0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thể thơ cổ phong

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU (Trang 84 -86 )

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Thể thơ cổ phong

Thơ cổ phong, còn gọi là thơ cổ thể là thể thơ xuất hiện vào đời Đông Hán (25 - 220), trước đời nhà Đường. Cổ phong vốn là tên gọi của người đời sau đối với các thể thơ có từ trước đời Đường. Cái tên này cũng được dùng để chỉ những bài thơ trong và sau đời Đường mà không dùng niêm, luật chặt chẽ như trong thơ Đường. Một số đặc điểm của thơ cổ phong đó là:

- Không có niêm luật và đối chặt chẽ như thơ Đường (có thể dùng vần bằng hoặc vần trắc; cũng có thể dùng vần bằng, trắc xen kẽ; không theo quy định nào về phối thanh bằng, trắc; các câu thơ có thể đối hoặc không đối nhưng nếu đã đối thì phải đối cho thật chỉnh).

- Số chữ trong dòng, số dòng trong một bài thơ cổ phong tương đối linh hoạt. Có bài mỗi dòng có bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, hay bảy chữ. Nhưng phổ biến hơn cả vẫn là năm chữ và bảy chữ.

- Một bài thơ cổ phong không hạn chế số dòng. Mỗi bài thơ có thể từ bốn dòng đến tám dòng, cũng có bài sáu dòng hoặc mười dòng.

- Những bài thơ cổ phong dài quá tám dòng được gọi là trường thiên cổ phong. Khi số chữ trong dòng của bài thơ ít nhiều khác nhau được gọi là tạp ngôn.

- Tuy không cần niêm luật nhưng thơ cổ phong vẫn cần âm hưởng và tiết tấu. Cách gieo vần trong thơ cổ phong có thể độc vận hay liên vận. Có thể cứ hai câu, bốn câu hoặc tám câu là đổi vần.

Để xác định một bài thơ bát cú hay tứ tuyệt được viết theo thể Đường luật hay cổ phong, người ta sẽ căn cứ vào bài thơ đó có đúng niêm, luật và đối hay không.

Nếu so với thể thơ Đường luật thì thể thơ cổ phong không được sử dụng nhiều vào việc biểu đạt cảm hứng về quê hương trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Thể thơ cổ phong là thể thơ tương đối tự do. Những bài trường thiên cổ phong chủ yếu được Nguyễn Du sử dụng để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc đời, về con người với tứ thơ khi thì hào mại, sảng khoái khi sống một cuộc sống không cần lo nghĩ trên mảnh đất quê hương (Hành lạc từ), khi thì đau lòng, thấu hiểu, cảm thông cho số phận con người (Long thành cầm giả ca, Phản chiêu hồn, Thái Bình mại ca giả, Sở kiến hành…). Những bài thơ này luôn có sự đan xen, kết hợp giữa cảm xúc và lí trí. Thể thơ này giúp cho Nguyễn Du không bị bó hẹp cảm xúc trong việc miêu tả hay phô diễn mà nó có xu hướng mở rộng hoặc nâng cao do sự liên tưởng từ hiện tượng này đến hiện tượng khác, từ sự vật này đến sự vật khác.

Trong các bài thơ trường thiên cổ phong, ta thấy việc biểu lộ cảm xúc, tâm trạng của Nguyễn Du được thể hiện một cách thoái mái hơn. Bởi lẽ, so với thơ Đường luật vốn có quy định chặt chẽ về số câu, số chữ, cách gieo vần, niêm, luật… thì thơ cổ phong có kết cấu linh hoạt hơn: “Thể thơ này chỉ cần có vần (hoặc bằng, hoặc trắc, mà không cần đối nhau hay không cần theo một niêm luật bằng trắc nhất định nào cả)”. [50, tr. 214]

Trong một số bài thơ có cảm hứng về quê hương cũng thuộc thể cổ phong như Tái du Tam Điệp sơn, Độ Phú Nông giang cảm tác, Ký giang bắc Huyền Hư Tử, Mạn hứng, Thu chí, Sơn Đường dạ bạc,…, dường như cách thể hiện nỗi nhớ của Nguyễn Du không khác nhiều so với cách thể hiện nỗi nhớ trong các bài thơ Đường luật, cũng là tức cảnh sinh tình, nhìn cảnh vật rồi suy nghĩ về cuộc đời, nhớ về quê hương. Hầu hết mỗi bài thơ cũng được viết từ 6 đến 8 câu và không phải cả bài thơ đều ca ngợi vẻ đẹp của quê hương hay nỗi nhớ quê. Các câu thơ nói đến nỗi nhớ quê hương được đặt linh hoạt ở nhiều vị trí, có khi ở đầu bài thơ:

Trường An khứ bất tức, Hương tứ tại thiên nha.

(Rời Trường An đi mãi chưa về, Lòng nhớ quê ở tận chân trời.) (Ký giang bắc Huyền Hư Tử) Có khi ở câu 5, 6:

Ỷ bồng thiên lí vọng,

Hợp nhãn cách niên ti (tư).

(Dựa mui thuyền trông ra nghìn dặm,

(Sơn Đường dạ bạc) Hoặc ở hai câu cuối:

Hồi thủ Lam giang phố, Nhàn tâm tạ bạch âu.

(Ngoảnh về đến sông Lam,

Lòng muốn nhàn đành phải tạ từ cùng chim âu trắng.) (Thu chí)

Cũng có khi quê hương xuất hiện trong cả hai cặp câu:

Túc hữu ái sơn tích, Biệt hậu tứ hà như. Lai đáo Tiềm Sơn lộ, Uyển như Hồng Lĩnh cư.

(Ta vốn có tính yêu núi,

Sau ngày xa quê xa nhà, nhớ biết chừng nào! Hôm nay đi trên đường Tiềm Sơn,

Tưởng như đang ở trong dãy Hồng Lĩnh. (Tiềm Sơn đạo trung)

Như vậy, các bài thơ trường thiên cổ phong được Nguyễn Du sử dụng vào mục đích khác chứ không để biểu đạt cảm xúc đối với quê hương. Còn các bài thơ thất ngôn cổ phong hay ngũ ngôn cổ phong vẫn có cảm hứng về quê hương, được sử dụng để bày tỏ tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Hồng Lĩnh, với Thăng Long và với cả đất nước.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU (Trang 84 -86 )

×