Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh

Một phần của tài liệu cảm hứng về quê hương trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 88 - 121)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh

3.2.1. Từ ngữ

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, chủ thể trữ tình nhìn vào đâu cũng cảm thấy mờ mịt, bế tắc, luôn mang mặc cảm tha hương. Tác giả cảm nhận, nghĩ về quê nhà bằng thị giác, thính giác, bằng cả tâm hồn vủa một người con xa quê. Một hệ thống các từ ngữ nằm trong trường nghĩa quê hương được tác giả thể hiện rất rõ khi gắn với cuộc đời phiêu dạt, số phận long đong của nhà thơ.

Trong ba tập thơ chữ Hán, hệ thống các danh từ chỉ tình cảm của Nguyễn Du dành cho quê hương hều hết là những danh từ chỉ thời gian, không gian, danh từ chỉ dòng nước mắt.

Nỗi nhớ quê nhà khi xa quê được Nguyễn Du gửi gắm trong những bài thơ chữ Hán không phải là những triết lí về cuộc đời mà nó là tâm hồn, là cõi lòng sâu kín của thi nhân.

tiếng vọng tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Ngay cả khi sống ở Tiên Điền, nhà thơ cũng nhiều lần chọn những thời điểm này để bộc lộ tâm trạng của mình. Có những bài thơ lấy ngay danh từ chỉ thời gian buổi chiều và ban đêm làm tiêu đề như: Thanh Quyết giang vãn diếu, Hán Dương vãn diểu, Xuân dạ, Thu dạ, Thôn dạ, Dạ hành, Dạ tọa, Sơn đường dạ bạc, Tam Giang khẩu đường dạ bạc,… Những câu thơ xuất hiện các danh từ vãn, mộ, tịch, dạ…

gợi cảm hứng về quê hương chiếm số lượng lớn: - Trường đồ nhật mộ tân du thiểu.

(Đường dài, trời chiều, bạn mới ít.) (U cư II)

- Hà xứ không khuê thôi mộ châm.

(Nơi đâu tiếng chày đập vải của người khuê phụ phòng không giục giã buổi chiều hôm.)

(Thu dạ II)

- Triều môn ngư tống tịch dương thuyền.

(Nhà chài đẩy thuyền ra lúc thủy triều dâng buổi xế chiều.) (Thanh Quyết giang vãn diếu)

- Thành ngoại sơn sơn giai mộ sắc.

(Các ngọn núi ngoài thành đều nhuốm sắc hoàng hôn.) (Tạp ngâm)

- Cô thành nhật mộ khởi âm vân.

(Chiều tà trên thành lẻ loi mây đen nổi.) (Ngẫu đắc)

- Nhật mộ hương quan cộng nhất sầu.

(Trời chiều ai cũng chung một mối sầu nhớ quê hương.) (Hán Dương vãn diểu)

- Vãn thụ uất thương thương.

(Cây trong chiều hôm cứ xanh ngăn ngắt.) (Tương giang dạ bạc)

Xa quê, mỗi khi chiều về, như cánh chim muốn tìm về tổ ấm, nhà thơ lại nhìn ra xa xăm tìm đường về quê. Buổi chiều và ban đêm chính là thời gian gợi nhiều xúc cảm nhất. Đó là thời khắc con người cảm nhận về mình rõ hơn bao giờ hết. Chính trong những thời điểm ấy, cảm hứng về quê hương lại dâng lên trong lòng Nguyễn Du.

- Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm.

(Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than.) (Thu thanh nhất dạ độ Lam hà.

(Tiếng thu một đêm vượt qua sông Lam.) (Tạp ngâm I)

- Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê.

(Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man.) (Ngẫu hứng I)

- Mãn địa phồn thanh man dạ vũ.

(Đêm mưa nghe tiếng mưa sầm sập khắp mặt đất.) (Ngẫu thư công quán bích II)

- Thiên lí hương tâm dạ cộng trường.

(Lòng nhớ quê nơi ngàn dặm xa cùng dài với đêm dài.) (Ngẫu hứng II)

- Bạch địa đình trì dạ sắc không.

(Sân thềm trống trơn, màn đêm tĩnh lặng.) (Ngẫu đề)

- Hà xứ thu thanh tac dạ văn.

(Đêm qua nghe tiếng thu ở chốn nào.) (Thu nhật ký hứng)

- Ðề viên triệt dạ bi.

(Tiếng vượn sẽ kêu buồn suốt đêm.) (Sơn Đường dạ bạc)

Có những bài thơ thời gian ban đêm được nhắc lại hai lần: - Tịch liêu lương dạ dữ thùy đồng…

…Thú cổ hàn xâm hạ dạ phong.

(Đêm đẹp và vắng lặng biết cùng ai tâm sự?...

…Cái lạnh của tiếng trống đồn canh xâm nhập vào luồng gió đêm hè.) (Trệ khách)

- Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?... …Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm.

…Mùa xuân theo mưa gió mà chìm trong đêm sâu.) (Xuân dạ)

- Phù âu tĩnh túc noãn sa tân… …Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu.

(Chim âu ngủ đêm trên bãi cát ấm…

…Đêm đen tối, lúc này là lúc nào, mãi không thấy sáng.) (Dạ hành)

- Cố quốc quan sơn ký dạ già… … Bán dạ giang thành suy “Lạc hoa”.

(Tình sông núi quê hương gởi vào tiếng kèn ban đêm… … Nửa đêm bên giang thành, thổi khúc “hoa mai rụng”.) (Đại tác cửu thú tư qui II)

Khi xa quê hương, phải sống tha hương nơi quê người, Nguyễn Du luôn coi mình là khách. Vì vậy, những từ khách, du khách, du nhân, hành nhân, chinh khách thường được bắt gặp trong những bài thơ ông viết lúc không sống ở quê nhà. Điều đó chứng tỏ ông không thể hòa nhập được với đất khách, không sao nguôi được nỗi nhớ quê hương:

- Khách tình chí thử dĩ vô hạn.

(Nguồn cảm xúc của lữ khách đến nơi đây thật là vô hạn.) (Mạc phủ tức sự)

- Trệ khách yêm lưu Nam Hải trung.

(Người khách ở lì chốn Nam Hải.) (Trệ khách)

- Tối thị thiên nhai quyện du khách.

(Đáng buồn nhất là người du khách nơi chân trời đã mỏi.) (Thu dạ I)

- Du nhân vô hạn cảm.

(Du khách cảm xúc vô hạn.) (Độ Phú Nông giang cảm tác) - Hành nhân hồi khán xứ, Vô ná cố hương sầu.

Người khách quay đầu nhìn, Nỗi sầu cố hương biết sao đây.)

(Tái du Tam Điệp sơn)

- Hành nhân diệc thê hoàng.

(Người đi đường lòng quặn đau.) (Sở kiến hành)

- Chinh khách nam qui dục đoạn hồn.

(Khách đi đường xa về Nam như muốn dứt hồn.) (Quỉ Môn đạo trung)

Mười năm gió bụi phải lưu lạc xứ người cũng như thời gian ra làm quan với nhà Nguyễn, Nguyễn Du không có cơ hội sống trên mảnh đất quê hương. Vì thế, những danh từ, cụm danh từ như cố hương, gia hương, hương quan, cố quốc… xuất hiện đến 29 lần trong thơ chữ Hán Nguyễn Du như một niềm hoài vọng, một giấc mơ tìm về bên chân trời cũ, tìm về với quê nhà:

- Hồn hề quy lai bi cố hương.

(Hồn ơi về đi thương cố hương.) (Ngẫu thư công quán bích I)

- Cố hương thuần lão thượng kham canh.

(Rau thuần già nơi quê cũ vẫn còn nấu canh được.) (Tống nhân)

- Cố hương cang hạn cửu phương nông.

(Quê hương nắng hạn lâu làm hại việc nông.) (Ngẫu hứng IV)

- Cố hương dĩ cách vạn trùng san.

(Quê nhà đã cách muôn trùng núi.) (Thái Bình thành hạ văn xuy địch) - Dao không thất cố hương.

(Vời trông phía trời xa chẳng thấy quê hương.) (Tương Giang dạ bạc)

- Cố hương không nhất nhai.

(Quê hương một góc trời trống không.) (Đăng Nhạc Dương lâu)

- Ná đắc gia hương nhập mộng tần?

(Tam Giang khẩu đường dạ bạc) - Bắc vọng gia hương thiên tận đầu

(Trông về bắc quê nhà ở tận cuối trời.) (Tân thu ngẫu hứng)

- Vọng vọng gia hương tự nhật biên.

(Trông ngóng quê nhà xa tựa như ở bên mặt trời.) (Nễ Giang khẩu hương vọng)

- Cực mực hương quan tại hà xứ?

(Nhướn mắt nhìn xem quê nhà ở chốn nào?) (Thanh Quyết giang vãn diếu)

- Ngũ canh tàn mộng túc hương quan.

(Trong giấc mộng tàn canh nằm vẫn còn mơ về quê hương.) (Thủy Liên trung tảo hành)

- Thiên nhai cử tửu khánh hương quan.

(Ở nơi chân trời tôi nâng chén rượu mừng cho quê hương tôi.) (Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An)

- Cố quốc hồi đầu lệ.

(Quê cũ ngoái nhìn nước mắt rơi.) (Độ Long Vĩ giang)

- Cố quốc quan sơn ký dạ già.

(Tình sông núi quê hương gởi vào tiếng kèn ban đêm.) (Đại tác cửu thú tư qui II)

Đáng chú ý, có bài thơ Nguyễn Du sử dụng hai từ đều chỉ quê hương:

Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ… …Cố hương đệ muội âm hao tuyệt.

(Dưới bóng trăng một mảnh lòng nhớ quê… …Em trai em gái nơi quê nhà bặt hẳn tin tức.) (Sơn cư mạn hứng)

Cố hương, gia hương trong tâm sự của Nguyễn Du chính là quê hương Tiên Điền, là một Hồng Lĩnh mà thi nhân thường nhắc tới với bao trìu mến nhớ nhung.

Để tô đậm khoảng cách về không gian giữa quê người và quê mình, Nguyễn Du đã sử dụng những từ thiên lí, vạn lí nhằm nhấn mạnh sự xa xôi, cách trở với quê hương trong thời gian nhà thơ lưu lạc hay ra làm quan:

- Dao ức gia hương thiên lí ngoại.

(Xa nhớ quê hương ngoài nghìn dặm.) (Mạn hứng I)

- Gia hương thiên lí nguyệt trung tâm.

(Nghìn dặm nhớ quê, lòng gửi theo vầng trăng.) (Xuân dạ)

- Thiên lí xích thân vi khách cửu.

(Thân mình trần trụi ngoài nghìn dặm ở lâu trên đất khách.) (Thu chí)

- Hồng Sơn thiên lí ỷ lan tâm.

(Lòng nhớ Hồng Sơn nơi ngàn dặm trong lúc tựa lan can.) (La Phù giang thủy các độc tọa)

- Trì thảo vị lan thiên lí mộng.

(Ngoài xa nhìn dặm, chưa tàn giấc mộng “cỏ bờ ao”.) (Xuân tiêu lữ thứ)

- Thiên lí hương tâm dạ cộng trường.

(Lòng nhớ quê nơi ngàn dặm xa cùng dài với đêm dài.) (Ngẫu hứng II)

- Thiên lí li gia lữ mộng trì.

(Xa nhà ngoài ngàn dăm, giấc mộng đất khách dài) (Đại tác cửu thú tư quy I)

- Vu đồ thiên lí chính tư qui

(Đường đi vòng quanh ngàn dặm, thêm giục lòng nhớ quê hương.) (Tổ Sơn đạo trung)

- Phong trần vạn lí quốc phong gia.

(Muôn dặm gió bụi, vì nước quên nhà.) (Đại tác cửu thú tư quy II)

- Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ.

(Ngẫu hứng)

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, không ít lần ta bắt gặp danh từ chỉ dòng nước mắt. Nguyễn Du lo cho đời, đau cho đời, cộng thêm việc cuộc đời ông trải qua quá nhiều đắng cay, mất mát nên nhiều lần ông phải chảy nước mắt. Ông khóc thương mình, khóc thương người và khóc thương đời. Một phần những giọt nước mắt ấy là dành cho quê nhà. Trong cả ba tập thơ, có 20 lần Nguyễn Du rơi nước mắt thì có 7 lần rơi lệ vì nhớ quê hương và hoàn toàn tập trung ở Thanh Hiên thi tập. Đây là tập thơ ghi dấu những biến cố đầu đời của thi nhân, cũng là những biến cố dữ dội nhất, là khởi đầu cho quãng đời Nguyễn Du phải sống tha hương, lưu lạc. Vì thế, nỗi đau tha hương càng xoáy sâu vào tâm hồn người con xa quê. Khi nhớ quê đến mức tưởng như không chịu đựng nổi nữa, Tố Như phải khóc, khóc cho vơi đi nỗi nhớ niềm thương với quê hương, người thân, bạn bè:

- Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.

(Tiếng nhạn đầu mùa khơi lại dòng lệ biệt li từ bao năm.) (Sơn cư mạn hứng)

- Ky lữ đa niên đăng hạ lệ.

(Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn.) (Xuân dạ)

- Tang tử binh tiền thiên lí lệ.

(Giọt lệ nghìn dặm khóc cho cuộc binh đao ở quê hương.) (Bát muộn)

Tình cảm Nguyễn Du dành cho quê hương quá lớn nên nỗi nhớ quê khiến nhà thơ bật lên tiếng khóc tạo thành những dòng lệ của người con bất đắc dĩ phải xa xứ.

Tóm lại, với những danh từ chỉ thời gian, danh từ chỉ không gian, danh từ chỉ dòng nước mắt, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được quê nhà luôn là nỗi ám ảnh, thường trực, day dứt trong lòng nhà thơ. Quê hương chính là kí ức, là sự mong mỏi, ngóng vọng suốt cuộc đời thi nhân.

Thơ chữ Hán Nguyễn Du là cuốn nhật kí tâm trạng, vì thế, những tình cảm, cảm xúc nhà thơ thể hiện một cách sâu sắc trong cả ba tập thơ. Đó là cảm xúc yêu thương, căm giận, lo âu, buồn rầu, tiếc nhớ… Hầu hết những từ ngữ thể hiện các cảm xúc ấy đều là động từ. Khi nhắc đến quê hương, không ít cảm xúc đã dâng lên trong lòng nhà thơ. Những động từ mang chức năng biểu cảm như liên, bi, sầu, tích, hoài, ức, tư,…được sử dụng nhiều lần trong những bài thơ có cảm hứng về quê hương.

Dù cách quê hương có mấy ngày đường hay cả nghìn dặm thì tác giả vẫn thấy nhớ: - Dao ức gia hương thiên lí ngoại.

(Xa nhớ quê hương ngoài nghìn dặm.) (Mạn hứng I)

- Bồi hồi chính ức Hồng Sơn dạ.

(Chính lúc bồi hồi nhớ đến đêm nao ở non Hồng.) (Sơ nguyệt)

Chỉ cần nhìn thấy một cái gì đó thân thuộc với quê hương xuất hiện nơi đất khách là thi nhân lại nhớ, dù chỉ là trong mộng:

- Mộng trung tùng trúc ức quy dư.

(Trong mộng, rừng tùng khóm trúc làm ta nhớ chuyện trở về.) (Lạng Sơn đạo trung)

Nguyễn Du nhớ cả cảnh vật và nhớ cả con người: - Biệt hậu quan sơn tư đệ muội.

(Sau khi chia tay trên bước đường quan san nhớ đến em trai, em gái.) (Minh giang chu phát)

Tác giả thương cho mình, thương cho bạn mình, thương quê hương mình: - Khả liên đồng thị vị quy nhân.

(Đáng thương hai ta đều là người chưa về được.) (Giản công bộ Thiêm sự Trần II)

- Khả liên qui lộ tài tam nhật.

(Khá thương đường về nhà chỉ mất có ba ngày.) (Nễ Giang khẩu hương vọng)

- Hồn hề quy lai bi cố hương.

(Hồn ơi về đi thương cố hương.) (Ngẫu thư công quán bích I)

Nỗi buồn tràn ngập trong ba tập thơ chữ Hán. Phải sống xa quê là điều đáng buồn nhất của một người con yêu quê hương tha thiết như Nguyễn Du. Càng đáng buồn hơn khi nỗi sầu ấy không thể giải tỏa và cũng không biết giải tỏa bằng cách nào:

- Vô ná cố hương sầu?

(Nỗi sầu cố hương biết sao đây?) (Tái du Tam Điệp sơn)

- Khách xá hàm sầu dĩ vô hạn.

(Ở nơi khách xá đã mang nỗi buồn vô hạn.) (Thanh minh ngẫu hứng)

- Nhật mộ hương quan cộng nhất sầu.

(Trời chiều ai cũng chung mội mối sầu nhớ quê hương.) (Hán Dương vãn diểu)

Ngày xưa, nhà thơ Thôi Hiệu đời Đường đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn thấy khói sóng trên sông khiến lòng buồn bã nhớ về quê hương:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?

Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!) (Hoàng Hạc lâu)

Nguyễn Du cũng có chung cảm xúc nhớ quê ấy, nhưng nhà thơ không chỉ buồn mà còn thấy bi thương khôn xiết:

Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi.

(Khói trên ngọn cỏ hai bờ sông khiến lòng khôn xiết bi thương.) (Giang Đình hữu cảm)

Ông nuối tiếc vì mình còn đang ở nơi đất khách, chưa thể về với Hồng Sơn:

Khả tích Hồng Sơn thuộc vãn tiều.

(Đáng tiếc cho Hồng Sơn thuộc về ông tiều hái củi chiều hôm.) (Ngẫu hứng I)

Lúc nào thi nhân cũng mong ngóng được trở về:

Hoài quy nguyên bất đãi thu phong.

(Thì lòng muốn về vốn chẳng cần đợi gió thu nổi.) (Ngẫu hứng IV)

Vì không thể trở về nên nhà thơ thấy thẹn với cảnh vật, sông núi quê hương: - Trúc thạch đa tàm phụ nhĩ minh

(Rất thẹn cùng trúc đá vì lỗi phụ lời thề với nó.) (Tống nhân)

- Hồng Sơn tàm phụ nhất sơn vân.

(Giản công bộ Thiêm sự Trần II)

Như vậy, cùng một khía cạnh cảm xúc thương nhớ quê hương nhưng Nguyễn Du lại sử dụng đa dạng những động từ khác nhau. Điều đó góp phần khẳng định tài năng bậc thầy của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Một động từ đáng chú ý khi Nguyễn Du phải sống xa quê đó là từ vọng. Ở nơi đất khách quê người, thi nhân luôn phải nhìn ra xa để trông về quê nhà. Đó là một sự ngóng vọng đến xót xa:

- Bắc vọng gia hương thiên tận đầu.

(Trông về bắc quê nhà ở tận cuối trời.) (Tâm thu ngẫu hứng)

- Vọng ngoại Hồng Sơn tam bách lí.

(Trông ra Hồng Sơn cách ngoài ba trăm dặm.) (Ngẫu đắc)

- Vọng vọng gia hương tự nhật biên.

(Trông ngóng quê nhà xa tựa như ở bên mặt trời.) (Nễ Giang khẩu hương vọng)

- Ỷ bồng thiên lí vọng.

(Dựa mui thuyền trông ra nghìn dặm.) (Sơn Đường dạ bạc)

- Thu phong lạc nhật giai hương vọng.

(Gió thu bóng xế đều là lúc ngóng trông về quê nhà.) (Sở vọng)

Chủ thể trữ tình đứng ngoài gia hương ngóng vọng về quê nhà, lo lắng cho mảnh đất ấy vì đó là nơi có người thân, bạn bè, có một phần máu thịt của nhà thơ.

Không ít lần Nguyễn Du quay đầu nhìn lại để xem quê hương ở chốn nào. Từ hồi (hồi đầu, hồi thủ) cũng xuất hiện với tần số khá lớn. Đi suốt ba tập thơ, có 18 lần nhà thơ quay đầu nhìn về quê nhà:

- Hành nhân hồi khán xứ,

Người khách quay đầu nhìn, (Tái du Tam Điệp sơn) - Cố quốc hồi đầu lệ.

(Độ Long Vĩ giang)

- Hồi thủ Lam giang phố.

(Ngoảnh về đến sông Lam.) (Thu chí)

- Hồi thủ cố hương thu sắc viễn.

(Ngoảnh đầu nhìn quê nhà, màu thu xa.) (Giang đầu tản bộ II)

- Nhị thập thất nhân cộng hồi thủ.

(Cả hai mươi bảy người (trên thuyền) đều quay đầu nhìn lại.) (Thái Bình thành hạ văn xuy địch)

Như vậy, với những động từ chỉ cảm xúc, trạng thái và những động từ chỉ hành động được lựa chọn một cách có chủ đích, Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc với quê hương, đồng thời chứng tỏ quê hương có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với tâm hồn thi nhân. Cảm hứng về quê hương, vì thế, càng được thể hiện rõ nét trong thơ ông.

Bên cạnh sự xuất hiện của các danh từ, động từ, Nguyễn Du còn sử dụng các tính từ chỉ tính chất như du du, dao, mang nhiên, mang mang,… để làm tăng thêm khoảng cách vời vợi giữa đất khách với quê hương, từ đó khắc sâu tâm trạng nỗi nhớ quê của nhà thơ:

- Du du giang thủy trường… …Dao không thất cố hương.

(Sông nước dài dằng dặc…

…Vời trông phía trời xa chẳng thấy quê hương.) (Tương Giang dạ bạc)

- Hồng Lĩnh thân bằng nhật tiệm dao.

(Bà con bè bạn ở núi Hồng ngày một thêm xa vời.) (Lạng Thành đạo trung)

- Hải thiên mang diểu thiên dư lí.

(Trời biển mênh mang đường xa nghìn dặm.) (Ức gia huynh)

Vì xa nhà, xa quê nên nhà thơ nhìn đâu cũng chỉ thấy mịt mù, mờ ảo, không thể tìm ra đường về:

- Du du hương quốc bát thiên lí.

(An Huy đạo trung)

- Mang nhiên bất biện hoàn hương lộ.

(Mịt mù xa thẳm không nhận ra được con đường trở lại quê nhà.) (Nhiếp Khẩu đạo trung)

- Mang mang viễn thủy tam xuân thụ.

(Mờ mịt dòng sông xa lẫn trong cây cối mùa xuân.) (Thanh Quyết giang vãn diếu)

Với việc sử dụng hệ thống từ ngữ một cách có chọn lọc, nhà thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảm tha thiết của mình đối với quê hương. Chính những từ ngữ có sức biểu đạt mạnh mẽ ấy đã làm nên sự ám ảnh không nguôi của quê nhà đối với người con xa xứ Nguyễn Du.

3.2.2. Hình ảnh

Đi suốt ba tập thơ chữ Hán, hình ảnh của sông Lam, núi Hồng được trở đi trở lại nhiều nhất trong những bài thơ có cảm hứng về quê hương vì đó chính là biểu tượng, là nơi nuôi dưỡng linh khí cho mảnh đất Tiên Điền. Có 34/ 78 bài thơ nhắc đến hai địa danh này (chiếm 43,6%). Hình ảnh sông Lam, núi Hồng được Nguyễn Du nhắc đến nhiều nhất trong Thanh Hiên thi tập (21 lần). Đáng chú ý là có bốn bài thơ hai hình ảnh này xuất hiện thành cặp. Nhìn chung, khi xuất hiện thành cặp đôi trong thơ, núi Hồng, sông Lam là biểu trưng cho chỗ dựa, nơi cư trú kín đáo cho tâm hồn nhà thơ:

- Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ, Hồng Sơn sơn hạ Quế Giang thâm.

(Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai, Dưới chân núi Hồng, sông Quế sâu.) (My trung mạn hứng)

- Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ,

Bạch vân ngọa bệnh Quế Giang biên.

(Dắt chó vàng tìm thú vui dưới núi Hồng Lĩnh, Dưới mây trắng nằm dưỡng bệnh bên bờ sông Quế.) (Tạp thi I)

Các trường hợp còn lại, quê hương hoặc gắn với hình ảnh núi Hồng hoặc gắn với hình ảnh sông Lam. Nếu núi Hồng chỉ xuất hiện với hai định danh là Hồng Sơn, Hồng Lĩnh thì sông Lam có nhiều định danh hơn như Quế Giang, Lam Giang, Long Giang, Long Vĩ giang,

nói lên nỗi nhớ mong, sầu muộn của Nguyễn Du trong cảnh ngộ nhà thơ phải sống xa nhà, xa quê:

- Hồng Sơn thiên lí ỷ lan tâm.

(Lòng nhớ Hồng Sơn nơi ngàn dặm trong lúc tựa lan can.) (La Phù giang thủy các độc tọa)

- Bồi hồi chính ức Hồng Sơn dạ.

(Chính lúc bồi hồi nhớ đến đêm nao ở non Hồng.) (Sơ nguyệt)

Hoặc phải sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật trên mảnh đất quê hương:

Một phần của tài liệu cảm hứng về quê hương trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 88 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)