Kinh nghiệm quản lý chi NSNN tạiKBNN Đan Phượng

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 45 - 47)

Đan Phượng là huyện nhỏ nhất cả Thành phố Hà Nội, nằm ở phía Tây Bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Ba Vì. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng , sông Đáy chảy qua. Đan Phượng có số khu vực hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất nhưng về mảng văn hóa giáo dục cũng thuộc hạng đầu của TP Hà Nội.

Bảng 1.2. Số liệu chi NSNN huyện Đan Phượng từ năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chi NSNN

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng chi 2012-

2014 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ % Tổng chi NSNN 1.106 100 1.186 100 1.325 100 3.617 100 Chi thường xuyên 483 44 495 42 568 43 1.546 43

Chi đầu tư 124 11 142 12 205 15 471 13

Chi khác 499 45 549 46 552 42 1.600 44

Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Đan Phượng từ năm 2012-2014

Chi cân đối ngân sách của Huyện qua các năm đều không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, đối với chi đầu tư XDCB, nguồn vốn để cân đối chi đầu tư có tỷ trọng từ nguồn thu tiền sửu dụng đất nên tính ổn định lâu dài không cao. Chi thường xuyên hàng năm đều tăng nhưng cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu các nhiệm vụ thường xuyên. Số chi chuyển nguồn chiếm tỷ trọng lớn, việc thực hiện các khoản chi chậm làm cho hiệu quả của khoản chi không cao.

Trong quản lý chi thường xuyên: về cơ bản điều hành, quản lý chi ngân sách đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Kinh phí chi thường xuyên được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích. Các đơn vị sử dụng ngân sách với việc được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí đã chủ động hơntrong điều hành ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí; các đơn vị đã xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ, đưa ra được các phương án tiết kiệm chi thường xuyên để nâng cao thu nhập cho cán bộ và đầu tư mua sắm trang thiết bị cần thiết.

còn một số điểm hạn chế: việc xây dựng kế hoạch vốn hàng năm còn dàn trải, việc đầu tư vào những công trình chưa thực hiện sự hiệu quả. Trong quản lý chi thường xuyên: trình độ lập dự toán của các đơn vị còn hạn chế, chủ yếu dựa vào số liệu năm trước và số áp đặt chỉ tiêu của cấp trên; việc chấp hành dự toán chi thường xuyên chưa thật hiệu quả như ngân sách chuyển giao kỹ thuật, sự nghiệp môi trường- công cộng: vẫn tồn tại tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên và chủ yếu ở lĩnh vực hành chính…

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 45 - 47)