Sử dụng phương pháp tổng hợp

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 49)

Tác giả đã sử dụng phương pháp này để thu thập, tổng hợp số liệu về số liệu về tình hình quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại KBNN Ba Vì giai đoạn 2012- 2014. ( Cụ thể xem bảng 3.1 trangvề chi NSNN tại KBNN Ba Vì)

Đối với số liệu chi thường xuyên: Tác giả thu thập số liệu chi NSNN trên báo

cáo chi NSNN của phòng Kế toán KBNN Ba Vì thực hiện.

Đối với số liệu chi đầu tư : Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp trên báo cáo

tổng hợp các đơn vị giao dịch trên địa bàn Huyện Ba Vì. ( Cụ thể xem bảng 3.2 trangvề cơ cấu chi NSNN và bảng 3.3 trangvề kết quả từ chối chi NSNN tại KBNN Ba Vì)

Với số liệu tại biểu trên, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Phòng Kế toán. Số đơn chưa chấp hành, số món thanh toán chưa đủ thủ tục, số tiền từ chối thanh toán được phòng Kế toán tổng hợp

theo dõi chi tiết và được tổng hợp theo từng tháng, quý, năm. 2.2.3. Sử dụng phương pháp phân tích

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì. Phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.4. Sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ

Phương pháp so sánh dùng để so sánh dự toán được cấp có thẩm quyền giao so với số đã thanh toán, chi trả để tiến hành so sánh tỷ lệ phần trăm thanh toán so với dự toán giao. Để đánh giá kết quả cũng như tiến độ thực hiện quản lý chi NSNN trong năm ngân sách. Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt bao nhiêu %, hoàn thành hay chưa hoàn thành kế hoạch năm.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Điạ điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại KBNN Ba Vì.

- Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014. 2.4. Các bước thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1 và chương 3. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, chế độ chính sách về công tác quản lý chi NSNN như:

Luật Ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 12 năm 2002; Luật kế toán số 03/2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003, Thông tư sô 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của BTC hướng dẫn thực hiện NĐ số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiêt và hướng dẫn Luật NSNN. Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của BTC về việc ban hành hệ thống MLNS Nhà nước. Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính Nhà nước.

Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004(Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoản XI, thông qua ngày 26/11/2003); Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2013); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chon nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng; Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ về bổ sung, sửa đổi một số điều của NĐ số 48/2010/NĐ- CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 02 năm 2014).

Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20 tháng 04 năm 2012 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước về việc ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập số liệu trên sách viết về KBNN và NSNN, các báo, tạp chí như tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân quỹ Quốc gia; dựa trên các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn.

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng trong chương 1.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì giai đoạn 2012-2014. Tiến hành phân tích thực trạng quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết, báo cáo 13 tháng do phòng Kế toán KBNN Ba Vì tổng hợp; báo cáo công tác quản lý chí NSNN tại KBNN Ba Vì. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương này tác giả sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích tỷ lệ để thu thập thông tin, phân tích số liệu về tình hình quản lý chi NSNN, đánh giá cụ thể những kết quả làm được, những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN giai đoạn 2012-2014.

Phân tích đánh giá những mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những khoảng trống, những điểm mới của các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN tại KBNN Ba Vì.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 4. Trong bước này tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên các văn bản, chế độ chính sách, định hướng của KBNN, dựa vào tài liệu trên cổng thông tin của Bộ Tài chính, Cổng thôngtin KBNN, bài viết về hoạt động của KBNN và KBNN Ba Vì, trên các tạp chí để đưa ra những nhận định, đề xuất những giải pháp tăng cường công tác quản lý chi NSNN những năm tiếp theo.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích để trình bày các nội dung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA VÌ GIAI ĐOẠN 2012-2014

3.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Ba Vì

3.1.1 Những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Ba Vì

Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội với dân số hơn 265.000 người. Huyện Ba Vì được thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đường Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8năm2008, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội.

Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng như các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trước đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên là 454,08ha và dân số 2.701 người của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì được sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.

Hiện tại, Huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: ( có 7 xã miền núi).

Là một vùng đất bán sơn địa, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ dân trí thấp,kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Ba Vì là một huyện với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được bảo đảm. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện Ba Vì bình quân đạt

30%, thu NSNN bình quân 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014, tổng thu NSNN của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại- dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 3.500 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang có xu 3 hướng đô thị hóa là: Hình thành các trung tâm công nghệp, thương mại, dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các xã ven thị trấn tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Qui mô giáo dục của huyện phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 115trường học từ mầm non đến trung học phổ thông. Các ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn huyện ngày càng tăng

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN Ba Vì

Kho bạc Nhà nước Ba Vì thành lập ngày 01/01/1990 theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 01 năm 1990, thành lập hệ thống KBNN trực thuộc BTC trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nước về BTC

Khi mới thành lập KBNN Ba Vìlà một Kho bạc rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề vì số lượng cán bộ ít, trình độ cán bộ nhiều hạn chế do cán bộ từ rất nhiều nơi chuyển đến và một số ít là sinh viên mới ra trường, tổng số cán bộ khi đó là 17 người, trụ sở còn nhỏ, các đơn vị đăng ký giao dịch chỉ có vài chục đơn vị. Trải qua 24 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy KBNN Ba Vìkhông ngừng được củng cố, hoàn thiện và phát triển về chất lượng, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Kho bạc ngày càng được nâng cao. KBNN Ba Vìđã được làm việc tại trụ sở mới trên 1000 m2 xây 2 tầng tại địa chỉ phố Trần Hưng Đạo - Thị trấn Tây đằng - huyện Ba Vì từ cuối năm 2002. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị, tổng số cán bộ hiện tại vẫn là 17 người được sắp xếp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Ba Vì

Nguồn: Kho bạc Nhà nước Ba Vì.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thanh toán cho các ĐVSDNS trên địa bàn quận nên khối lượng công việc tương đối lớn, thu chi NSNN diễn ra thường xuyên, liên tục. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, KBNN Ba Vì luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Đồng thời Kho bạc cũng luôn chăm lo bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

3.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012- 2014 2012- 2014

3.2.1. Phân công nhiệm vụ quản lý chi NSNN ở KBNN Ba Vì

Quản lý chi NSNN: Nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN là một trong những chức năng, nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu của KBNN. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, trong các đơn vị KBNN cần phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đồng thời

Tổ Kế hoạch - Hành chính Bảo vệ Tổ Kế Toán Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ Kho quỹ GIÁM ĐỐC

sắp xếp bố trí cán bộ theo một dây chuyền nhằm thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc theo các chế độ, quy trình nghiệp vụ. Dây chuyền công việc bao gồm từ lãnh đạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm soát, phê duyệt các khoản chi NSNN các cấp đến các công chức chuyên môn nghiệp vụ tại các bộ phận chuyên trách cụ thể như: Bộ phận kế hoạch tổng hợp theo dõi tình hình phân bổ, bố trí dự toán NSNN, tổng hợp tình hình thực hiện chi NSNN, điều hòa vốn đảm bảo nhu cầu thanh toán của NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi các CTMT thuộc nguồn vốn NSNN; Bộ phận Kế toán chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán NSNN, công tác thanh toán chi NSNN, tổng hợp số liệu chi NSNN phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành NSNN và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các khoản chi thường xuyên của NSNN; Bộ phận thanh toán vốn đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát phân bổ bố trí NSNN cho các nguồn vốn đầu tư XDCB, CTMT…, tổng hợp tình hình phân bổ, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn đầu tư XDCB, tham mưu đề xuất trong lĩnh vực quản lý, điều hành vốn đầu tư XDCB và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các khoản chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN và vốn nước ngoài; Bộ phận Kho quỹ chịu trách nhiệm tổ chức công tác thanh toán các khoản chi trả của NSNN bằng tiền mặt.

- Kiểm soát chi NSNN và chi thường xuyên: Trong thời kỳ từ 1990 - 1996. Nhìn chung trong giai đoạn này cơ chế quản lý cấp phát chi NSNN vẫn được thực hiện theo tinh thần Nghị định số 168/CP của Hội đồng Chính phủ được ban hành từ năm 1961, thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Do vậy, trong công tác quản lý điều hành chi NSNN còn bộc lộ khá nhiều điểm bất hợp lý, đó là: cơ quan tài chính ra lệnh cấp phát; KBNN thực hiện xuất quỹ NSNN theo lệnh của cơ quan tài chính; đơn vị thụ hưởng thực hiện việc chi tiêu. Do vậy, thực

Một phần của tài liệu Quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước ba vì luận văn ths (Trang 49)