học trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đối với đội ngũ cán bộ thu của BHXH quận hiện nay có tuổi đời khá già. Như vậy, sự năng động, sáng tạo hay nắm bắt công nghệ thông tin cũng gặp nhiều khó khăn. Để công tác thu đạt hiệu quả cao thì trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu các chính sách BHXH, phảm chất đạ đức, chính trị vững vàng, năng động sáng tạo trong công việc. Hơn nữa, công tác thu đòi hỏi người cán bộ phải thường xuyên tiếp xúc với các đơn vị SDLĐ. Vì vậy, trog quá trình tiếp xúc không tránh khỏi nhũng tình huống bất ngờ, đòi hỏi cán bộ thu phải linh hoạt.

Mục đích của việc tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thu BHXH như quản lý tốt các đơn vị SDLĐ, tăng số thu BHXH và giảm tình trạn, chuyển g nợ đọng, trốn đóng BHXH trên địa bàn quận, xử lý tốt các tình huống bất ngờ xảy ra và quản lý tốt số thu trên các phần mềm BHXH.

Cơ quan BHXH quận Đống Đa phải có các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ như:

- Tăng cường, bổ sung nguồn nhân lực thường xuyên, trẻ hóa đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ, kiến thức chuyên môn tốt.

- Một số cán bộ làm việc tại cơ quan BHXH quận nhưng chưa qua đào tạo nghiệp vụ BHXH thì cần phải được tạo điều kiện học văn bằng 2, tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ.

- Thường xuyên cử cán bộ đi tham gia các lớp tập huấn do thành phố tổ chức khi có sự thay đổi về các chế độ chính sách của BHXH. Tăng cường

72

công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức; gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển, điều động cán bộ, chuyển đổi vị trí công lợi tác; gắn với công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong đội ngũ cán bộ trẻ; gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh; chuyển hóa tri thức và kỹ năng có được sau đào tạo, bồi dưỡng thành sự phát bền vững trong thực hiện chính sách BHXH.

- Ngoài ra còn phải coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác thu.

- Phát huy phong trào thi đua giữa các cán bộ trong cơ quan tổ chức cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Đối với cán bộ thu, cần giao chỉ tiêu thu BHXH cụ thể cho từng người, có hình thức khen thưởng thích đáng cho cá nhân thực hiện tốt công tác thu.

- Xây dựng tác phong giao tiếp văn minh, lịch sự, có tinh thần thái độ phục vụ nhân dân đúng mực, không gây phiền hà, nhiễu sách.

- Các chính sách, chế độ đãi ngộ khuyễn khích cho cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Hàng năm nên tổ chức các chuyến du lịch, tham quan cho đội ngũ cán bộ để mọi người có thêm tinh thần làm việc.

4.2.3. Đổi mới và tăng cường công tác thu Bảo hiểm xã hội.

Mục đích của việc đổi mới và tăng cường công tác thu BHXH là nhằm làm cho công tác thu được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao và kế hoạch thu đã đề ra.

Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện đổi mới và tăng cường công tác thu là:

73

+ Xây dựng và hoàn thiện quy trình thu phù hợp. Điều này tạo sự thuận lợi cho công thu được dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình.

+ Nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý thu bằng việc cập nhập và thực hiện đầy đủ quy định của Luật BHXH.

+ Nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý thu bằng việc cập nhập và thực hiện đầy đủ quy định của Luật BHXH.

+ Tăng cường trao đổi thông tin giữa BHXH quận và NSDLĐ thông qua các phương tiện kết nối như điện thoại, các trang web, email… để giảm bớt phiền hà về thời gian và chi phí đi lại nhằm nắm bắt nhanh và kịp thời tình hình biến động về số lao động cũng như tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Với hệ thống các trang web, mỗi đơn vị tham gia BHXH được cung cấp một tài khoản để dùng làm cơ sở trao đổi dữ liệu thu BHXH với cơ quan BHXH, trước khi in thành văn bản, danh sách chính thức.

+ Tăng cường trao đổi giữa BHXH quận và NSDLĐ thông qua các phương tiện kết nối điện thoại, các trang web, email…để giảm bớt phiền hà về thời gian và chi phí đi lại nhằm nắm bắt nhanh và kịp thời tình hình biến động về số lao động cũng như tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Với hệ thống các trang web, mỗi đơn vị tham gia BHXH được cung cấp một tài khoản để dùng làm cơ sở trao đổi dữ liệu thu BHXH với cơ quan BHXH, trước khi in thành văn bản, danh sách chính thức.

+ Tăng cường tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thu nộp BHXH của các doanh nghiệp. Cần giao cho ngành những biện pháp chế tài đủ mạnh như phạt tiền với mức lãi suất cao, được kiểm tra số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp, đơn vị tại ngân hàng và yêu cầu chuyển thẳng tiền từ ngận hàng vào tài khoản thu của cơ quan BHXH để nộp số tiền BHXH.

74

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như ngân hàng, thông tin và truyền thông sẽ giúp ngành BHXH thực hiện tốt nguyên tắc của công tác thu đó là: thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, tránh tình trạng xảy ra thất thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi phát hiện sai phạm, cần áp dụng các biện pháp thích hợp từ vận động, thuyết phục đến xử phạt hành chính để thu hồi nợ đọng. Với các trường hợp ĐVSDLĐ cố tình chây ỳ, dây dưa không nộp tiền BHXH thì cần kiên quyết tiến hành khởi kiện. BHXH quận cần chọn cán bộ chuyên môn pháp lý, có năng lực để tham mưu trong việc phối hợp với TAND, tham gia vào quá trình tố tụng, thực hiện công tác thống kê, báo cáo việc khởi kiện, thu nợ các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo và thực hiện việc khởi kiện, đảm bảo chứng cứ.

Cần tăng cường hoạt động, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính và các cơ quan khác với nhau. Đồng thời cần phối hợp giữa việc điều tra dân số, lao động việc làm tại địa bàn sẽ cung cấp thông tin cho BHXH; quâ ̣n; giúp nắm được một cách chính xác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn. Tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý cũng như tăng cường mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Việc phối hợp của ngân hàng, kho bạc trong việc chuyển tiền thu và kiểm tra lại tổng quỹ lương xác minh chính xác số liệu của các đơn vị cung cấp, việc triển khai chế độ chính

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại quận đống đa, hà nội (Trang 79 - 97)