Nguy cơ suy thoái chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp nhận của suối vũ môn đối với nước thải mỏ than bắc cọc sáu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải (Trang 35 - 42)

- Gia tăng bụi Khắ thải độc hạ

2.3.2.Nguy cơ suy thoái chất lượng nước mặt

12 Nước cứu hoả tắnh cho 1 đám cháy trong lò q=15l/s (Dự trữ 3 giờ trong bể chứa)

2.3.2.Nguy cơ suy thoái chất lượng nước mặt

Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất tới chất lượng nước mặt và nước biển ven bờ là nước thải công nghiệp, đặc biệt nước thải do hoạt động khai thác và chế biến than chưa được xử lý hoặc xử lý sơ bộ rồi đổ trực tiếp vào các sông suối, ra vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long [29].

Tác động tới chất lượng nước mặt của hoạt động khai thác và chế biến than tại Quảng Ninh biểu hiện ở các khắa cạnh: Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng đặc biệt là huyền phù than, thay đổi độ pH của nước, gia tăng nồng độ kim loại nặng và lượng ion sun phát trong nước [8]. Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các sông, suối, ao, hồ có hoạt động khai thác than đều cao; dao động từ 500 - 2500 mg/l, cao hơn Quy chuẩn cho phép nhiều lần. Độ pH của nước dao động trong khoảng 4 - 7,5 và phụ thuộc vào hàm lượng SO42- có mặt trong nước. Hàm lượng các kim loại nặng trong nước liên quan với các mỏ khai thác than thường cao hơn hàm lượng đó trong nước mặt ở các vùng này [13]. Hoạt động khai thác khoáng sản còn là nguyên nhân chắnh gây bồi lắng, thay đổi chế độ dòng chảy của các vực nước mặt.

Kết quả phân tắch nguồn nước mặt vùng khai thác than Hạ Long Ờ Cẩm Phả được chỉ ra trong bảng 2.6 như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 26

Bảng 2.6. Kết quả phân tắch nguồn nước mặt vùng khai thác than Hạ Long - Cẩm Phả

TT Địa điểm khảo sát pH Coliform

(MPN/100ml) TSS (mg/l) COD (mg/l) SO4 (mg/l) A Nguồn nước 1 Hồ Diễn Vọng 6,47 30 496 30 44,9 2 Hồ Ba ra 6,0 42 - - - B Nước thải mỏ

1 Moong Cọc Sáu đầu nguồn 3,74 67 1384 28,5 62,7

2 Moong Cọc Sáu cuối nguồn 7,27 50 3276 21 63,2

3 Mỏ Hà Ráng đầu nguồn 7,37 43 1963 54 48,4

4 Mỏ Hà Ráng cuối nguồn 7,09 80 1914 20,7 59,4

5 Mỏ Mông Dương đầu nguồn 4,8 - 170 - 283

C Nhà máy

1 Tuyển than Cửa Ông đầu nguồn 4,7 - 210 210 28,2

2 Tuyển than Cửa Ông ven biển 6,5 - 150 150 -

3 Tuyển Cầu Trắng đầu nguồn 7,09 46 38,5 38,5 73,9

4 Tuyển Cầu Trắng ven biển 7,75 70 55 55 47,9

Nguồn: Báo cáo chất lượng nước Quảng Ninh năm 2010[19]

a, Suy thoái chất lượng nước biển:

Hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh làm tăng độ đục và màu sắc của nước, thay đổi độ pH của nước ven bờ, tăng nồng độ kim loại nặng và kim loại phóng xạ. Nước biển từ các mỏ than và các nhà máy sàng tuyển thường chứa đựng một lượng than mịn dưới dạng bùn lơ lửng. Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua các bãi thải và các mặt bằng giao thông, đồi trọc kéo theo một lượng cặn lơ lửng dưới dạng bùn tới sông và các cửa sông ven biển. Lượng than mịn và keo sét làm cho nước biến đổi màu, có thể quan sát thấy ở tất cả các cửa sông từ Cửa Ông tới Hòn Gai cũng như bên cạnh cống thải của

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 27

các nhà máy tuyển than Cửa Ông, Cầu Trắng... Nồng độ kim loại Pb, Cu, Zn trong nước biển khu vực liên quan tới khai thác cao hơn nước biển khu đối chứng, vượt Quy chuẩn môi trường nước biển ven bờ từ 3 - 10 lần [16].

b, Suy thoái chất lượng nước sông, suối:

Các sông tại Hoành Bồ: Do ảnh hưởng của khai thác khoáng sản phắa thượng nguồn như than, cát... trên địa bàn nên nước thường xuyên có độ đục và hàm lượng TSS cao nhưng vẫn nằm trong Quy chuẩn cho phép.

Hình 2.7. Một đoạn sông Mông Dương bị bồi lắng

Các sông, suối tại Cẩm Phả, Hạ Long: Vào mùa mưa, sông suối khu vực này vẫn bị ảnh hưởng của nước thải mỏ làm cho nước đục, có nhiều bùn đất và than rửa trôi gây bồi lấp dòng chảỵ Hàm lượng TSS vượt Quy chuẩn cho phép và có xu hướng gia tăng so với các năm trước [19].

c, Suy thoái chất lượng nước hồ

Từ năm 2000 đến nay chưa có hiện tượng cạn kiệt lưu lượng về mùa cạn. Tuy nhiên, chất lượng nước tại các hồ thuộc khu vực Hoành Bồ, Cẩm Phả, Yên Hưng bị ô nhiễm mạnh do tình trạng khai thác than. Nước hồ bị axắt hoá mạnh, nhiều hồ bị thu hẹp do đất đá thải than trôi lấp. Dung lượng các hồ bị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 28

giảm mạnh làm cho chất lượng nguồn nước cung cấp cho các nhà máy không đảm bảo, chi phắ sản xuất tăng [14].

Hồ Yên Lập là hồ lớn nhất trong các hồ trong vùng, có tổng diện tắch 120 ha, dung tắch trữ nước 127,5 triệu m3. Hồ nằm trên địa bàn 7 xã của thành phố Hạ Long, huyện Yên Hưng và huyện Hoành Bồ; là nguồn chắnh cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất (tưới trên 5.000 ha đất nông nhiệp) cho vùng. Tuy nhiên, hồ Yên Lập đang đứng trước nhiều vấn đề môi trường cấp bách, dung tắch hồ đến nay giảm chỉ còn 100 triệu m3 [14]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d, Một số nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác than điển hình

Một số nguồn nước mặt chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động khai thác than điển hình như: hồ Nội Hoàng, suối Lộ Phong, suối Moong Cọc 6, sông Mông Dương.

- Hồ Nội Hoàng: là hồ nước cấp thuỷ lợi cho vùng sản xuất nông nghiệp huyện Đông Triềụ Hồ nằm cạnh tuyến đường vận tải than chuyên dụng và ngay dưới chân các bãi thải của các mỏ than khu vực do đó chịu ảnh hưởng nhiều từ các hoạt động khai thác than. Số liệu phân tắch chất lượng nước hồ nhiều năm cho thấy độ pH của nước hồ ở tất cả các lần quan trắc đều ở mức thấp từ 3,0 đến 3,8; nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt. Đợt quan trắc Quý 2/2009 còn cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như Cd và Hg cao (gấp 6,35 và 1,1 lần), nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 [19].

- Suối Lộ Phong: Chịu ảnh hưởng từ các hoạt động khai thác than của các mỏ Hà Tu, Núi Béo phắa thượng nguồn, là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh chảy thẳng ra biển. Đoạn cầu Lộ Phong có TSS cao, độ pH thấp. 60% đợt quan trắc đều có TSS cao vượt GHCP từ 1,43 lần đến 49,2 lần. Các đợt quan trắc gần đây cho thấy độ pH của nước suối

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 29

thấp từ 5,1 đến 5,2; nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 [19]. - Suối Moong Cọc 6: Chịu tác động từ hoạt động khai thác than từ các mỏ than Cọc 6, Cao Sơn khu vực Cẩm Phả. Đoạn chảy qua quốc lộ 18A có TSS cao, độ pH thấp. 70% đợt quan trắc đều có TSS cao vượt giới hạn cho phép từ 1,55 lần đến 40,95 lần. Các đợt quan trắc gần đây cho thấy độ pH của nước suối thấp từ 5,2 đến 5,4; nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 [19].

- Sông Mông Dương: ảnh hưởng nhiều bởi nước thải mỏ của các Công ty than Đông Bắc, Khe Chàm, Việt Bắc. Nước sông đoạn chảy qua quốc lộ 18A có hàm lượng SS caọ 70% đợt quan trắc đều có TSS cao vượt giới hạn cho phép từ 1,02 lần đến 15,4 lần. Đợt quan trắc Quý 1/2009 còn cho thấy hàm lượng Cd cao gấp 6,66 lần giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 [19].

Hồ Nội Hoàng: là hồ nước cấp thuỷ lợi cho vùng sản xuất nông nghiệp huyện Đông Triềụ Hồ nằm cạnh tuyến đường vận tải than chuyên dụng và ngay dưới chân các bãi thải của các mỏ than khu vực do đó chịu ảnh hưởng nhiều từ các hoạt động khai thác than. Số liệu phân tắch chất lượng nước hồ nhiều năm cho thấy độ pH của nước hồ ở tất cả các lần quan trắc đều ở mức thấp từ 3,0 đến 3,8; nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008 về chất lượng nước mặt. Đợt quan trắc Quý 2/2009 còn cho thấy hàm lượng các kim loại nặng như Cd và Hg cao (gấp 6,35 và 1,1 lần), nằm ngoài giới hạn cho phép của QCVN 08:2008 [19].

Diễn biến ô nhiễm các nguồn nước mặt điển hình được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 30

Biểu đồ 2.1. Giá trị pH tại một số suối, hồ 2006 Ờ 2010

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 31

Biểu đồ 2.3. Giá trị As tại một số suối, hồ 2006 - 2010

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦ. 32

Biểu đồ 2.5. Giá trị Hg tại một số suối, hồ 2006 Ờ 2010

Nước thải mỏ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Chất lượng nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các sinh vật thủy sinh và đa dạng sinh học các khu vực cửa sông, ven biển, suy thoái đất nông nghiệp và giảm năng suất cây trồng, phát sinh dịch bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tiếp nhận của suối vũ môn đối với nước thải mỏ than bắc cọc sáu và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn thải (Trang 35 - 42)