Ứng dụng mạng internet trong quản lý, điều hành, kiểm soát, thanh toán và xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 98)

cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu - chi NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu - chi NSNN theo thời gian thực. Tăng cường sử dụng hình thức quản lý, chỉ đạo điều hành công việc, trao đổi thông tin, báo cáo trên mạng internet và intranet trong nội bộ hệ thống KBNN.

Hiện đại hóa công tác thanh toán của KBNN trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo hướng tự động hóa và tăng tốc độ xử lý các giao dịch; đảm bảo dễ dàng kết nối, giao diện với các hệ thống ứng dụng khác. Xây dựng hệ thống thanh toán tập trung trong nội bộ KBNN trong điều kiện triển khai TABMIS. Hoàn thiện công tác thanh toán chuyển tiền điện tử trong hệ thống KBNN; tham gia thanh toán điện tử song phương giữa KBNN với các đơn vị thanh toán.

Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp với TABMIS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.

4.2.8.Xây dựng, thực hiện cam kết chi đối với đơn vị thụ hưởng NSNN Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS như: thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho Chính phủ, kiểm soát cam kết chi, thanh toán theo lô,...(theo thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN). Từng bước chuyển dần việc quản lý, kiểm soát chi NSNN theo yếu tố đầu vào sang thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo các nhiệm vụ và chương trình ngân sách. Thực hiện phân loại các khoản chi theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro. Thực hiện trao đổi thông tin với các đơn vị sử dụng NSNN và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và cấp mã cho các đơn vị sử dụng NSNN, mã các đơn vị có quan hệ với NSNN phù

90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của Bộ Trưởng Bộ Tái chính, quyết định số 990/QĐ-KBNN ngày 24/11/2008 của Tổng Giám đốc KBNN).

4.3.Một số kiến nghị đối với Chính phủ, KBNN Việt Nam 4.3.1. Hoàn thiện về luật ngân sách nhà nước và các chính sách

Luật NSNN là luật rất quan trọng trong Hệ thống pháp luật, tuy nhiên về chi NSNN mới chỉ thể hiện rất chung trong Luật NSNN. Trong khi đó thu NSNN được cụ thể hoá thành các luật thuế và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi bởi cơ quan lập pháp tối cao là Quốc hội thì chi NSNN chỉ được quy định chung trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn nên tính chất pháp lý chưa cao.

Việc phân bổ Ngân sách, định mức chi cũng như thực hiện kế hoạch chi NSNN được quy định phải công khai, song vấn đề này chỉ thực hiện ở đơn vị thụ hưởng NSNN. Chính vì vậy việc phân bổ quản lý chi NSNN còn thiếu mặt kiểm tra, kiểm soát và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xin, cho” làm cho việc chấp hành kỷ luật Ngân sách không nghiêm và sử dụng Ngân sách kém hiệu quả.

Do vậy cùng với việc hoàn thiện hệ thống các luật về thu NSNN (hoàn thiện việc cải tiến Thuế bước hai và xây dựng pháp luật về các loại thu quỹ, phí, lệ phí). Cần nghiên cứu hoàn thiện các Luật về chi NSNN, cần cụ thể hoá các nội dung chi hiện đã được quy định rất chung trong luật NSNN thành các Luật chuyên về từng nội dung chi, thậm chí về những khoản chi quan trọng. Như vậy việc xây dựng pháp luật liên quan đến chi tiêu NSNN có tính chất cấp bách trong công tác xây dựng, hoàn chỉnh pháp luật về tài chính nói chung.

Sửa đổi, bổ sung Luật NSNN phải bảo đảm tính đồng bộ, khoa học, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn tại Việt Nam. Luật NSNN cần phải có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hoá trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đảm bảo cho Luật NSNN đề cao được quyền làm chủ của các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực tài chính-ngân sách. Ví dụ về dự toán NSNN cần sửa theo hướng: Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chương trình thống nhất để KBNN thực hiện (thông tư 107/2008/TT-BTC). Phân bổ dự toán NSNN được thực

Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và đưa ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.

Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN hiện hành tuy đã được bổ sung, sửa đổi, nhưng vẫn còn những tồn tại, làm hạn chế kết quả hoạt động của NSNN và tạo ra tình trạng lỏng lẻo, phá vỡ kỷ luật, kỷ cương tài chính. Do đó, cơ chế quản lý NSNN, đặc biệt là cơ chế kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được đổi mới để phù hợp với tình hình mới và phải đạt các mục tiêu cơ bản như:

- Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách mới như khoán chi hành chính, cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu,…

- Bảo đảmsử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của Nhà nước. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Cần làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách cấp đúng mục đích, đúng luật pháp và có hiệu quả. Đặc biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện chuẩn chi là Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và những người được uỷ quyền, còn KBNN là vai kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu, kế toán các khoản chi tiêu đó.

giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

- Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản luôn được coi là lĩnh vực khá phức tạp, có nhiều yếu tố tác động, cơ chế chính sách lại chưa ổn định, trình độ tổ chức năng lực cán bộ của Ban Quản lý dự án còn hạn chế và chưa đồng đều. Mặt khác, sản phẩm xây dựng cơ bản là sản phẩm đơn chiếc, quy mô lớn, thời gian tạo sản phẩm dài, nhiều cơ quan, nhiều người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm này, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nếu không được kiểm soát chặt chẽ dễ gây lãng phí, thất thoát tiền vốn của Nhà nước…Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ vốn giải ngân nhưng vẫn đảm bảo các khoản chi tiêu đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án đã được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành. Qua công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư sẽ làm cho các chủ đầu tư hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo. Chính vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách, chế độ về quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN phù hợp với Luật Xây dựng và trên nguyên tắc, xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung kiểm tra và chu trình luân chuyển chứng từ một cách nhanh gọn, tránh qua nhiều khâu trung gian không cần thiết. Kết hợp kiểm tra hồ sơ thanh toán với khảo sát, nắm tình hình thực tế tại hiện trường. Điều hành một cách linh hoạt và nhanh chóng vốn đầu tư trong toàn hệ thống được thông suốt.

Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi NSNN.

Triệt để thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán được duyệt, tiến tới tất cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán (bãi bỏ hình thức cấp bằng lệnh chi tiền). Đồng thời, mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương thức quản lý và kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp có thu; quản lý cấp phát NSNN theo kết quả đầu ra của công việc,… Sự kết hợp giữa cấp phát, kiểm soát chi theo dự toán và khoán chi

vì quản lý theo đầu vào như hiện nay.

Một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng xét về tổng thể thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn chưa đồng bộ, nhiều định mức đã quá lạc hậu, thậm chí có lĩnh vực chi chưa xác định được mức chi tiêu. Tình trạng này dẫn đến việc lập, duyệt dự toán không có căn cứ chắc chắn; tình trạng chi ngoài dự toán diễn ra khá phổ biến; KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi; đơn vị dự toán thường phải tìm cách để hợp pháp hoá các khoản chi cho phù hợp với những tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu, nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính. Mặt khác một số chế độ, chính sách của Nhà nước về chi NSNN còn chưa phù hợp, đặc biệt là đối với các chính sách đầu tư cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn và nghèo đói.

4.3.2 Hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống KBNN

Đầu tư trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại và đồng bộ

Hiện đại hoá quy trình công nghệ KBNN là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng. Vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng được hệ thống mạng thông tin nhanh nhạy, ổn định từ trung ương đến cơ sở, đủ sức truyền tải mọi thông tin hoạt động cần thiết, phục vụ công tác quản lý, điều hành. Cần xây dựng và hoàn thiện các chương trình quản lý nghiệp vụ chủ yếu và nối mạng trong toàn hệ thống; xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác kế toán, thanh toán, đặc biệt là công tác quản lý chi NSNN. Cùng với việc kết nối mạng thông tin, thanh toán trong toàn hệ thống, KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính, xây dựng và triển khai đồng bộ có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc (TABMIS), thông qua chương trình này, nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN, trước mắt là phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN.

Xây dựng các quy trình công nghệ theo hướng hiện đại và chuẩn mực quốc tế.

KBNN có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nền kinh tế nói chung và công tác điều hành NSNN nói riêng. Một trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là làm thế nào để hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, vì gây nhiều lãng phí cho xã hội và là mầm mống của tiêu cực. Nhà nước cần kiên quyết chấn chỉnh và ban hành các văn bản quy định có tính pháp lý cao về chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định rõ đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, định mức sử dụng tiền mặt. Điều này không những có ý nghĩa giảm bớt chi phí lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế, mà còn tạo khả năng cho KBNN thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN trong các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Cần xây dựng Luật thanh toán, theo đó có chế tài đủ mạnh bắt buộc các đơn vị và mọi đối tượng sử dụng NSNN có điều kiện phải mở tài khoản và nhận lương qua tài khoản mở tại các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng chi bằng tiền mặt từ NSNN, kiểm soát được thu nhập để hạn chế các tiêu cực và là cơ sở để tính toán thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời có chế tài bắt buộc các đơn vị phải thanh toán chuyển khoản chi tiêu thường xuyên NSNN, hạn chế và tiến tới chấm dứt thanh toán bằng tiền mặt.

Việc phân tích những giải pháp và nêu ra một số kiến nghị cho thấy để nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN ở KBNN đòi hỏi phải nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Từ những giải pháp mang tính định hướng đến những giải pháp cụ thể như đổi mới và hoàn thiện quy trình lập, duỵêt và phân bổ quyết toán Ngân sách, đổi mới phương thức quản lý cấp phát, các khoản chi thường xuyên NSNN. Đặc biệt là cách thay đổi tư duy của các đơn vị thụ hưởng Ngân sách và các đơn vị quản lý, kiểm soát chi NSNN của KBNN. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nói trên đòi hỏi phải có những giải pháp cần thiết về cơ sở pháp lý, chất lượng dự toán, trình độ công nghệđặc biệt là năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ cán bộ KBNN.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, từ những phương diện lý luận và thực tiễn công việc đang thực hiện, đề tài đã phân tích, làm rõ thêm về quản lý chi NSNN, vai trò, vị thế và trách nhiệm của KBNN trong việc quản lý và kiểm soát chi NSNN, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các đơn vị sử dụng NSNN trong quá trình chi tiêu NSNN. Thông qua đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì.

Quản lý chi NSNN là một vấn đề lớn hết sức khó khăn, song hiện nay chúng ta đã có Luật NSNN. Đổi mới quản lý chi NSNN là một đề tài có phạm vi rộng, phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Đây là một vấn đề mới và phức tạp, nhạy cảm, có phạm vi rộng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)