Hiện đại hóa công nghệ thôngtin trong hệ thống KBNN

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 103 - 110)

Đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại và đồng bộ

Hiện đại hoá quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS), thông qua chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN, trước mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế.

KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là làm thế nào để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vì gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành các văn bản quy định có tính pháp lý cao về chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cần xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi đối tượng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận lương qua tài khoản mở tại các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi bằng tiền mặt từ NSNN, kiểm soát được thu nhập để hạn chế các tiêu cực và là cơ sở để tính toán thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời có chế tài bắt buộc các đơn vị phải thanh toán chuyển khoản chi tiêu thường xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh toán bằng tiền mặt.

Việc phân tích những giải pháp và nêu ra một số kiến nghị cho thấy để nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN ở KBNN đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duỵêt và phân bổ quyết toán Ngân sách, đổi mới phương thức quản lý cấp phát, các khoản chi thường xuyên NSNN. Đặc biệt là cách thay đổi tư duy của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách và các đơn vị quản lý, kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên đòi hỏi phải có những giải pháp cần thiết về cơ sở pháp lý, chất lượng dự toán, trình độ công nghệđặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, từ những phương diện lý luận và thực tiễn công việc đang thực hiện, đề tài đã phân tích, làm rõ thêm về quản lý chi NSNN, vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình chi tiêu NSNN. Thông qua đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì.

Quản lý chi NSNN là một vấn đề lớn hết sức khó khăn, song hiện nay chúng ta đã có Luật NSNN. Đổi mới quản lý chi NSNN là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Đây là một vấn đề mới và phức tạp, nhạy cảm, có phạm vi rộng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm cũng như tư duy, cách làm của các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị có sử dụng NSNN trên phạm vi rộng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, toàn diện, nên những đề xuất - kiến nghị trong luận văn chỉ là những đóng góp nhỏ bé trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì.

Bằng những kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn đã cố gắng thực hiện mục đích nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đối với luận văn Thạc sỹ kinh tế. Do thời gian có hạn và trình độ, khả năng của tôi còn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn sẽ có những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp bổ sung ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo cơ quan và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh, 2006. Các quy định mới về quản lý thu chi ngân sách

mua sắm và sử dụng tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Hà

Nội: NXB Tài chính.

2. Bộ Tài chính, 2003. Các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN

năm 2002.Hà Nội: NXB Tài chính.

3. Bộ Tài chính, 2006.Chế độ kế toán HCSN. Hà Nội: NXB Tài chính.

4. Bộ Tài chính, 2007.Một số vấn đề về kinh tế - tài chính Việt Nam.Hà

Nội: NXB Tài chính.

5. Bộ Tài chính, 2008.Chiến lược phát triển KBNN tới năm 2020.Hà

Nội: NXB Tài chính.

6. Bộ Tài chính, 2008.Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ

KBNN.Hà Nội: NXB Tài chính.

7. Bộ Tài chính, 2007.Quyết định số 14/QĐ/BTC ban hành mẫu biểu

báo cáo NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Hà Nội.

8. Bộ Tài chính, 2009.Thông tư số 130/2009/TT-BTC ngày 24/6/2009

quy định hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo Quyết định số 120/2008/QĐ- BTC ngày 22/12/2008. Hà Nội.

9. Bộ Tài chính, 2009. Hệ thống mục lục NSNN.Hà Nội: NXB Tài chính.

10. Bộ Tài chính,2010. Thông tư 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của

Bộ Tài chính, qui định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN. Hà Nội.

11. Bộ Tài chính, 2007.Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Hà Nội.

12. Bộ Tài chính, 2012, Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012

của BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007. Hà Nội.

14. Bộ Xây dựng, 2007. Thông tư 06/2007/TT- BXD ngày 25/07/2007 của

Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng) cho các chủ đầu tư, BQLDA. Hà Nội.

15. Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2007. Giáo trình quản lý tài

chính công.Hà Nội: NXB Tài chính.

16. Chính phủ, 2005. Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình Chính phủ ban hành ngày 7/2/2005.Hà Nội.

17. Chính phủ, 2007. Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình.Hà Nội.

18. Chính phủ, 2010. Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính

phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Hà Nội.

19. Chính phủ, 2010. Nghị định số 207/2010/NĐ-CP ngày 11/12/2013

của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ- CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Hà

Nội.

20. Chính phủ, 2009. Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của

Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hà Nội.

21. Chính phủ, 2009. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày15/10/2009 hướng

dẫn thi hành luật đầu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng. Hà

Nội.

22. Chính phủ, 2010. Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp

đồng trong hoạt động xây dựng. Hà Nội.

23. Chính phủ, 2013. Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013

của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điều của NĐ số 48/2010 NĐ-CP ngày 07/05/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Hà Nội.

24. Phạm Chí Hiếu, 2010. Quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà

Tĩnh. Học viện chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

26. Phùng Văn Hùng, 2006. Nâng cao vai trò của chính quyền cấp huyện

trong lĩnh vực NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn thạc sĩ, Đại học Tài chính kế toán, Hà Nội.

27. Kho bạc Nhà nước huyện Ba Vì, 2012-2014. Báo cáo quyết toán tại

từ năm 2012-2014.Hà Nội.

28. Kho bạc Nhà nước, 2007. Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày

21/08/2007 về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.Hà Nội.

29. Kho bạc Nhà nước, 2007. Quyết định 1116/QĐ-KBNN ngày

24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN.Hà Nội.

30. Kho bạc Nhà nước, 2007.Quyết định số 1539/QĐ-KBNN ngày

11/12/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc sửa đổi bổ sung quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN.Hà Nội.

31. Kho bạc Nhà nước, 2009.Quyết định số 686/QĐ-KBNN ngày

18/08/2009 của Tổng giám đốc KBNN Về việc Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.Hà Nội.

32. Kho bạc Nhà nước , 2010.Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình

xây dựng và phát triển. Hà Nội.

33. Kho bạc Nhà nước, 2012. Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày

20/04/2012 về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. Hà Nội.

34. Phạm Văn Khoan, 2007. Giáo trình quản lý tài chính công. Hà Nội :

NXB Tài chính.

35. Trần Quý Liên, 2006. Giáo trình nguyên lý kế toán. Hà Nội : NXB

Tài chính.

36. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật Xây

37. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Đấu

thầu. Hà Nội.

38. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Đầu

tư. Hà Nội.

39. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003. Luật kế

toán. Hà Nội.

40. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật Đấu

thầu, sửa đổi, 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. Hà Nội.

41. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật Đầu

tư công, 49/2014/QH13 ngày 18/06/2014.Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật Đầu

tư sửa đổi, 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.Hà Nội.

43. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật

Ngân sách Nhà nước. Hà Nội.

44. Vĩnh Sang, 2014. Quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua

KBNN : 7 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện. Tạp chí quản lý Ngân quỹ

Quốc gia, số 139+140, trang 50-54.

45. Vũ Hồng Sơn, 2007. Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư

XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc KBNN. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh

tế.

46. Vũ Hồng Sơn và Lê Văn Hưng, 2013. Giáo trình NSNN. Trường Đại

học kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

47. Lê Thị Hồng Tâm, 2013. Tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư-

những vấn đề rút ra từ thực tiễn. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 132, trang

22-23.

48. Đặng Văn Thanh, 2001. Margery Leach. Tài chính công. Hà Nội:

NXB Tài chính.

49. Võ Xuân Tịnh, 2013. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát

chi đầu tư công qua KBNN Quảng Trị. Đề tài cấp Ngành. Kho bạc NN Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 103 - 110)